8. Bố cục của khóa luận
3.2 Các giải pháp đổi mới hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ
3.2.4 Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ
Đối với trục liên thông văn bản của Quốc gia, ứng dụng phần mềm quản lý văn bản.
Ngày 12/3/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ấn nút khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, theo đó 94 Bộ, ngành, địa phương sẽ liên thông trên trục, việc gửi, nhận văn bản sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều (các đơn vị sẽ chỉ bằng một nháy chuột để nhận và chuyển xử lý văn bản chứ không mất thời gian Scan lại văn bản giấy). Hướng kết nối bằng chiều dọc, chiều ngang một cách đầy hệ thống có sự liên kết với nhau, phục vụ cho công tác quản lý của
79
Bộ, ngành địa phương hiệu quả. Các văn bản điện tử được gửi và nhận một cách nhanh chóng cùng với độ bảo mật an toàn chặt chẽ trong các cơ quan nhà nước với nhau.
Văn phòng Bộ cần tiếp tục đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng CNTT; xây dựng Chính phủ điện tử phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, ngành nội vụ, nguồn lực và ngân sách; đảm bảo an toàn thông tin.
Ứng dụng hệ thống văn phòng điện tử Eoffice vào công tác quản lý, điều hành của Văn phòng Bộ Nội vụ
- Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên hệ thống Eoffice: Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo các đơn vị trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn diện trên hệ thống Eoffice (trừ các văn bản mật, tối mật, tuyệt mật); Thực hiện theo đúng nguyên tắc quản lý phải theo kịp nhằm hỗ trợ thúc đẩy cho sự phát triển; Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, công chức kiêm nhiệm về công nghệ thông tin; Xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin đặc biệt là trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương; Hoàn thiện các quy chế của Bộ về công nghệ thông tin phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai ứng dụng Eoffice được nhanh chóng và hiệu quả; Tăng cường tính pháp lý của văn bản điện tử trên Hệ thống Eoffice bằng các file đã được quét (scan) hoặc chữ ký điện tử và các quy chế hoạt động Eoffice;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng Hệ thống Eoffice; - Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức sử dụng Eoffice;
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng Eoffice;
- Đầu tư kinh phí để xây dựng và triển khai Hệ thống Văn phòng điện tử Eoffice để theo dõi giải quyết công việc;
80
- Phương pháp triển khai tập huấn, bàn giao phần mềm và hỗ trợ sử dụng hệ thống Eoffice cho toàn thể công chức, viên chức trong Văn phòng và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 đề xuất những yêu cầu đổi mới hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính; các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hoạt động của văn phòng Bộ gồm: Tăng cường công tác chỉ đạo của lãnh đạo trong đổi mới hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự Văn phòng Bộ Nội vụ; Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị và đặc biệt là tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ… Những đề xuất này là cơ sở để Văn phòng Bộ nghiên cứu, nâng cao hoạt động đổi mới đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính.
81
PHẦN KẾT LUẬN
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội. Sự tác động của cuộc Cách mạng 4.0 ảnh hưởng lớn và trên diện rộng tới nhiều cơ quan, tổ chức, người dân. Văn phòng Bộ có vị trí quan trọng thực hiện chức năng tham mưu - tổng hợp và chức năng giúp việc đảm bảo hậu cần cho quản lí, điều hành hoạt động của lãnh đạo Bộ. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lí ngành, đòi hỏi Văn phòng Bộ phải có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động và đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lí đòi hỏi Văn phòng Bộ phải có sự đổi mới về chính các hoạt động để đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa hành chính.
Đề tài “Đổi mới hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ đáp ứng yêu
cầu hiện đại hóa hành chính” đã góp phần giải quyết được các mục tiêu cơ
bản về vai trò và vị trí của Văn phòng Bộ Nội vụ trong hoạt động quản lý của Bộ Nội vụ. Đề tài bổ sung thêm cho hệ thống cơ sở khoa học về đổi mới hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ trên cơ sở phân tích và nêu những ví dụ thực tiễn;Cùng với đó đề tài phản ảnh được thực trạng đổi mới hoạt động của văn phòng Bộ Nội vụ; Từ những nhận xét về ưu điểm và những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả đổi mới hoạt động của văn phòng Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính.
Kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học là:
Một là, đã tổng quan được tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học về hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ để thấy những nội dung chưa được đề cập cần tiếp tục nghiên cứu;
Hai là, đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở khoa học về hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ gồm những nội dung chính: Giải thích rõ các khái niệm có
82
liên quan về Văn phòng, đổi mới hoạt động của văn phòng, hiện đại hóa, hiện đại hóa văn phòng, hiện đại hóa hành chính; Đề tài làm rõ vị trí, chức năng, vai trò nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ; Phân tích về những nhân tố tác động đến đổi mới hoạt động của Văn phòng Bộ; Ý nghĩa của đổi mới hoạt động Văn phòng Bộ. Đặc biệt là tôi đã phân tích về những nội dung và yêu cầu hiện đại hóahành chính đối với hoạt động của Văn phòng Bộ. Trong đó, hoàn thiện nội dung hoạt động của Văn phòng Bộ là nội dung quan trọng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính.
Ba là, đề tài đã phản ánh khái quát được các hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ từ những nhận xét đánh giá về ưu điểm và hạn chế cùng các nguyên nhân của những hạn chế đó.
Bốn là, trên cơ sở vận dụng những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đề tài đã đề xuất phương án tối ưu về hoạt động của Văn phòng Bộ Nội vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng trong thời điểm hiện nay. Từ kết quả này, đề tài có thể là tài liệu tham khảo cần thiết cho Văn phòng Bộ Nội vụ nói riêng và các cơ quan nói chung.
Từ kết quả này, đề tài sẽ tiếp tục mở ra một số định hướng nghiên cứu trong thời gian sắp tới.
Một là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy định hoạt động Bộ phận một cửa của Văn phòng Bộ Nội vụ;
Hai là, nghiên cứu những giải pháp để xây dựng mô hình Văn phòng Bộ Nôi vụ không giấy;
Ba là, nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành để giúp cho Văn phòng Bộ Nội vụ thuận lợi trong công tác tham mưu - tổng hợp.
Trải qua quá tình nghiên cứu, hết sức cố gắng với sự tìm tòi, học hỏi cũng như tích lũy kiến thức. Mặc dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên đề tài
83
nghiên cứu khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các chuyên gia cùng những người quan tâm đến đề tài, để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Nội vụ (2018), Quyết định số 698/QĐ-BNV ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ;
2.Bộ Nội vụ (2019), Quyết định số 448/QĐ-BNV ngày 27/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa và trên hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Nội vụ;
3.Bộ Nội vụ (2020), Quyết định số 1032/QĐ-BNV ngày 1 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế về công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1032/QĐ-BNV ngày 01/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
4.Bộ Nội vụ (2021), Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ;
5.Bộ Nội vụ (2022), Quyết định số 125/QĐ-BNV ngày 27/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ;
6.Bộ Nội vụ (2022), Quyết định số 271/QĐ-BNV ngày 01 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký về việc phê duyệt và công bố báo cáo đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ năm 2021;
7.Bộ Quốc phòng (2016), Thông tư 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội”;
85
8.Chính phủ (2014), Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
9.Chính phủ (2014), Quyết định số 42/2014/QĐ-TTg về ban hành quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
10.Chính phủ (2016), Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
11.Chính phủ (2017), Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
12.Chính phủ (2018), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
13.Chính phủ (2018), Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước;
14.Chính phủ (2020), Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
15.https://moha.gov.vn/danh-muc/co-cau-to-chuc-cua-van-phong-bo- 10174.html
16.Lưu Kiếm Thanh (Chủ biên), Bùi Xuân Lự, Lê Đình Chúc (2002),
86
17.Nghiêm Kỳ Hồng (2003), Mấy vấn đề về công tác văn phòng, văn thư - lưu trữ trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị - Quốc gia;
18.Nghiêm Kỳ Hồng, Lê Văn In, Nguyễn Văn Báu, Đỗ Văn Thắng (2015), Quản trị văn phòng, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;
19.Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Văn Thâm, Đào Xuân Chúc (2005), Quản trị văn phòng - lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
20.Nguyễn Thị Anh Thư (2017), Đổi mới hoạt động quản lý, điều hành công tác văn phòng tại Bộ Khoa học và Công nghệ Khóa luận tốt nghiệp cử nhân – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;
21.PGS.TS Vũ Thị Phụng (chủ biên), TS Cam Anh Tuấn, TS Nguyễn Hồng Duy, TS Nguyễn Thị Kim Bình, TS Phạm Thị Diệu Linh (2021), Lý luận về quản trị văn phòng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
22.PGS.TS. Triệu Văn Cường (2017), Giáo trình văn thư, NXB Lao động, Hà Nội;
23.Tạ Thị Nhật Lệ (2018), Đổi mới công tác văn phòng cấp Bộ tại Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa công tác hành chính nhà nước, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;
24.TS. Nguyễn Mạnh Cường (2020), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ;
25.Văn Tất Thu (2001), Hoàn thiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo và điều hành của lãnh đạo Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ;
26.Văn Tất Thu (2011), Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật;
87
27.Văn Tất Thu (2013), Tổ chức bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật;
28.Văn Tất Thu (2006), Cơ sở khoa học hoàn thiện tổ chức và hoạt động văn phòng các bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ;
29.Vương Đình Quyền (2005), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;
88
PHỤ LỤC Phụ lục 01
95
96
97
Phụ lục 04
98
100
107
Phụ lục 07 MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ TẠI BỘ NỘI VỤ
Máy in và máy scan (Ảnh: Tác giả chụp)
Cơ sở vật chất trong văn phòng (Ảnh: Tác giả chụp)
108
Máy photocopy (Ảnh: Tác giả chụp)
109
Phụ lục 08 WEBSITE BỘ NỘI VỤ
(Ảnh: Tác giả chụp)
Phụ lục 09
Nhân sự của các Phòng ban
Bảng 1 Nhân sự Phòng Tổng hợp – Thư ký
STT Họ và tên Chức danh
1 Tạ Đức Hòa Trưởng phòng
2 Nguyễn Thị Quỳnh Thu Phó Trưởng phòng
3 Vi Tiến Cường Chuyên viên - Thư ký Thứ trưởng Triệu Văn Cường
4 Diêm Đăng Quỳnh Chuyên viên chính - Thư ký Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng 5 Cao Đăng Thượng Chuyên viên - Thư ký Thứ trưởng
Trương Hải Long
6 Nguyễn Công Toán Chuyên viên - Thư ký Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng
7 Trịnh Thị Trang Chuyên viên
110
Bảng 2 Nhân sự Phòng Kế toán – Tài vụ
STT Họ và tên Chức danh
1 Hoàng Trung Thành Trưởng phòng
2 Mai Thị Hương Lan Phó Trưởng phòng
3 Phạm Thị Phương Lan Thủ quỹ
4 Nguyên Thị Nguyệt Nga Chuyên viên
5 Đinh Tiến Dũng Chuyên viên
Bảng 3 Nhân sự Phòng Thi đua – Khen thưởng và Truyền thông
STT Họ và tên Chức danh
1 Đỗ Văn Phong Trưởng phòng
2 Nguyễn Duy Chiến Phó Trưởng phòng
3 Triệu Tú Anh Chuyên viên
4 Bùi Thị Thu Hiền Chuyên viên
5 Nguyễn Thị Liên Chuyên viên
6 Nguyễn Thị Sự Chuyên viên
7 Nguyễn Thị Mai Hương Chuyên viên
STT Họ và tên Chức danh
1 Phạm Quang Tuyến Trưởng phòng
2 Lê Thị Thanh Mai Phó Trưởng phòng
3 Nguyễn Thị Hồng Vĩnh Phó Trưởng phòng
4 Nguyễn Thành Nam Chuyên viên
5 Tạ Thị Loan Chuyên viên
111
Bảng 4 Nhân sự Phòng Hành chính – Quản trị