7. Bố cục của luận văn
2.2. Thực trạng về chất lượng của viên chức hành chínhtại Bệnh viện
2.2.1. Năng lực trình độ và chuyên môn nghiệp vụ của viên chức hành
So với chỉ tiêu giao về biên chế thì cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện đã đảm đảm bảo, các vị trí chức năng được giao đã bao quát hết được các chức năng, đảm bảo được khối lượng công việc mà Ban Giám đốc giao. Tuy nhiên so với khối lượng công việc của một số phòng được giao thì số lượng nhân sự vẫn chưa đảm bảo, đôi khi công việc còn quá tải và một số nhiệm vụ được giao chưa đáp ứng kịp thời và đúng thời gian quy định.Theo thống kê năm 2018 thì:
a) Tổng số nhân viên Bệnh viện: 294: Bao gồm: 03 Tiến sĩ; 06 BSCKII; 14 Thạc sĩ; 22 BSCKI; 48 bác sĩ, 88 điều dưỡng, 15 kỹ thuật viên, 23 y sĩ; 07 nữ hộ sinh, 13 dược sĩ, 01 Dược tá và 58 nhân viên khác.
b) Tổng số nhân viên làm việc thường xuyên: 294 (như trên) c) Tổng số nhân viên làm việc không thường xuyên: 26 d)Tổng số nhân viên có chứng chỉ hành nghề: 175 e) Số nhân viên đang trình Bộ Y tế cấp CCHN: 59
Tuy nhiên theo báo cáo nhanh đến tháng 6 năm 2020 thì toàn bệnh viện hiện nay hoạt động với quy mô 370 giường bệnh viện, gồm 19 khoa, phòng chức năng với đội ngũ nhân viên được bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Bệnh viện Xây dựng hiện đã có tổng số 315 viên chức.
2.2. Thực trạng về chất lượng của viên chức hành chính tại Bệnh viện Xây dựng viện Xây dựng
2.2.1. Năng lực - trình độ và chuyên môn nghiệp vụ của viên chức hành chính Bệnh viện Xây dựng. hành chính Bệnh viện Xây dựng.
Hàng năm, viên chức hành chính Bệnh viện Xây dựng đều được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn do các cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức. Đây là hoạt động không mất nhiều thời gian nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả thiết thực. Bởi vì các lớp tập huấn được tổ chức thông thường liên quan
triển khai nội dung văn bản pháp luật có liên quan đến các chuyên môn cụ thể do viên chức hành chính đảm nhiệm hoặc các nghiệp vụ xử lý công việc vụ thể. Qua các lớp tập huấn viên chức hành chính sẽ nắm bắt kịp thời các quy định mới của pháp luật cũng như có những kỹ năng nghiệp vụ bổ ích làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ việc phát sinh trên thực tế, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của Bệnh viện.
2.2.1.1. Về trình độ học vấn của viên chức hành chính tại Bệnh viện Xây dựng
Nhìn chung, trình độ học vấn của viên chức hành chính tại Bệnh viện được cải thiện đáng kể trong 5 năm qua. Cụ thể, nó được thể hiện trong bảng số liệu khảo sát cũng như tài liệu báo cáo số lượng, chất lượng viên chức hàng năm của Bệnh viện mà chúng tôi tổng hợp được như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ học vấn của viên chức hành chính năm 2020 [4]
(Nguồn: số liệu thống kê của tác giả năm 2020 tại Bệnh viện Xây dựng) Nhân lực
Trình độ
Đào tạo của NL
Số người Tỉ lệ % Trên đại học 11 19.3% Đại học 34 59.6% Cao Đẳng 3 5.3% Trung cấp 5 8.8% Sơ cấp 4 7.0% Tổng 57 100
Từ kết quả bảng khảo sát, chúng ta thấy nhân lực có trình độ đại học có số lượng nhiều nhất là 34 viên chức và chiếm tỷ lệ cao nhất 59.6%. Nhân lực có trình độ trên đại học là 11 viên chức, chiếm tỷ lệ 19.3%, còn lại là nhân lực có trình độ trung cấp và cao đẳng, số lượng cũng không nhiều, chỉ chiếm có
14.1%. Tỷ lệ nhân lực có trình độ trên đại học chưa cao, mới chỉ chiếm 19.3% trong khi đó tỷ lệ nhân lực có trình độ trung cấp là 8.8% và sơ cấp là 7%. Từ ý nêu trên có thể cho thấy vẫn còn một số bộ phận nhân lực trình độ đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức đề ra gây nên tình trạng vừa thiếu vừa thừa nhân lực trong Bệnh viện, khó giao việc đúng người ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tiến độ công việc. Mà nguyên nhân chủ yếu là do Bệnh viện hiện nay cũng chưa có một chính sách phù hợp đối với nhân lực sau khi được đào tạo.
2.2.1.2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn là kiến thức và kỹ năng quan trọng để áp dụng tốt vào các chức năng, nhiệm vụ được phân công. Nếu trình độ học vấn nói lên khả năng tiếp thu lý luận cơ bản thì trình độ chuyên môn là sự kết hợp giữa tiếp thu lý luận và kỹ năng áp dụng lý luận trên thực tế. Bên cạnh đó Bệnh viện cũng cần phài đề cao việc nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức hành chính là vô cùng quan trọng. Bởi vì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Bệnh viện và giúp giải quyết kịp thời, chính xác các công việc cụ thể của các phòng ban đơn vị trong cơ quan và của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Nhìn chung, trong thời gian gần đây chất lượng viên chức tại Bệnh viện
Xây dựng được nâng cao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh việc chất lượng đầu vào của các viên chức mới được cải thiện thì nhiều viên chức bệnh viện nhất là khối viên chức hành chính cũng đã chủ động tham gia các khóa học để nâng cao trình độ và trau dồi chuyên môn cho chính bản thân mình. Hiện nay, Bệnh viện cũng rất tích cực, chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Điều này thể hiện tính tích cực, chủ động trong việc tham gia học tập các khoá đào tạo bồi dưỡng, các chương trình học hỏi kinh nghiệm, đi học các khoá ngắn hạn nâng cao trình độ...
Hàng năm, Bệnh viện Xây dựng đều triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho những năm sau. Từ năm 2015 đến hết năm 2020, Bệnh viện đã phối hợp với một số cơ sở đào tạo uy tín trong nước như trường Học viện Tài chính để đào tạo về kế toán, tài chính, Trường Nghiệp vụ thuế - Tổng cục thuế đào tạo tiền công vụ. Đặc biệt, từ năm 2015 đến hết năm 2020, Bệnh viện đã phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia đào tạo Chương trình bồi dưỡng kiến thức về hành chính, văn bản, văn thư – lưu trữ và cử 05 cán bộ đi đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội [4]. Nhìn chung, nhờ những khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, nên chất lượng công việc của cán bộ hành chính Bệnh viện cũng được cải thiện nhiều. Ví dụ, năm 2018 Văn phòng Bệnh viện phát hành trên 10.000 văn bản các loại. Tuy nhiên về thể thức văn bản thì rất nhiều công văn chưa đúng theo quy định tại thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày bày văn bản hành chính, nhiều văn bản soạn thảo bị trả lại vì chưa đảm bảo về nội dung... Tuy nhiên đến năm 2020, trong các báo cáo kết quả làm việc cho thấy, văn bản ban hành trong bệnh viện đã hạn chế được nhiều lỗi sai cả về nội dung và thể thức, tình trạng văn bản bị trả về hoặc sửa kỹ thuật trình bày ít khi xảy ra.
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, thì hiện nay tại Bệnh viện vẫn có nhiều viên chức còn tư tưởng “ngại” tiếp xúc với cái mới. Thậm chí có những văn bản pháp luật mới được ban hành không được tiếp thu kịp thời để áp dụng trọng quá trình giải quyết công việc. Các lớp tập huấn được tổ chức nhiều song không thu hút được đông đảo viên chức hành chính tham gia hoặc việc tham gia chỉ mang tính bắt buộc, thụ động nên hiệu quả trong các buổi tuyên truyền không cao.
Thực tế khảo sát cũng cho thấy, trên 90% viên chức hành chính Bệnh viện có trình độ và thành thạo tin học văn phòng nên việc sử dụng máy vi
tính, mạng Internet trong giải quyết công việc không gặp mấy khó khăn. Ở các bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và các phòng thuộc phòng Tổ chức Cán bộ và phòng Tài chính - Kế toán... đã và đang thành công trong việc sử dụng phần mềm nghiệp vụ trong giải quyết công việc giúp thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, trả kết quả kịp thời cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt công việc được giao Lãnh đạo Bệnh viện còn chú trọng đến tổ chức cho viên chức hành chính đi học các lớp học khác như: Ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngoại giao, nghiệp vụ tổ chức sự kiện, lễ tân tiếp khách. Trình độ tin học và ngoại ngữ của viên chức cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Theo báo cáo chất lượng viên chức Bệnh viện thì trình độ đều ở mức chứng chỉ, riêng về ngoại ngữ chỉ có 01 viên chức hành chính trên tổng số 57 người đạt trình độ đại học và 03 viên chức có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Điều này cũng là hạn chế phổ biến của cán bộ công chức Việt Nam và đối với viên chức hành chính tại Bệnh viện nói riêng.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giải quyết công việc của một bộ phận viên chức hành chính Bệnh viện còn chậm. Tiêu chuẩn ISO 9001 - 2015 mặc dù đã được áp dụng bước đầu nhưng viên chức nhiều phòng, ban chuyên môn không được hướng dẫn bài bản dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng. Nhìn chung, vẫn còn một bộ phận, viên chức tại Bệnh viện, kỹ năng thực hành còn kém trong khi đó lại không có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong giải quyết công việc của các thế hệ viên chức hành chính đi trước; chậm đúc rút kinh nghiệm trong thực tế nên họ chỉ có kiến thức lý luận đơn thuần, lúng túng trong giải quyết công việc.
2.2.2. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng của viên chức hành chính Bệnh viện Xây dựng
Phẩm chất và lòng dũng cảm chính trị là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất đối với người quản lý bệnh viện. Đó là sự trung thành với Đảng, với Nhà nước; bản lĩnh chính trị vững vàng, không bị sa ngã, thoái hóa, biến chất dù đứng trước bất kỳ một lợi ích nào; nhiệt tình, gương mẫu, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, hết lòng hết sức phục vụ người dân.
Tại Điều 3, của Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Bệnh viện Xây dựng ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2020 thì tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức về chính trị, tư tưởng như sau:
“Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước các các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức, Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng”[5]
Với tinh thần như trên, thì tại Báo cáo kết quả kiểm điểm, đánh giá
phân loại viên chức năm 2020 của Bệnh viện Xây dựng thì tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Giám đốc Bệnh viện, Trưởng, phó các khoa, phòng trong toàn Bệnh viện Xây dựng và Ban Giám đốc Bệnh viện không có tình trạng suy thoái đạo đức, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực quản lý và công tác chuyên môn, xây dựng tập thể trong sạch, vững mạnh.
Để nâng cao nhận thức về lý luận chính trị trong quản lý hành chính nhà nước cho viên chức hành chínhBệnh viện, trong những năm qua, Lãnh đạo bệnh viện đã quan tâm nhiều đến việc bố trí, sắp xếp viên chức hành
chính tham gia các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị và tổ chức các lớp học tập Nghị quyết của Đảng bộ cấp trên. Hiện nay, số lượng viên chức hành chính tại Bệnh viện có trình độ lý luận chính trị là Cao cấp là 2 người, chiếm 3.51%, số cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị là 07 người, chiếm 15.79%, số cán bộ có trình độ sơ cấp là 04 người, chiếm 7.08% [4]. Hàng năm phòng Tổ chức cán bộ và phòng Tài chính Kế toán đều thực hiện phối hợp với Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Học viện Chính trị khu vực I đưa cán bộ tham gia lớp học nâng cao trình độ lý luận chính trị. Đặc biệt năm 2020 cử 30 cán bộ trong toàn Bệnh viện tham gia các lớp lý luận chính trị [4].
Dựa vào thực tế cho thấy, việc tu dưỡng lý luận chính trị không chỉ được đội ngũ cán bộ quản lý quan tâm, bệnh viện quan tâm nhiều hơn đến việc tu dưỡng của cán bộ trẻ, tạo điều kiện để họ hiểu rõ hơn, hiểu rõ hơn về định hướng công việc. Tạo thuận lợi cho công tác phát triển Đảng viên. Ngoài ra, lãnh đạo Bệnh viện cũng chủ trương yêu cầu viên chức nói chung và các viên chức hành chính nói riêng tăng cường học tập, quán triệt kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, tổ chức cho cán bộ học tập, tích cực thực hiện hoạt động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Hiện nay, tại bệnh viện còn mời các chuyên gia về nói chuyện chuyên đề hoặc chia sẻ với viên chức Bệnh viện về “Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”, “Sửa đổi lối làm việc” và chuyên đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, phục vụ bệnh nhân; Học tập những tiêu chuẩn “cần xây” và những điều “cần chống”, đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức trong toàn Bệnh viện; tổ chức cho 100% viên chức ký cam kết không mắc các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm kỷ cương kỷ luật, chấp hành luật giao thông đường bộ...[4]
Hầu hết viên chức tại Bệnh viện, cơ bản đã nắm được cơ bản các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Luôn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ Đảng và Quy định số 115- QĐ/TW ngày 07/12/2007 của Bộ chính trị về việc những điều Đảng viên không được làm và quy định những điều viên chức không được làm… Do đó viên chức hành chính Bệnh viện nói chung và viên chức hành chính nói riêng luôn trưởng thành, vững vàng trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên 90% viên chức có ý thức tốt trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, lề lối tác phong công tác, có ý thức học tập nâng cao trình độ, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ của người viên chức trong đơn vị sự nghiệp y tế.
Nhìn chung, hiện nay phần đông các viên chức hành chính của Bệnh viện đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Tuy nhiên, trong công tác tự học tập, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của viên chức hành chính trong Bệnh viện vẫn còn hạn chế. Một số viên chức, kể cả viên chức lãnh đạo, còn quan liêu, tinh thần trách nhiệm yếu, không nêu gương, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không vượt qua được cám dỗ, có biểu hiện chán nản. Ý chí chiến đấu vượt qua khó khăn, thử thách trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, còn một số cán bộ thiếu trung thực, bị dụ dỗ về tiền bạc, chức quyền…
2.2.3. Về đạo đức, lối sống của viên chức hành chính Bệnh viện Xây dựng
Để xây dựng Bệnh viện đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá của Bộ Y tế đưa ra, thì đối với viên chức hành chínhBệnh viện cũng cần chú trọng đến yếu tố đạo đức, lối sống tác phong nghề nghiệp.