Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Xây dựng

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 34 - 37)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Xây dựng

2.1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành- phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Xây dựng nhiệm vụ của Bệnh viện Xây dựng

Xây dựng là một ngành công nghiệp lớn đã đóng góp xứng đáng công sức và trí tuệ trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, các đơn vị trong toàn ngành đã đạt được nhiều thành tích to lớn và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Để có được những thành quả nêu trên thì không thể thiếu sự đóng góp của viên chức hành chính y tế.

Gắn với sự phát triển của ngành Xây dựng, các thế hệ cán bộ y tế đã đóng góp công sức của mình trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Năm 1990, đánh giá được tầm quan trọng của mạng lưới y tế Ngành, Bộ Xây dựng đã thành lập Trung tâm Y tế Xây dựng tại Quyết định số 272/BXD-TCLĐ ngày 30/4/1990. Sau đó được nâng cấp chuyển thành Bệnh viện Xây dựng theo Quyết định số 1736/QĐ-BXD ngày 12/9/2005 và được công nhận là Bệnh viện Hạng II theo Quyết định số 831/QĐ-BXD ngày 26/5/2004, xếp hạng Bệnh viện Hạng I theo Quyết định số 819/QĐ-BXD ngày 6/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Bệnh viện Xây dựng là tuyến cao nhất trong mạng lưới y tế ngành Xây dựng có chức năng giúp Bộ Xây dựng quản lý, theo dõi công tác y tế, y học lao động trong các đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện các chương trình y tế quốc gia thuộc ngành Xây dựng; khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng và cộng đồng, đồng thời thực hiện nhiệm vụ:

Lập kế hoạch trong 05 năm và hàng năm bên cạnh đó còn tổ chức thực hiện kế hoạch cũng như các nhiệm vụ công tác của Bệnh viện đề ra; tham gia xây dựng

quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực của ngành y tế.

Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động chuyên môn về y tế, y học lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khoẻ và phòng, chữa bệnh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị trực thuộc Bộ.

Khảo sát, đánh giá và lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh môi trường lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp ngành Xây dựng.

Khám sức khoẻ và lập hồ sơ quản lý sức khoẻ; khám và điều trị bệnh nghề nghiệp; điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng theo sự phân công của Bộ trưởng.

Tổ chức giám định, phân loại sức khoẻ và thực hiện các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho việc xây dựng và áp dụng các chế độ chính sách đối với người lao động ngành Xây dựng.

Là đầu mối quan hệ về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ giữa y tế ngành Xây dựng với Bộ Y tế; trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình y tế quốc gia thuộc ngành Xây dựng; là đầu mối tập hợp, thẩm định, trình Bộ việc khen thưởng về công tác y tế đối với các cá nhân, tập thể trong các đơn vị trực thuộc Bộ.

Thực hiện các loại hình dịch vụ y tế; khám sức khoẻ đột xuất hoặc định kỳ; khám tuyển, chứng nhận, phân loại sức khoẻ; khám tuyển sức khoẻ đi nước ngoài; tư vấn, chăm sóc sức khoẻ; khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; khám, chữa bệnh tự nguyện đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng và cộng đồng.

Tổ chức tìm hiểu và nghiên cứu cùng những ứng dụng hiện đại của khoa học, kỹ thuật, hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước trên mọi lĩnh vực hoạt động của Bệnh viện theo chức năng, nhiệm vụ được cấp trên giao phó.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ y tế, an toàn - vệ sinh viên và đào tạo nghề chăm sóc bệnh nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên y tế trong và ngoài ngành Xây dựng; là cơ sở hướng dẫn thực hành đối với học viên, sinh viên, học sinh ngành Y tế.

Trước yêu cầu của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế về việc triển khai chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực công tác của bệnh viện và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.

Việc xây dựng bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển, bệnh viện từng bước có được chỗ đứng vững chắc.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Xây dựng

Hiện nay cơ cấu bộ máy của Bệnh viện được tổ chức như sau:

Ban giám đốc:Giám đốc: là người lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động của Bệnh viện theo chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Xây dựng. Giám đốc Bệnh viện chịu trách nhiệm trước Bộ trươngr Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành Bệnh viện thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao.

Các Phó Giám đốc: Phó Giám đốc Bệnh viện có nhiệm vụ giúp Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo thực hiện một hoặc một số công tác của Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về những nhiệm vụ được Giám đốc Bệnh viện phân công cụ phụ trách theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi mặt hoạt động của bệnh viện theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng bệnh viện như sau:

- Các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Quản lý Hành chính, Phòng Kế hoạch tổng thể

- Các khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Nội Tổng hợp, Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Sản, Khoa Liên chuyên khoa, Khoa Phục hồi chức năng & Đông Y, Khoa Truyền Nhiễm, Khoa Nội Cán bộ.

- Các khoa cận lâm sàng: Khoa Xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm do chức năng, Khoa SKNN, Khoa Dược .

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)