Nguồn: Bài giảng Tuyển dụng nhân lực - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1.3.2.1. Đánh giá thông qua hồ sơ
Sau quá trình tuyển mộ nhân lực tiến hành thu thập và đánh giá hồ sơ. Mục đích của việc nghiên cứu và xử lý hồ sơ ứng viên là đánh giá sơ bộ năng lực ứng viên thông qua hồ sơ để đánh giá mức độ phù hợp nhằm lựa chọn ứng viên cho các bước kế tiếp trong quy trình tuyển dụng.
Đánh giá thông qua hồ sơ Thử việc Thẩm tra và tham vấn thông tin Thi tuyển Phỏng vấn Đàm phán và ký kết hợp đồng
19
Đánh giá hồ sơ là đánh giá, đưa lên “Bàn cân” tất cả các đặc điểm của một bộ hồ sơ bao gồm hình thức bề ngoài, nội dung bên trong và các chi tiết khác như phương thức và thời gian nộp hồ sơ. Thông thường, quy trình của việc đánh giá hồ sơ sẽ được tiến hành như sau:
- Xây dựng biểu mẫu chi tiết về các tiêu chí đánh giá - Nghiên cứu hồ sơ và đánh giá
- Thống kê kết quả của việc xử lý hồ sơ, lập danh sách ứng viên tham gia Khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ ứng viên, trong quan hệ so sánh giữa thực tế và yêu cầu vị trí đăng tuyển, cần lưu ý những tiêu chí như: Bằng cấp, kinh nghiệm, động lực làm việc, thái độ nghiêm túc cầu thị của ứng viên thông qua hồ sơ ứng tuyển.
1.3.2.2. Phỏng vấn
Mục tiêu của công tác phỏng vấn là mục đích đánh giá tính phù hợp cũng như khả năng thực tế của ứng viên thông qua việc hỏi đáp trực tiếp với ứng viên. Tuy vậy, đây không phải là một cuộc thi vấn đáp nhằm đánh giá năng lực ứng viên thông thường, mà phỏng vấn là một cuộc trao đổi hai chiều. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần tìm cách thức phù hợp nhằm đánh giá năng lực ứng viên vừa phải giúp ứng viên hiểu được những nét chính về doanh nghiệp và công việc cần làm.
* Các hình thức phỏng vấn dựa trên chỉ dẫn
- Phỏng vấn theo mẫu: Đây hình thức được sử dụng phổ biến nhất trong tuyển dụng. Với hình thức này các câu hỏi được chuẩn bị sẵn, tiết kiệm thời gian, nội dung câu hỏi trọng tâm, đánh giá mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên hình thức này khô khan, không thu hút được ứng viên, khó kiểm tra được các khả năng đặc biệt của ứng viên.
- Phỏng vấn không theo mẫu: Phỏng vấn mà người phỏng vấn không có câu hỏi được thiết kế sẵn dành cho tất cả các ứng viên, cuộc phòng vẫn diễn ra như một buổi nói chuyện thông thường. Người phỏng vấn dường như chỉ định hướng câu hỏi những câu hỏi mang tính khái quát, ứng viên tự do trả lời, có thể hỏi ngược lại người phỏng vấn. Hình thức này thường tốn thời gian, phụ thuộc
20 nhiều yếu tố, khó công bằng giữa các ứng viên.
- Phỏng vấn hỗn hợp: Kết hợp giữa những câu hỏi chuẩn bị sẵn và không sử dụng bảng hỏi. Nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu hỏi có sẵn và có thể hỏi thêm vấn đề khác. Hình thức này phát huy ưu điểm khắc phục những hạn chế.
* Các hình thức phỏng vấn dựa theo số lƣợng ngƣời phỏng vấn
- Phỏng vấn cá nhân: Khi tiến hành phỏng vấn thì chỉ có một người phỏng vấn với một ứng viên. Hình thức này chủ yếu áp dụng phỏng vấn sơ tuyển khi số lượng ứng viên lớn.
- Phỏng vấn tập thể: Trong một thời điểm, mỗi nhóm người phỏng vấn cùng phỏng vấn một ứng viên. Phương pháp này giúp việc tiếp nhận thông tin sẽ được phong phú và chi tiết, khách quan hơn