Giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 77 - 111)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét

xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Để bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hạn chế oan sai, tiêu cực, xét xử đúng người, đúng tội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử, cần làmtốt những nội dung sau:

Một là, tăng cường đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và đào tạo nguồn Thẩm phán. Theo đó, để có được đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh trước sự can thiệp hoặc tác động từ bên ngoài, trước hết cần điều chỉnh triệt để cách thức tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đối tượng tham gia kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán không cần phụ thuộc vào sự lựa chọn hay tiêu chí của lãnh đạo Tòa án,

không cần thiết đang công tác trong hay ngoài ngành Tòa án, không xét trình độ lý luận chính trị, có thể chưa là Đảng viên, miễn là ứng viên có đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Để được làm Thẩm phán, các ứng viên cần trải qua một kỳ thi quốc gia nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa họ cho chức danh này. Vì vậy, cần nghiên cứu từng bước chuyển từ chế độ xét tuyển Thẩm phán ở từng cấp Tòa án hiện hành sang chế độ thi tuyển cấp quốc gia. Danh sách các ứng viên trúng tuyển sẽ được trình Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán xem xét, quyết định. Sau đó, người được trúng tuyển sẽ được tham gia bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ xét xử, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Chỉ khi Thẩm phán có một trình độ chuyên môn cao với cái tâm trong sáng, tôn trọng sự công

bằng, thì họ mới không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Khi đó, Thẩm phán sẽ có niềm tin nội tâm vững chắc để độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.

Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đặt ra những yêu cầu mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp trong hệ thống TAND. Hội nhập quốc tế chắc chắn sẽ nảy sinh ngày càng nhiều những tranh chấp, tội phạm xuyên quốc gia, những vụ việc có tính chất phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tranh chấp thương mại quốc tế… mà nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính vì vầy, cần cần xây dựng được chiến lược về việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán theo hướng chuyên sâu theo từng lĩnh vực, có như vậy mới đảm bảo tính chuyên môn hoá nghề nghiệp, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc của hệ thống Tòa án nhân dân.80Ngoài ra, “Bộ Quy tắc về chuẩn mực đạo đức và ứng xử của Thẩm phán” năm 2018 cũng được xem là cơ sở để các Thẩm phán tự rèn luyện, để cơ quan quản lý đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và để nhân dân, xã hội giám sát hoạt động của các Thẩm phán.

Hai là, hoàn thiện chế độ tiền lương và chế đãi ngộ củaThẩm phán.

Cần có sự đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ Thẩm phán tại Việt Nam hiện nay. Với đặc thù là cơ quan duy nhất nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, thế nhưng chính sách tiền lương của ngành

Tòa án lại áp dụng như các bộ, ngành khác là chưa hợp lý. Do đó, cần có chính sách lương phù hợp với tình hình, hoàn cảnh chung, nhất là 3 chức danh Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa. Cần thiết coi Thẩm phán là ngạch, bậc riêng, không phải là công chức; có cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật riêng; có bảng lương riêng cao hơn ngạch công chức khác. Việc trả lương cho Thẩm phán và các chức danh khác của Tòa án nên từ ngân sách riêng, không phụ thuộc vào ngân sách địa phương.

Thẩm phán cần được hưởng chế độ miễn trừ cần thiết, bảo đảm cho Thẩm phán không bị chuyển sang công tác khác, bị hạ bậc lương nếu không có quyết định của Hội

80 Phạm Minh Tuyên (2021), Đổi mới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp trong hệ thống Tòa án nhân dân, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai- viet/phap-luat/doi-moi-chat-luong-dao-tao-boi-duong-cac-chuc-danh-tu-phap-trong-he-thong-toa-an-nhan-dan- dap-ung-yeu-cau-trong-tinh-hinh-moi, truy cập ngày 20/12/2021.

đồng tư pháp quốc gia. Cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới có sự tương đồng với Việt Nam về thể chế cũng như những nước có nền tư pháp phát triển về chế độ chính sách tiền lương đối với Tòa án để áp dụng vào Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm tính độc lập và vị thế của Thẩm phán trong xét xử, tăng cường tính kỷ luật và tự chịu trách nhiệm của Thẩm phán, cán bộ Tòa án trong thực thi công vụ.

Ba là, cần hạn chế sự ảnh hưởng của mối quan hệ quản lý hành chính giữa lãnh đạo Tòa án và Thẩm phán đối với sự độc lập của Thẩm phán.

Để bảo đảm sự công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, cần phải tách bạch được thẩm quyền quản lý hành chính và thẩm quyền tư pháp giữa Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới và giữa Chánh án với Thẩm phán; phải có các cơ chế làm cho các Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cần tăng cường tính chịu trách nhiệm giải trình công khai, minh bạch của Thẩm phán và Hội thẩm trong hoạt động xét xử. Sự độc lập của tư pháp cần phải đi cùng với cơ chế trách nhiệm trong hoạt động tư pháp. Trong thực tế, có một số Thẩm phán bị đình chỉ xét xử, bị chuyển sang làm công việc khác nhưng chưa có cơ sở thuyết phục đã trở thành sự phân vân đối với Thẩm phán trong hoạt động xét xử của mình. Hiện nay, Luật Tổ chức TAND 2014 vẫn chỉ quy định một hình thức kỷ luật là cách chức (Điều 82), được thực hiện bởi Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Điều 71). Tuy nhiên, thủ tục áp dụng chưa thực sự mang tính dân chủ và khách quan để bảo đảm Thẩm phán có tiếng nói của

mình trong quy trình này, khi việc cách chức được xem xét theo đề nghị của Chánh án TANDTC (khoản 1 Điều 83). Ngoài ra, các trường hợp có thể bị cách chức còn chưa rõ ràng (khoản 2 Điều 82) và chưa có các quy định về thủ tục khiếu nại của Thẩm phán đối với quyết định cách chức. Bên cạnh đó, không có các hình thức kỷ luật nào khác ngoài cách chức (nhưcảnh cáo và khiển trách). Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, tăng cường biện pháp thưởng phạt nghiêm minh và có chế độ đãi ngộ đặc biệt cho Thẩm phán tận tụy, liêm chính có công lao đóng góp cho nền tư pháp Việt Nam; việc khen thưởng Thẩm phán, tăng lương, tăng ngạch nên thực hiện theo kênh độc lập, không theo phương pháp quản lý đặc trưng của hệ thống hành chính; thực hiện việc xử lý kỷ luật Thẩm phán một cách công khai, dân chủ, bao gồmquyền khiếu

nạicủa người bị xử lý nhằm bảo đảm tính công bằng, chính xác trong hoạt động này, đồng thời loại trừ khả năng các chủ thể kháclợi dụngđể chi phối hoặc gây áp lực đến Thẩm phán.

Đồng thời, cần xử lý nghiêm tình trạng “thỉnh thị án”, “báo cáo án” của Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Tính tiêu cực của cơ chế “thỉnh án”,“báo cáo án”, “trao đổi đường lối giải quyết vụ án với lãnh đạo Tòa án” hay “tham khảo ý kiến của Tòa án cấp trên” đã làm cho cơ cấu tổ chức của hệ thống xét xử trở nên không có ý nghĩa, làm cho chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, quyền bào chữa của công dân không được bảo đảm; phá vỡ các nguyên tắc của hoạt động tư pháp đã được hiến định đặc biệt là nguyên tắc độc lập xét xử, làm cho nguyên tắc này trở nên hình thức và không được tôn trọng.

Năm là, cần nâng cao năng lực chuyên môn, chế độ phụ cấp, đãi ngộ đối với Hội thẩm.

Để nâng cao bản lĩnh xét xử của Hội thẩm, điều quan trọng nhất là nâng cao kiến thức pháp lý của họ bên cạnh sự hiểu biết về các mặt của đời sống xã hội. Không nên dừng ở quy định Hội thẩm chỉ cần là người là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, mà cần có thêm quy định về trình độ hoặc kiến thức pháp lý của Hội thẩm, ví dụ như phải có trình độ chuyên môn tối thiểu Cử nhân Luật hoặc đã từng trải qua công tác pháp luật từ 3 đến 5 năm.

Hội thẩm cần chủ động hơn khi tham gia xét xử theo lịch của Tòa án và tích cực nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa, chủ động xét hỏi tại phiên tòa để làm rõ nội dung vụ án. Đồng thời, Hội thẩm cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, hội thảo, chuyên đề, phiên tòa rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao kỹ năng xét xử. Tòa án nhân dân ở cả hai cấp và Đoàn Hội thẩm nhân dân cần có trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức sinh hoạt chính trị, trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn cho Hội thẩm; cần có kiến nghị kịp thời với thủ trưởng các đơn vị có Hội thẩm để tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Hội thẩm tham gia xét xử.

Ngoài ra, để bảo đảm công bằng và khuyến khích Hội thẩm tích cực tham gia công tác xét xử, cần áp dụng thêm các chế độ phụ cấp tương tự như Thẩm phán đối với

Hội thẩm. Làm được những điều trên, việc tham gia xét xử của Hội thẩm mới thực sự chủ động và không lệ thuộc vào hướng dẫn, chỉ dẫn của Thẩm phán. Điều đó sẽ bảo đảm hơn sự độc lập xét xử của Hội thẩm nói riêng và Tòa án nói chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” không chỉ được thực hiện trong việc đánh giá chứng cứ, mà cả trong thẩm vấn, tranh luận trước phiên tòa và việc ra bản án, quyết định. Hiện tại, còn rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm. Nguyên tắc này chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố cơ bản như cơ sở pháp lý, điều kiện vật chất và tinh thần để bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc xét xử độc lập, yếu tố chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội thẩm… Các yếu tố này có những tác động rất lớn đến việc thực hiện nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm trong Tố tụng hình sự. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc này cũng là một nội dung rất quan trọng để thấy rõ hơn những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự.

Do đó, việc khắc phục những bất cập của pháp luật về nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là vấn đề đặt ra rất cần thiết hiện nay. Cần thiết có thêm các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường bảo đảm độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm để thúc đẩy việc thực hiện tốt nguyên tắc này trong thực tiễn. Trước hết cần tăng cường đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và đào tạo nguồn Thẩm phán; Chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ của Thẩm phán cần thay đổi để hoàn thiện hơn; Cơchế lập và tiêu chí phân bổ ngân sách cho hoạt động xét xử cũng cần được thay đổi; Cần hạn chế sự ảnh hưởng của mối quan hệ quản lý hành chính giữa lãnh đạo Tòa án và Thẩm phán đối với sự độc lập của Thẩm phán; và cần nâng cao năng lực chuyên môn, chế độ phụ cấp, đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về “Nguyên tắc Thẩm phán, Hộithẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, có thể rút ra một số kết luận sau:

Một là, nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được coi là tiền đề nền tảng của hoạt động tư pháp trong nhà nước pháp quyền, là bảo đảmquan trọng cho việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan. Tòa án - với chức năng xét xử - là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, mà hoạt động xét xử của Tòa án là biểu hiện tập trungnhất của quyền lực tư pháp. Kết quả xét xửthể hiện nền công lý, sự đối xử bình đẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp. Xuất phát từbản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án là trung tâm của việc thực hiện và xét xử là hoạt động trọng tâm, đòi hỏiviệc xét xử phải bảo đảm tính độc lập.

Hai là, trong lĩnh vực Hình sự, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định bị cáo có tội hay không có tội. Vì thế, quyết định của Tòa án phải là quyết định khách quan, chính xác và độc lập xét xử phải là một nguyên tắc hoạt động của Tòa án. Khi xét xử vụ án hình sự, Hội đồng xét xử căn cứ vào các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa và căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định tội phạm cũng như hình phạt đối với người phạmtội. Các thành viên Hội đồng xét xử (Thẩm phán và Hội thẩm) không được để cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì chi phối mà xử lý vụ án không đúng pháp luật. Nếu bản thân Hội đồng xét xử hay bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cố tình vi phạm đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì sẽ bị chế tài theo quy định của pháp luật.

Ba là, trong thực tiễn hoạt động xét xử hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp giải quyết vụ án có sai phạm do sự không bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ

tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm. Nguyên nhân là do sự bất cập của quy định pháp luật, năng lực trình độ của Thẩm phán, Hội thẩm còn hạn chế; chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của họ; cơ chế giám sát, kiểm tra xử lý đối với cán bộ có sai phạm

còn dè chừng, chưa quyết liệt; và một số nguyên nhân khác… Để khắc phục tình trạng đó, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, trong thời gian tới đòi hỏi cần nghiên cứu xem xét và đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề hoàn thiện pháp luật, yếu tố nguồn nhân lực, cơ chế giám sát và thực thi... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án.

Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ “Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” thật sự có những ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 77 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)