Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 71 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập

Qua nghiên cứu, xác định nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do:

Thứ nhất, ảnh hưởng bởi quy định về nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm mặc dù đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và nhiều văn bản pháp luật khác,

tuy nhiên, nhìn chung những quy định về vấn đề này mới nằm ở mức độlý thuyết, việc thực hiện trên thực tế còn nhiềuhạn chế.Hiện tượngcan thiệp vào hoạt động xét xử

của Tòa án và của Thẩm phán còn diễn ra ở nhiều cấp độ, dưới nhiều hình thức, khiến

cho các Tòa án và Thẩm phán trong nhiều trường hợp không thể quyết định vụ việc một cách khách quan, vô tư, chỉ tuân theo pháp luật. Bởi lẽ, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn phải theo theo nguyên tắc tập quyền. Nguyên tắc tập quyền này khó có thể là cơ sở cho sự độc lập của Tòa án và các Thẩm phán bởi nó dẫn đến việc xét xử và ra các bản án, quyết định của Tòa án khó tránh khỏi phụ thuộc vào sự chỉ dẫn và can thiệp của các cơ quan nhà nước khác. Theo tác giả Ngô Cường, “nhiều quốc gia trên thế giới đều tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, do đó, tính độc lập của Tòa án được xác định rõ ràng. Việt Nam không tổ chức nhà nước theo nguyên tắc đó, do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ chế “phân công, phối hợp, kiểm soát” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước để bảo đảm tăng cường tính độc lập của Tòa án”.75Trong đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, các tác giả đã có ý kiến như sau: “...Việc Viện kiểm sát có quyền kiểm sát hoạt động tư pháp là không phù hợp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, việc thực hiện thẩm quyền kiểm sát hoạt động tư pháp, chủ yếu là hoạt động xét xử sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của Tòa án” và “chúng tôi cho rằng, nếu Tòa án được trao quyền xét xử tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật, giải thích Hiến pháp và pháp luật; và nếu bãi bỏ quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát như ý kiến đề xuất nêu trên sẽ góp phần rất quan trọng trong việc tăng cường tính độc lập của Tòa án”.76

Thứ hai, năng lực, kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử giữa đa số Hội thẩm và Thẩm phán là chưa thực sự tương đương nhau. Phần lớn khi nghị án, Hội thẩm chỉ quan tâm nhiều đến có tội hay không có tội, xử giam hay xử treo mà ít quan tâm đến việc định lượng mức hình phạt cho hợp lý, giao việc này cho Thẩm phán cân nhắc. Vì đặc thù công việc, bên cạnh những Hội thẩm tích cực trong nghiên cứu, thể hiện vai trò

75 Ngô Cường (2018), “Về tính độc lập và quyền miễn trừ của Thẩm phán”, Trang điện tử Tạp chí Tòa án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ve-tinh-doc-lap-va-quyen-mien-tru-cua-tham- phan#:~:text=Th%E1%BA%A9m%20ph%C3%A1n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20h%C6%B0%E 1%BB%9Fng%20quy%E1%BB%81n,hi%E1%BB%87n%20ch%E1%BB%A9c%20n%C4%83ng%20x%C3%A 9t%20x%E1%BB%AD, truy cập ngày 31/10/2021.

chủ động, tích cực trong phiên tòa, cùng các thành viên khác của HĐXX đưa ra phán quyết thấu tình đạt lý, cũng còn có Hội thẩm do ảnh hưởng nhiệm vụ cơ quan đơn vị nên chưa nỗ lực trong việc nghiên cứu hồ sơ, những tài liệu quan trọng liên quan đến việc phạm tội nên đôi khi thụ động trong công tác xét xử, thiếu tự tin trong việc xem xét áp dụng các tình tiết buộc tội, gỡ tội trong các vụ án. Trong khi Thẩm phán là những cán bộ tư pháp được đào tạo bài bản từ trên ghế nhà trường, thường xuyên được tạo điều kiện học tập nâng cao năng lực chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử thì Hội thẩm lại là những người không chuyên xét xử, không được đào tạo như Thẩm phán chuyên nghiệp. Mặc dù trong nhiều năm qua, HĐND và TAND các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp văn bản pháp qui cho Hội thẩm, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm cho Hội thẩm, nhưng thực tiễn cho thấy một vài Tòa án cấp huyện chưa có kế hoạch thường xuyên, kịp thời cung cấp cho Hội thẩm văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành Tòa án như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, các Thông tư, Công văn hướng dẫn hoặc báo cáo rút kinh nghiệm nghiệp vụ hằng năm và nhiều trường hợp Hội thẩm không chủ động trong việc cập nhật văn bản,. Như vậy, “nếu kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giữa Hội thẩm và Thẩm phán còn có một khoảng cách thì việc thực hiện nguyên tắc “độc lập, ngang quyền” của Hộithẩm sẽ vẫn còn mang tính hình thức”.77

Thứ ba, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của Thẩm phán có mối liên hệ chặt chẽ với tính độc lập của họ. Trong một thời gian dài trước đây, do điều kiện xã hội, điều kiện giáo dục đào tạo của chúng ta chưa đảm bảo nên có nhiều cán bộ, Thẩm phán chưa được đào tạo chính quy, chưa được đào tạo nghiệp vụ xét xử, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Thẩm phán và chất lượng công tác xét xử. Trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán hiện nay chưa đồng đều, bên cạnh những người có trình độ trên đại học, giàu kinh nghiệm xét xử thì cũng còn những Thẩm phán ít kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ còn yếu. Bên cạnh nguyên nhân điều kiện đào tạo chưa chính quy, chưa đảm bảo thì một nguyên nhân chủ quan nữa ảnh hưởng đến trình độ của Thẩm phán là tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức trau dồi kinh nghiệm xét xử, nghiên cứu áp dụng pháp luật, cập nhật văn bản pháp luật của

77 Quản Thị Ngọc Thảo (2015), Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận án tiến sĩ, tr. 120

một số Thẩm phán còn chưa cao, một số Thẩm phán thiếu trách nhiệm khi nghiên cứu hồ sơ, giải quyết vụ án, không chịu tìm tòi nghiên cứu, không cập nhật văn bản pháp luật mới nên giải quyết vụ án không chính xác, bị sửa, hủy án. Bên cạnh nguyên nhân trình độ nghiệp vụ hạn chế, tính độc lập của Thẩm phán không được đảm bảo thì trong một số ít trường hợp Thẩm phán không chịu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nên sa ngã trước cám dỗ về vật chất, dẫn đến việc sách nhiễu, gây phiền hà, đòi hỏi và nhận hối lộ để cố tình ra bản án, quyết định trái pháp luật.

Thứ tư, quy trình tuyển chọn Thẩm phán còn nhiếu bất cập. Một Thẩm phán yếu về chuyên môn và tư cách đạo đức thường không giữ được tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp, do đó, việc tuyển chọn Thẩm phán cần nhấn mạnh các yếu tố này. Thế nhưng, quy trình tuyển chọn Thẩm phán còn nhiều bất cập. Việc tuyển chọn Thẩm phán không được pháp luật quy định phải công bố công khai, rộng rãi nên không tạo được tính cạnh tranh. Trên thực tế, việc tiến cử và tuyển chọn ứng viên làm Thẩm phán được thực hiện bởi lãnh đạo Tòa án nên nó cơ bản là quy trình khép kín trong nội bộ ngành Tòa án, chưa có cơ chế khuyến khích những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc tuyển chọn làm Thẩm phán và chưa thể thu hút những người có trình độ, năng lực hơn nhưng đang làm việc ở ngoài hoặc ngay chính trong ngành Tòa án. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn Thẩm phán hiện tại vẫn có sự tham gia của nhiều chủ thể ngoài ngành. Về nguyên tắc, quá trình tuyển chọn càng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đặc biệt là các chủ thể ngoài ngành, sẽ càng làm tăng áp lực lên các Thẩm phán, khiến họ bị phụ thuộc và khó giữ được tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp.

Thứ năm, chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ và nhiệm kỳ của Thẩm phán chưa hợp lý. Mức lương của Thẩm phán ở nước ta hiện nay là rất khiêm tốn, không bảo đảm được mức sống tối thiểu của bản thân và gia đình họ. Điều này sẽ làm cho Thẩm phán không yên tâm công tác, dễ bị những tác động, cám dỗ hoặc tham nhũng khi tham gia

hoạt động tố tụng. Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án các Tòa và Hội thẩm là 5 năm. Riêng với Thẩm phán, nhiệm kỳ đầu là 5 năm, và nếu được bổ nhiệm lại, nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Đây là một bước tiến bộ so với những quy định trước đó (trước đó nhiệm kỳ của Chánh án, Thẩm phán và Hội thẩm đều là 5 năm). Tuy nhiên, với quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán

như hiện nay thì việc quy định nhiệm kỳ, cho dù dài hơn, vẫn có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán.

Thứ sáu, vẫn còn tồn tại những quy tắc “bất thành văn” trong tổ chức hoạt động

của Toà án làm ảnh hưởng đến nguyên tắc xét xử độc lập. Việc phân công Thẩm phán xét xử các vụ việc ở nước ta về nguyên tắc là vấn đề quản lý nội bộ của các Tòa án, nhưng trên thực tế, nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được tôn trọng. Hoạt động của các Tòa án có một số quy tắc cho dù là “bất thành văn” như báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án… nhưng vẫn được áp dụng. Mặc dù thường được biện hộ như là sự “tham khảo” về chuyên môn, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Những quy tắc này rõ ràng mâu thuẫn với những nguyên tắc và yêu cầu về tính độc lập của Tòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng, vì chúng tạo điều kiện cho các Tòa án cấp trên can thiệp vào công việc xét xử của Tòa án cấp dưới; cũng như cho lãnh đạo các tòa án can thiệp vào quyền quyết định độc lập của các Thẩm phán.

Thứ bảy, pháp luật hiện hành chưa có chưa có những quy định cụ thể về quyền

miễn trừ của Thẩm phán, Hội thẩm và các biện pháp bảo vệ họ trong những trường hợp cần thiết. Đây cũng là sự bất cập của pháp luật nước ta so với các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế. Tại Điều 16 Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của hệ thống Toà án do Liên hợp quốc thông qua năm 1985, quy định về “Bí mật và miễn trách nhiệm nghề nghiệp” dành cho Thẩm phán như sau: “Không làm phương hại đến thủ tục kỷ luật hoặc bất kỳ quyền phúc thẩm nào hoặc đến việc đền bù từ Nhà nước, theo pháp luật quốc gia, Thẩm phán phải được miễn trách nhiệm cá nhân đối với các vụ kiệndân sự về các thiệt hại bằng tiền do hành vi không đúng hoặc sơ suất trong thực thi nghĩa vụ tư pháp của mình”.78Trong khi đó, theo quy định tại Điều 76 Luật Tổ chức TAND năm 2014 về “Trách nhiệm của Thẩm phán” thì “Thẩm phán trong khi

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật” (Khoản 6). Như vậy có thể

78 Vụ Hợp tác quốc tế TANDTC, “Quy định về miễn trừ trách nhiệm đối với Thẩm phán”, Trang điện tử Tòa án

nhân dân tối cao,

http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_detail s=1&item_id=71162988, truy cập ngày 31/10/2021.

thấy, việc quy định Thẩm phán phải có nghĩa vụ hoàn trả khoản bồi thường trong những vụ án oan sai “do lỗi” của mình là quy định không hợp lý, không phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế về quyền miễn trừ của Thẩm phán. Quy định này làm Thẩm phán lo ngại về một trách nhiệm kinhtế và làm nảy sinh mối nghi ngờ của công chúng là Thẩm phán ra bản án nhằm tránh rủi ro về hậu quả kinh tế cá nhân, chứ không phải dựa trên nội dung vụ án.79

Việc phải chịu trách nhiệm với tự do, sinh mạng của con người đòi hỏi người làm công tác xét xử phải có một tinh thần vững vàng, chịu đựng được áp lực cao. Trong khi đó, số lượng án hình sự lớn, mà lực lượng cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu so với yêu cầu; một số vụ thu thập chứng cứ khó khăn do không có nhân chứng, dấu vết tại hiện trường bị xáo trộn, không còn nguyên vẹn; người bị hại, nhân chứng không hợp tác... Trong thực tế khi thi hành nhiệm vụ, các Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ công chức tòa án phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với tội phạm, những mặt trái của xã hội, tiềm ẩn rủi ro cao, nhiều nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm bị các đối tượng đe dọa, trả thù, thậm chí những người thân của họ cũng bị đe dọa, hành hung, vì vậy, cần phải có những quy định về bảo vệ đối với tính mạng, tài sản của Thẩm phán, Hội thẩm và gia đình họ ngoài thời gian tham gia xét xử để họ yên tâm thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình, đặc biệt là xét xử những vụ án lớn, vụ án có bị cáo là đối tượng nguy hiểm.

Thứ tám, sự ảnh hưởng của truyền thông và dư luận xã hội đến quá trình xét xử

của Toà án. Truyền thông ngày nay có tác động không nhỏ đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Là nguồn của thông tin, truyền thông đóng góp tích cực vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền, trong đó có hệ thống Tòa

án. Thông qua truyền thông, công chúng sẽ biết được về các hoạt động của hệ thống Tòa án, hiểu biết về quá trình đi đến các quyết định pháp lý, để từ đó tôn trọng, tâm phục, khẩu phục đối với mỗi phán quyết của Tòa án, tạo ra niềm tin vào công lý. Trong thời đại công nghệ, truyền thông đang phát triển mạnh như hiện nay, với xu thế dân chủ hóa mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động tố tụng, vai trò của các cơ quan truyền thông và ngôn luận ngày càng được nâng cao. Nhiều vụ án

được thông tin tới nhân dân thậm chí trước khi Tòa án xét xử. Các cơ quan thông tấn báo chí, mạng xã hội không chỉ đưa thông tin về vụ án mà còn bày tỏ quan điểm cá nhân, định hướng dư luận. Thẩm phán, Hội thẩm đôi khi phải chịu áp lực của công luận và dư luận khi họ đăng tải nhiều bài viết về một vụ án chưa xét xử. Do đó, khi thụ lý hồ sơ vụ án được phân công, Thẩm phán và Hội thẩm ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các nhận định mang tính chủ quan của các cơ quan ngôn luận. Không ít Thẩm phán, Hội thẩm do trình độ, năng lực còn hạn chế, thiếu bản lĩnh nghề nghiệp, nên đã bị ảnh hưởng bởi sự chi phối của dư luận báo chí, dẫn đến việc ra các phán quyết không khách quan, không phù hợp với những tình tiết, diễn biến của vụ án.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)