Chế tài về việc vi phạm nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Chế tài về việc vi phạm nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và

và chỉ tuân theo pháp luật

Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, BLTTHS năm 2015 nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “...Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì t y tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”. Quy định này cho thấy:

Thứ nhất, trong việc xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác của các quyết định do

Tòa án đưa ra, đề cao trách nhiệm và tính tự chủ của Thẩm phán và Hội thẩm, bảo đảm chất lượng của hoạt động xét xử. Nguyên tắc này đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét xử vụ án hình sự sẽ quyết định mọi vấn đề trong đó có việc ra bản án một cách độc lập, chỉ dựa vào các chứng cứ khách quan, ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của mình mà không lệ thuộc vào bất kỳ sự chỉ đạo, tác động, sức ép của bất kỳ cơ quan, cá nhân khác. Tuân theo pháp luật còn thể hiện trong việc Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền với nhau trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ, trình bày quan

điểm, biểu quyết về các vấn đề với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử trong một vụ án cụ thể.

Thứ hai, pháp luật bảo vệ sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm với Tòa án mà họ đang làm việc, độc lập giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dưới. Chánh án với tư cách là người lãnh đạo tòa án không có quyền can thiệp, chỉ đạo, gây sức ép đối với Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình họ giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự, Thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm trước Chánh án khi tiến hành giải quyết, xét xử vụ án. Hội thẩm cũng chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà không chịu trách nhiệm trước cơ quan dân cử đã bầu ra mình. Tòa án cấp trên không có quyền chỉ đạo Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án. Điều này xuất phát từ nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Thứ ba, pháp luật bảo vệ sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm với các mối quan hệ bên ngoài. Trước hết là với các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Thẩm phán và Hội thẩm không phụ thuộc vào kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát. Các quan điểm và ý kiến của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng như các tình tiết khác trong hồ sơ vụ án chỉ nhằm cung cấp cho Hội đồng xét xử những thông tin cần thiết, là cơ sở giúp Hội đồng xét xử có

thêm cái nhìn đa chiều trong quá trình xét xử và đưa ra các quyết định đúng đắn về vụ án. Ngoài Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, các cơ quan, tổ chức, hay cá nhân khác dù có quyền lực hay không cũng không thể bằng cách này hay cách khác buộc Thẩm phán và Hội thẩm phải ra bản án, quyết định theo ý mình. Theo quy định của Luật Tổ chức TAND 2014, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm, còn Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm. Tuy vậy, Luật cũng quy định trách nhiệm của Hội thẩm là phải “độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” và “chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Vậy nên, các tổchức chính trị -

xã hội, báo chí, truyền thông dù có quyền giám sát hoạt động của cơ quan xét xử nhưng họ cũng không được quyền can thiệp vào công việc xét xử của Tòa án theo luật định.

Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, Hiến pháp và pháp luật Tố tụng hình sự có những quy định và biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đến việc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (Điều 20), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 163), Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (Điều 30) đều đã thống nhất quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, cụ thể là: các tội

xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư

pháp.35Cụ thể, khi các Thẩm phán và Hội thẩm không tuân thủ nguyên tắc xét xử độc lập, cố ý vi phạm pháp luật thì họ có khả năng bị truy tố theo một số tội danh được quy định trong Chương XXIII – Các tội phạm về chức vụ; hoặc chương XXIV – Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc Bộ luật hình sự. Chẳng hạn như, theo quy định của Bộ luật hình sự, “chủ thể của tội phạm ra bản án trái pháp luật chỉ có thể là Thẩm phán, Hội thẩm của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp. Tội ra bản án trái pháp luật có khách thể xâm phạm tính đúng đắn của hoạt động tố tụng; đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan xét xử) và xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.36

35 Nguyễn Tiến Sơn (2017), “Phân tích một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Trang điện tử Cơ quan điều tra VKSNDTC, https://coquandieutravkstc.gov.vn/phan-tich-mot-so-toi- pham-xam-pham-hoat-dong-tu-phap-trong-bo-luat-hinh-su-nam-2015/, truy cập ngày 31/10/2021.

36 Lê Trọng Hùng (2020), “Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật có thể bị phạt tù đến 15 năm”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, https://lsvn.vn/tham-phan-hoi-tham-ra-ban-an-trai-phap-luat-co-the-bi-phat-tu-den-15- nam.html, truy cập ngày 30/10/2021.

Bản án bị coi là trái pháp luật nếu có nội dung không đúng thực tế và quy định của pháp luật, có thể bị kháng nghị. Nội dung trái pháp luật bao gồm cả hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (xét xử tuyên phạm tội) hoặc hành vi không truy cứu trách nhiệm người có tội (xét xử tuyên không phạm tội), làm giảm nhẹ tội cho bị cáo và những nội dung trái pháp luật khác. Ví dụ: Thẩm phán biết rõ bị cáo có tiền án, tiền sự, tình tiết tăng nặng nhưng không ghi trong bản án để cho bị cáo hưởng án treo không có căn cứ pháp luật. Nếu thẩm phán có hành vi đánh tráo, thêm bớt tài liệu, hồ sơ, vật chứng với mục đích để ra bản án trái pháp luật, thì phải chịu trách nhiệm về 02 tội: Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án và Tội ra bản án trái pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy theo tính chất hành vi và mục đích của người phạm tội để xử lý về tội phạm tương ứng.37Theo Luật sư Lê Trọng Hùng, trường hợp Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) lợi dụng lòng tin hoặc sự hạn chế về trình độ của Hội thẩm để “thuyết phục” họ đồng ý ra bản án trái pháp luật theo ý mình thì các Hội thẩm không phải chịu trách nhiệm về tội này mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại Điều 360 BLHS 2015, nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án, Thẩm phán, Hội thẩm, nhằm hợp thức hóa việc ra bản án trái pháp luật, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội, đó là: “Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370) và Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375)”. Hành vi ra bản án trái pháp luật do trình độ nghiệp vụ yếu kém hoặc thiếu trách nhiệm…, thì có thể bị xử lý hành chính (nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 360), nếu đã gây hậu quảnghiêm trọng.38Trong thực tế, đã có trường hợp Thẩm phán bị khởi tố vì tội “Ra bản án trái pháp luật”. Ngày 24/7/2015, cơ quan điều

tra –Viện KSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Đoàn, thẩm phán, Phó Chánh án TAND tỉnh Ninh Bình về tội “ra bản án trái pháp luật” xảy ra tại TAND tỉnh Ninh Bình. Cụ thể, tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 23/9/2013, thẩm phán Nguyễn Thành Đoàn và HĐXX đã xử phạt bị cáo Bùi Hồng Luân 27 tháng cải tạo không giam giữ về tội “tổ chức đánh bạc”, trong khi trước đó, ngày 05/6/2012,

37 Nguyễn Tiến Sơn (2017), tlđd (35).

bị cáo này đã bị xử phạt 12 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội “Buôn bán hàng cấm” và đang trong thời gian chấp hành hình phạt. Tuy nhiên, Thẩm phán Nguyễn Thành Đoàn và HĐXX TAND tỉnh Ninh Bình đã bỏ qua những tình tiết tăng nặng, cố tình áp đặt những tình tiết giảm nhẹ nhưng không có thực, không tổng hợp hình phạt, không buộc Luân chấp hành hình phạt tù của bản án trước là trái pháp luật, trái với nguyên tắc xử lý hình sự được quy định trong BLHS.39

Về hình thức xử lý kỷ luật, khi lãnh đạo Toà án hay người vi phạm pháp luật liên quan đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm là cán bộ, công chức thì họ có thể là đối tượng bị xử lý kỷ luật ở 2 phương diện. Một là bị xử lý kỷ luật hành chính;40

hai là kỷ luật về Đảng.41

Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý nhà nước được thể hiện thông qua công tác cán bộ. “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của cán bộ, công chức.42

Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất, năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan này. Tổ chức Đảng lãnh đạo việc sắp xếp, phân bổ cán bộ, có ý kiến về việc bố trí cán bộ phụ trách những vị trí quan trọng trong cơquan nhà nước. Theo đó, có thể hiểu, cán bộ, công chức đa phần phải là Đảng viên, đặc biệt là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do đó, khi có hành vi vi phạm thì cán bộ, công chức có thể vừa bị xử lý kỷ luật Đảng, vừa bị xử lý kỷ luật

hành chính. Kỷ luật Đảng là hình thức trách nhiệm chính trị nội bộ được áp dụng đối với các Đảng viên trong tổ chức Đảng khi họ có hành vi vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Trong khi đó, kỷ luật hành chính là các biện pháp chế tài của nhà nước

39 Đào Minh Khoa (2015), ““Ra bản án trái pháp luật”, một Phó Chánh án TAND bị khởi tố”,Trang điện tử Công

an nhân dân, https://cand.com.vn/Phap-luat/Khoi-to-Pho-Chanh-an-TaNd-tinh-Ninh-Binh-ve-toi-ra-ban-an-trai-

phap-luat-i359105/, truy cập ngày 30/10/2021.

40 Khi cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính, sẽ áp dụng Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

41 Khi cán bộ, công chức là Đảng viên vi phạm thì việc kỷ luật Đảng sẽ căn cứ theo Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên.

mang tính chất bất lợi, được áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm các quy định của nhà nước về chế độ công vụ.43

Một ví dụ cho việc kỷ luật Đảng đối với hành vi vi phạm pháp luật về nguyên tắc xét xử độc lập, đó là vào đầu tháng 9/2021, thông qua Kỳ họp thứ sáu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm trong việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân Phan Sào Nam tại Trại giam Quảng Ninh. Kết quả, một loạt cán bộ lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Ninh

đã bị kỷ luật về Đảng đối với hành vi vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; vi phạm các Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo

trong việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân Phan Sào Nam khi không đủ điều kiện. Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự Đảng TAND Tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ chỉ đạo xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm liên quan đến việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân Phan Sào Nam, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Kiểm traTrung ương.44

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu lãnh đạo Tòa án không trực tiếp xét xử nhưng ra lệnh cho Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật thì tuỳ trường hợp mà hành vi của họ có thể là đồng phạm với Thẩm phán, Hội thẩm hoặc tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật.45

43 Cao Vũ Minh (2021), Trang điện tử Tạp chí Mặt trận, “Sự tương thích trong các quy định về kỷ luật Đảng và kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức”, http://tapchimattran.vn/thuc-tien/su-tuong-thich-trong-cac-quy- dinh-ve-ky-luat-dang-va-ky-luat-hanh-chinh-doi-voi-can-bo-cong-chuc-38635.html, truy cập ngày 31/10/2021.

44 Báo Điện tử Chính phủ, “Giảm án sai quy định cho Phan Sào Nam, nhiều cán bộ, đảng viên tòa án Quảng Ninh bị UBKTTƯ kỷ luật”, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, https://baochinhphu.vn/giam-an-sai-quy-dinh-cho- phan-sao-nam-nhieu-can-bo-dang-vien-toa-an-quang-ninh-bi-ubkttu-ky-luat-102300108.htm, truy cập ngày

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)