Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển quy định nguyên tắc Thẩm phán,

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.6. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển quy định nguyên tắc Thẩm phán,

phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1988

Hệ thống tư pháp hiện nay ở nước ta chỉ mới được xây dựng từsau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước khi Việt Nam có Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên vào năm 1988, ngay từ ngày đầu thành lập nhà nước mới, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã được nhà làm luật quan tâm và thể hiện xuyên suốt, rải rác trong các đạo luật từ văn bản tối cao như Hiến pháp đến các Sắc lệnh, Sắc luật và Luật Tổ chức

Tòa án nhân dân.

Ngày 9/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Tại Chương VI Hiến pháp năm 1946 quy định về “Cơ quan tư pháp”, xác định Tòa án là cơ quan tư pháp của nước Việt Nam, có một vị trí độc lập

trong tổ chức Bộ máy Nhà nước, là cơ quan duy nhất thực hiện quyền xét xử. Đối với nguyên tắc độc lập xét xử, Điều 69 Hiến pháp năm 1946 quy định: "Trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan kháckhông được can thiệp”.

Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1959 quy định “các” cơ quan tư pháp là “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân”. Tòa án không còn là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư

pháp. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1959 không còn quy định Thẩm phán độc lập như Hiến pháp năm 1946 mà chỉ quy định “Khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 100).

Ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Sắc luật số 01-SL/76 về công tác tư pháp. Nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm được ghi nhận tại Điều 5 của Sắc luật này. Từ khi Việt Nam thống nhất về mặt nhà nước thì hệ thống TAND và VKSND được tổ chức, hoạt động theo Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960.

Năm 1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1980 không còn giữ quy định “Khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” như Hiến pháp năm 1959, thay vào đó, nguyên tắc độc lập xét xử chỉ quy định riêng đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân như sau: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 131) và “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số” (Điều 132). Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 1981 thay thế Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 1960. Các văn bản pháp luật trên đã góp phần khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc giải quyết vụ án hình sự.

Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2015

Ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự, và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/1989. Điều 17 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, và cho đến các lần sửa đổi của Bộ luật Tố tụng hình sựvào năm1990, 1992, 2000, nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên.

Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức TAND năm 1992 vẫn giữ nguyên quy định của Hiến pháp năm 1980 và Luật TAND năm 1981 về nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.20Hiến pháp 1992 khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng đã thừa nhận một thực tế tồn tại các quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Trong đó, ghi nhận Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nhưng không quy định Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, nên chưa có sự thừa nhận chính thức trên thực tế về sự độc lập của quyền tư

pháp. Điều 127 quy định: "Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Năm 2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định: “Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ,… để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định”.21Với tinh thần Nghị quyết của Đảng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, đã cụ thể hóa các quy định liên quan đến nguyên tắc xét xửđộc lập đầy đủ và toàn diện hơn.22Điều này nhằm bảo đảm hơn nữa sự độc lập, vô tư của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và trong quá trình xét xử.

20 Điều 130 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, đặc biệt khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, tại Điều 2 đã ghi nhận: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

22 Điều 16 BLTTHS năm 2003 quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Ngoài nội dung này, Điều 39 và Điều 40 BLTTHS năm 2003 còn quy định Thẩm phán và Hội thẩm được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên Tòa; Tham gia xét xử các vụ án hình sự (đối với Hội thẩm thì Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm); Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Thẩm phán và Hội thẩm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Ngoài ra, BLTTHS năm 2003 còn quy định về trường hợp có thể thay đổi hoặc từ chối người tiến hành tố tụng (trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân) nếu “có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ” (Điều 42).

Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý… hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Đồng thời, Nghị quyết xác định “Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm, coi tranh tụng “là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Để bảo đảm cho sự độc lập của Tòa án nói riêng và người tiến hành tố tụng nói chung, Nghị quyết định hướng rõ: “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình” và “Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”.23

Cải cách tư pháp đòi hỏi Hiến pháp năm 1992 cần phải sửa đổi để phù hợp với thời đại, đáp ứng nhu cầu cho sự đổi mới. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội

khóa XIII đã thông qua Hiến pháp mới (trên tiền đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992). Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Nguyên tắc độc lập xét xử được bổ sung quy định “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (khoản 2). Điều này gợi nhớ đến quy định của Hiến pháp năm 1946: “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều 69). Chế định về Hội thẩm cũng có những điều chỉnh quan trọng, theo đó, đại diện nhân dân tham gia xét xử được gọi chung là Hội thẩm (thay vì quy định tách bạch Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân như trong các bản Hiến pháp năm 1992, 1980); Hội thẩm chỉ tham gia việc xét xử sơ thẩm nhưng có loại trừ “trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” (khoản 1, Điều 103); mặt khác, Hiến pháp không còn quy định “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” như các bản Hiến pháp năm 1992, 1980 và 1959, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đổi mới cơ bản chế định đại diện nhân dân tham gia việc xét xử theo hướng thực chất, hiệu quả hơn.

23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự, và là cơ sở cho việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Việc nghiên cứu để làm rõ khái niệm, nội dung, đặc điểm của nguyên tắc này trong Tố tụng hình sự là vô cùng cần thiết. Bởi sự ghi nhận nguyên tắc này trong Tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, đúng pháp luật.

Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” không tồn tại đơn lẻ mà có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc khác trong Tố tụng hình sự Việt Nam. Nội hàm của nguyên tắc này bao gồm sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình nghiên cứu và xét xử vụ án hình sự; độc lập của tự thân Thẩm phán và Hội thẩm thông qua trình độ, bản lĩnh và niềm tin nội tâm của họ (độc lập từ bên trong); và sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm với các tác động từ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các cá nhân, tổ chức và xã hội, độc lập giữa các cấp Toà án (độc lập từ bên ngoài). Bên cạnh đó, sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm phải trong khuôn khổ của pháp luật và không tách rời đường lối, chính sách của Đảng.

Trải qua hơn 60 năm tồn tại và phát triển của nhà nước ta, mặc dù có những thay đổi về tổ chức, bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống tư pháp, nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” vẫn luôn được ghi nhận và kế thừa qua từng bản Hiến pháp, được xem như một yếu tố cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, được xác định là một nguyên tắc Hiến định và trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)