Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập

Có thể khẳng định rằng, “sự ra đời của Tòa án gắn liền với hoạt động xét xử và xét xử là đặc điểm quan trọng nhất khi nói đến Tòa án”.24Trong lĩnh vực hình sự, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định bị cáo có tội hay không có tội. Vì thế, quyết định của Tòa án phải là quyết định khách quan, chính xác và độc lập xét xử phải là một nguyên tắc hoạt động của Tòa án. Để xác định một vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nào, cần phải căn cứ vào ba dấu hiệu: (i) căn cứ vào tính nghiêm trọng, phức tạp của loại tội phạm; (ii) căn cứ vào đối tượng xét xử (là quân nhân hay thường dân); căn cứ vào nơi tội phạm thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra. Có thể khẳng định, việc đặt ra yêu cầu tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính là một chủ trương đúng đắn và để bảo đảm nguyên tắc độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án. Bởi khi hình thành quyết định giải quyết vụ án, người có thẩm quyền xét xử chỉ dựa vào tình tiết khách quan của vụ án trên cơ sở pháp lý và tư duy của mình để ra quyết định mà không bị chi phối bởi các yếu tố bên

ngoài nào khác.

Điều 26 BLTTHS quy định, nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”. Trong khi sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của một vụ án dựa theo thẩm quyền của từng cấp Tòa án thì phúc thẩm là cấp xét xử cuối cùng và cao nhất trong tiến trình tố tụng của Việt Nam. Chủ thể chịu trách nhiệm chính của hoạt động xét xử ở cả 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Điều 45

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Thẩm phán có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; Tiến hành xét xử vụ án; Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử; Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Điều luật này quy định “tiến hành xét xử” thay cho “tham gia xét

xử” khẳng định vai trò tích cực, chủ động hơn của Thẩm phán và thể hiện rõ thẩm quyền của người tiến hành tố tụng với hoạt động xét xử là do Thẩm phán tiến hành.

Về đặc tính, độc lập của Tòa án được biểu hiện dưới2 khía cạnh. Ở khía cạnh thứ nhất đó là sự độc lập từ chính các yếu tố bên trong, tức là sự độc lập trong mỗi giai đoạn xét xử giữa các thành viên của Hội đồng xét xử, cụ thể là giữa Thẩm phán và các Hội thẩm; giữa bản thân mỗi Thẩm phán và Hội thẩm. Ở khía cạnh thứ hai là sự độc lập với các yếu tố bên ngoài, được thể hiện thông qua việc tòa án ra bản án, quyết định một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên sự thật khách quan của tòa án và quy định của pháp luật mà không chịu bất cứ sự can thiệp nào từ bất kỳ ai, vì bất kì lí do gì, dù cho đó là Tòa cấp trên, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay bất cứ cơ quan, tổ chức nào

khác.

2.1.1. Độc lập từ bên trong

Độc lập từ bên trong là trong mỗi giai đoạn xét xử, các thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá chứng cứ và đưa ra kết luận sự việc phạm tội, người phạm tội, mức hình phạt mà không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Cá nhân mỗi Thẩm phán, Hội thẩm phải độc lập trong suy nghĩ, phán xét, cách giải thích và áp dụng pháp luật. Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Chỉ có thành viên của HĐXX mới được tham gia nghị án. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng. Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án.25Độc lập từ bên trong cần được thực hiện nghiêm chỉnh thông qua tất cả quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thứ nhất, độc lập trong chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có vai trò chi phối trực tiếp đến giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Bởi lẽ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và thành viên

25 Trần Duy Bình, “Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc „Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật‟”, Trang điện tử Tòa án nhân dân tối cao,

http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_detail s=1&item_id=16552278, truy cập ngày 10/2/2021

Hội đồng xét xử phải độc lập ngay từ giai đoạn ban đầu tiếp xúc và nghiên cứu hồ sơ vụ án, tự đưa ra những nhận định của cá nhân mình dựa trên các chứng cứ và tình tiết khách quan. Thẩm phán Tòa cấp dưới không bị tác động bởi Tòa cấp trên, kết luận của Cơ quan điều trahay truy tố của Viện kiểm sát. Tòa cấp trên không được chỉ đạo Tòa cấp dưới về những định hướng giải quyết vụ án và cũng không bị ảnh hưởng bởi các phán quyết của Tòa cấp dưới trong bản án sơ thẩm hay các lập luận trong kháng cáo, kháng nghị. Đối với Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm, không thể chỉ chăm chăm xem xét các phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc các tình tiết mới trong nội dung kháng nghị mà phảixem xét toàn diện hồ sơ vụ án.

Vai trò của Thẩm phán, đặc biệt là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ở giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ ánhình sự là vô cùng quan trọng. Khi được phân công làm chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn như đối với các Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự trên, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa; Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản; Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

Thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử, Thẩm phán sẽ nắm vững được bản chất, diễn biến của vụ án, từ đó sẽ xác định được sự thật khách

quan và có quan điểm về định hướng giải quyết vụ án. Khi tiến hành hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa sẽ đưa ra một trong các quyết định sau: Quyết định đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đây là những hoạt động ban

đầu dẫn đến một loạt quyết định khác sau này như: Áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; Tiến hành điều tra bổ sung trong trường hợp quyết định yêu cầu điều tra bổ sung; Xét xử tại phiên tòa và thi hành án hình sự.

“Hoạt động nghiên cứu hồ sơ là hoạt động cá nhân của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và quyết định của Thẩm phán ban hành sau khi nghiên cứu hồ sơ là quyết định độc

lập thuộc quyền hạn của Thẩm phán”.26Vì vậy, Thẩm phán Chủ toạ phiên tòa cần thể hiện sự độc lập trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, không bị ảnh hưởng bởi kết luận của Cơ quan điều tra hay truy tố của Viện kiểm sát, từ đó đưa ra những quyết định cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Những quyết định này là cơ sở pháp lý để phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trình tự tố tụng, quan hệ tố tụng. Nếu quyết định đưa vụ án ra xét xử thì sẽ làm phát sinh trình tự tố tụng tại phiên tòa, làm phát sinh quanhệ giữa Hội đồng xét xử với những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng khác. Còn nếu quyết định đình chỉ vụ án sẽ chấm dứt quan hệ tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như với người tham gia tố tụng. Giai đoạn chuẩn bị xét xử dù là cấp sơ thẩm hay phúc thẩm cũng là khoảng thời gian để Thẩm phán và Hội thẩm có thể xác định được đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, từng hành vi phạm tội và các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý, sau đó lên kế hoạch xét hỏi, dự kiến xét hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa, chủ động đặt ra các phương án cho các tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa và chuẩn bị các công việc cần thiết khác cho việc mở phiên tòa. Tòa án chỉ có thể xét xử tốt khi có

được một quá trình chuẩn bị tốt, vậy nên, sự nghiêm túc và độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm trong tất cả mọi việc liên quan đến giai đoạn chuẩn bị xét xử sẽ bảo đảm phiên tòa được diễn ra thuận lợi, chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật, căn cứ vào các

chứng cứ hợp pháp để xét xử và tuyên bản án trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa một cách dân chủ, công khai, khách quan.

Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Khác với Điều tra viên và Kiểm sát viên, ngoài việc chịu trách nhiệm trước pháp

26 Vũ Gia Lâm (2021), “Cần bảo đảm sự thống nhất trong quy định về việc ra quyết định của Tòa án giai đoạn xét xử sơ thẩm”,Cổng thông tin điện tử VKSNDTC, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/can-bao-dam-su-thong-nhat-trong- quy-dinh-ve-viec-r-t9495.html, truy cập ngày 30/10/2021.

luật còn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án khi tiến hành giải quyết, xét xử vụ án. Điều này xuất phát từ nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật do Hiến pháp và pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam quy định.

Thứ hai, độc lập trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Trên cơ sở của quá trình

nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị, nếu thấy có đủ chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi được phân công tham gia Hội đồng xét xử và đã dành thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, Hội thẩm cùng tham gia xét xử vụ án hình sự với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Xét xử tại phiên tòa là bước quan trọng nhất của giai đoạn xét xử. Điều 250 BLTTHS quy định việc xét xử được tiến hành bằng lời nói và liên tục. Đây là những nguyên tắc quan trọng của việc tiến hành phiên tòa. Các nguyên tắc này bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, khách quan; bảo đảm cho Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định trên cơ sở điều tra chính thức và tranh luận công khai tại phiên tòa. Khi xét xử vụ án hình sự, Hội đồng xét xử căn cứ vào các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa và căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định tội phạm cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Những chứng cứ chưa được xem xét tại phiên tòa thì không đượcdùng làm căn cứ để ra bản án. Các thành viên Hội đồng xét xử không được để cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì chi phối mà xử lý vụ án không đúng pháp luật. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải tự mình nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp với những chứng cứ đã được thu thập và đánh giá, thẩm tra để đưa ra kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề của vụ án mà không bị động, lệ thuộc vào quyết định, kết luận của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Trong khi Chủ tọa điều hành, Hội thẩm phải chú ý theo dõi để có thể bổ sung những vấn đề mà Chủ tọa phiên tòa chưa nêu hoặc nêu chưa đầy đủ.

Kể từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa (trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa), Hội đồng xét xử phải tiến hành xét xử liên tục bằng cách

xét hỏi những người tham gia tố tụng và nghe họ trả lời bằng lời nói để xác định các tình tiết và sự thật của vụ án, từ đó đưa ra những phán quyết phù hợp. Thủ tục xét hỏi

có vai trò quan trọng bởi quá trình chứng minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án phụ thuộc rất lớn vào phần xét hỏi tại phiên tòa. Thủ tục xét hỏi được quy định từ Điều 306 đến Điều 319 BLTTHS. Để chứng minh vụ án, Hội đồng xét xử tự mình quyết định thứ tự xét hỏi như thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi phải mang tính gợi mở, tạo điều kiện cho bị cáo được khai báo một cách thoải mái nhất, không được hỏi mang tính quy chụp đối với bị cáo. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử phải giữ vai trò khách quan, không được thể hiện định kiến xét hỏi theo hướng buộc tội hoặc theo hướng gỡ tội, tránh để cho những người dự phiên tòa dựa vào đó để bàn tán hoặc dự đoán trước việc Hội đồng xét xử sẽ ra bản án như thế nào đối với bị cáo. Để bảo đảm sự độc lập và khách quan của Hội đồng xét xử, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc công bố các bản cung về lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra nếu không có sự mâu thuẫn với lời khai tại tòa để tránh tạo áp lực cho bị cáo (Điều 308). Trong quá trình điều khiển việc xét hỏi, Thẩm phán và Hội thẩm cần thể hiện việc xét xử độc lập bằng cách thường xuyên theo dõi việc xét hỏi của những người tiến hành tố tụng khác, nếu thấy câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung hoặc những câu hỏi có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật điều tra, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người thì có quyền yêu cầu người hỏi đặt lại câu hỏi hoặc yêu cầu người trả lời không trả lời câu hỏi đó. Trong giai đoạn này, nếu thấy cần, Hội đồng xét xử có quyền tự mình thu thập chứng cứ để xem xét, đánh giá, sử dụng chứng cứ một cách khách quan, kịp thời, tiết kiệm thời gian xét xử, bảo đảm được sự độc lập trong việc xét xử của mình cũng như

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)