5. Kết cấu của luận văn
3.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
chỉ tuân theo pháp luật
Trong quá trình thực hiện luận văn, vào tháng 6/2021, tác giả đề tài luận văn đã thực hiện khảo sát 100 vụ án hình sự ngẫu nhiên thông qua các bản án, biên bản nghị án và tiến hành phỏng vấn 50 vị Thẩm phán, Hội thẩm để lấy ý kiến về việc thực thi nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng hợp thêm một số nguồn tài liệu là Báo cáo Tổng kết của ngành Tòa án qua các năm hay theo nhiệm kỳ; Báo cáo khảo sát về thực trạng quản lý hành chính Tòa án nhân dân địa phương ở Việt Nam (2014); Báo cáo Những thực tiễn tốt về thực hiện thủ tục hành chính tư pháp nhằm tăng cường tính liêm chính của Tòa án (2020)... và một số bài viết từ các cơ quan thông tấn, báo chí để làm dày thêm tính thực tiễn của việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Từ kết quả nhận được thông qua những nội dung được khảo sát, tác giả có những nhận xét sau:
Thứ nhất, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được các Thẩm phán, Hội thẩm hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc thông qua việc Hội đồng xét xửtuân thủ trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa và nội dung, trình tự nghị
án. Tác giả nhậnthấy, trong quá trình nghị án, đa phần các thành viên trong Hội đồng xét xử có sự đồng thuận 100% với nhau về từng vấn đề: Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc trả điều tra bổ sung hay không; Chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập, người tham gia tố tụng khác cung cấp có hợp pháp hay không; Có căn cứ để kết tội bị cáo và áp dụng tội danh gì; Điều luật và hình phạt áp dụng là gì; Trách nhiệm dân sự, án phí... Về trình tự thảo luận, biểu quyết, quyết định các vấn đề của vụ án, nội dung các Biên bản nghị án đều thể hiện người đầu tiên nêu vấn đề là một Hội thẩm thuộc thành viên Hội đồng xét xử,
hay không. Thẩm phán chủ toạ phiên toà là người nêu ý kiến biểu quyết sau cùng. Ngoài ra, trong một số vụ án, vẫn có trường hợp thành viên Hội đồng xét xử bảo lưu quan điểm của mình khi có ý kiến khác với những thành viên còn lại.46Như vậy, mặc dù đa số Biên bản nghị án đều có sự thống nhất về ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử, nhưng về mặt biểu hiện trên thực tế, nội dung của các Biên bản nghị án đều được Hội đồng xét xử thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung và trình tự biểu quyết, đúng với nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được các Tòa án thực hiện khá nghiêm túc thông qua các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của ngành Tòa án và thống kê các bản án bị sửa hoặc bị hủy trong 5 năm gần đây. Khi xem xét từ góc độ thống kê các bản án bị sửa, bị hủy, thì Khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; b) Sửa bản án sơ thẩm; c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;...”. Một vụ việc Toà án cấp phúc thẩm sửa nội dung bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo là vụ án Tòa gia đình và người chưa thành niên TAND TP.HCM miễn trách nhiệm hình sự cho hai bị cáo Nguyễn Hoàng T và Ôn Thành T vào năm 2016.47Theo tóm tắt nội dung của vụ án, hai bị cáo Nguyễn Hoàng T và Ôn Thành T đã chở nhau bằng xe máy đến trước một tiệm tạp hoá ở quận Thủ Đức, kêu chủ tiệm bán đồ ăn cho mình nhưng sau đó lại có hành vi cướp giật đồ ăn rồi bỏ chạy. Giá trị tài sản bị cướp giật là 45.000 đồng. Khi thực hiện hành vi phạm tội, hai bị cáo đều 17 tuổi. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 21/7/2016, TAND quận Thủ Đức đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng T 10 tháng tù và Ôn Thành T 08 tháng 20 ngày tù về tội cướp giật tài sản. Ngày 07/8/2016, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao, VKSND TP.HCM đã ra quyết định kháng nghị theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho cả hai bị cáo. Thống nhất với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, Tòa
gia đình và người chưa thành niên TAND TP.HCM đã quyết định sửa một phần bản án
46 Nội dung khảo sát được ghi nhận tại Phụ lục 2, Câu 8 và Câu 9, tr. 9-10.
47 Lê Huỳnh Tấn Duy (2020), Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản ánhình sự sơ thẩm – Phân
sơ thẩm, miễn trách nhiệm hình sự cho cả hai bị cáo. Theo đó, Nguyễn Hoàng T được trả tự do ngay tại Tòa nhưng phải về trại giam để làm thủ tục theo quy định. Ôn Thành T thì đã được trả tự do ngay tại phiên tòa sơ thẩm. Trong vụ án nói trên, Hội đồng xét xử đã thực hiện rất nghiêm túc nguyên tắc xét xử độc lập thông qua những nội dung cụ thể sau:
- Hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử vụ án thông qua các tài liệu hồ sơ của vụ án từ phía cơ quan điều tra và kháng nghị của Viện kiểm sát; thông qua nội dung bào chữa và kiến nghị từ hai luật sư bào chữa cho hai bị cáo tại phiên toà. Quyết định do hội đồng xét xử phúc thẩm đưa ra không bị phụ thuộc vào bản án sơ thẩm;
- Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét rất kỹ hồ sơ vụ án và chỉ ra sai phạm của Cơ quan điều tra trong việc Cơ quan điều tra đã không thông báo cho người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung. Điều này là không đúng pháp luật và Tòa kiến nghị Cơ quan điều tra rút kinh nghiệm;
- Hội đồng xét xử phúc thẩm đã tuân thủ chính sách ngày càng nhân đạo hơn của pháp luật hình sự nước ta, đặc biệt đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi, cũng như các quy định, tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên để có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho hai bị cáo.48
Bên cạnh đó, Điều 371 BLTTHS năm 2015 quy định ba căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là: “1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không ph hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. Theo thống kê về xét xử các vụ án hình sự trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa án đã thụ lý 386.165 vụ với 650.546 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 384.209 vụ với 641.616 bị cáo. Trong đó, riêng năm 2020, các Tòa án đã thụ lý 89.726 vụ với 162.295 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 87.770 vụ với 153.365 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,8% về số vụ và 94,5% về số bị cáo (so với năm 2019, thụ lý tăng 2.014 vụ với 15.842 bị cáo, giải quyết tăng 10.314 vụ với 26.853 bị cáo); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,18% (do nguyên
nhân chủ quan là 0,59%); bị sửa là 4,91% (do nguyên nhân chủ quan là 0,26%).49
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp cao đã giải quyết được là 36.042 đơn/vụ; trong đó, Tòa án nhân dân tối cao giải quyết được 7.494/8.398 đơn/vụ; các Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết được 28.548/34.661 đơn/vụ. TANDtối cao đã quan tâm chỉ đạo các Tòa án tổ chức xét xử nghiêm túc, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ, đúng pháp luật đối với những vụ án kinh tế, chức vụ lớn; những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng, trong đó có nhiều vụ án được dư luận xã hội rất quan tâm. Như vậy, qua số liệu trên, chúng ta phần nào đánh giá được việc tuân thủ nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm trong xét xử vụ án hình sự cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Hội đồng xét xử không bị lệ thuộc vào bản án, quyết định của các Toà án đã xét xử trước đó mà chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật cũng như các tình tiết của vụ án để xét xử.
Thứ ba, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được các Toà án thực hiện nghiêm túc thông qua việc xét xử độc lập với quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát. Theo Tiến sĩ Lê Huỳnh Tấn Duy, “trường hợp Tòa
án cấp phúc thẩm không chấp nhận toàn bộ kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm ít xảy ra trong thực tiễn. Lý do bởi vì Viện kiểm sát là cơ quan có chuyên môn, nghiệp vụ cao và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự lại là chức năng của cơ quannày. Hơn nữa, Viện kiểm sát đã tham gia ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nên hiểu rõ nội dung của vụ án và hệ thống các chứng cứ đã thu thập được. Khi quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát có thẩm quyền đã xem xét, đánh giá rất cẩn thận mọi vấn đề liên quan đến các quyết định trong bản án sơ thẩm”.50
Tuy nhiên, trong
thực tiễn vẫn diễn ra một số trường hợp toàn bộ quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát đã không được Tòa án chấp nhận. Đơn cử là vụ án bị cáo Huỳnh Văn Ph. bị Tòa án nhân dân thị xã BC, tỉnh BD xử phạt 02 (hai) năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu
49 Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016 - 2020 của các Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện vào tháng 12/2020.
của cơ quan, tổ chức” tại Bản án hình sự sơ thẩm số 245/2019/HS-ST ngày 28/11/2019.
Ngày 09/12/2019, bị cáo Huỳnh Văn Ph kháng cáo xin được hưởng án treo. Ngày 26/12/2019, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BD kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về phần tội danh và hình phạt theo hướng chuyển sang tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 34/2020/HS-PT ngày 12/3/2020, Tòa án nhân
dân tỉnh BD đã quyết định: Không chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh BD và kháng cáo của bị cáo Huỳnh Văn Ph. Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số
245/2019/HS-ST ngày 28/11/2019 của Tòa án nhân dân thị xã BC, tỉnh BD.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 06/QĐ-VC3-V1 ngày 07/12/2020,
Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM đã quyết định: 1) Kháng nghị giám đốc thẩm Bản án hình sự sơ thẩm số 245/2019/HS-ST ngày 28/11/2019 của TAND thị xã BC và Bản án hình sự phúc thẩm số 34/2020/HS-PT ngày 12/3/2020 của TAND tỉnh
BD; 2) Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên, để truy tố, xét sơ thẩm lại.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM. Tuy nhiên, Hội đồng Giám đốc thẩm đã căn cứ vào hồ sơ vụ án, các chứng cứ được cung cấp và đối chiếu với quy định của pháp luật để đưa ra quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM, vì đề nghị này “về tội danh đối với bị cáo là không có căn cứ để chấp nhận” và mức hình phạt do Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đưa ra đối với bị cáo là “có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật”. Do đó, tại Quyết định số 09/2021/HS-GĐT ngày 02/02/20214 của TAND cấp cao tại TP.HCM, Hội đồng giám đốc thẩm đã căn cứ Điều 382, khoản 1 Điều 388, Điều 389 và Điều 395 Bộ luật Tố tụng hình sự; “Không chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 06/QĐ-VC3-V1 của Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM;... Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 34/2020/HS-PT ngày 12/3/2020
28/11/2019 của Tòa án nhân dân thị xã BC, tỉnh BD”.51Trong vụ án nói trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm đã thực hiện rất nghiêm túc nguyên tắc xét xử độc lập thông qua những nội dung cụ thể sau:
- Trong vụ án này, trước tiên Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Ph 02 (hai) năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơquan, tổ chức”. Bản án này sau đó đã bị VKSND tỉnh BD kháng nghị một phần bản án theo hướng sửa tội danh và hình phạt theo hướng nặng hơn cho bị cáo. Tuy nhiên, cấp xét xử phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu thể hiện trong hồ sơ vụ án, quá trình xét hỏi,tranh tụng tại phiên tòa để bác kháng nghị của Viện kiểm sát và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tiếp đó, Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM đã kháng nghị theo hướng đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên, để truy tố, xét sơ thẩm lại. Tuy nhiên, Hội đồng giám đốc thẩm đã căn cứ toàn diện trên cơ sở đầy đủ nội dung, chứng cứ của vụ án đã được thẩm tra mới đi đến kết luận đồng quan điểm với Hội đồng xét xử sơ thẩm và hội đồng xét xử phúc thẩm về định tội danh đối với bị cáo và mức hình phạt đã tuyên trước đó. Như vậy, quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm không hề bị ảnh hưởng và hoàn toàn độc lập với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát;
- Trong việc định tội danh đối với những tội danh “không đơn giản để xác định”, cụ thể trong vụ án này là tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, các cơ quan tiến hành tố tụng thường sẽ có quan điểm định tội không giống nhau.52Tuy vậy, theo yêu cầu của nguyên tắc suy đoán vô tội, “mọi sự nghi ngờ về tội phạm nếu không làm rõ được theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc khi quy định pháp luật có thể hiểu khác nhau, thì phải được xử lý theo hướng có lợi cho bị cáo”.53Việc HĐXX cấp