6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục áp
3.3.3 Giải pháp về thực hiện pháp luật
Để thực hiện tốt công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng tại Tòa án. Các biện pháp xử lý hành chính đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và trật tự xã hội, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bảo đảm việc xem xét, quyết định của Tòa án được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công bằng, minh bạch, bảo đảm khách quan, chính xác; Bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền con người. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, đặc biệt là hoàn thiện quy trình lập hồ sơ tại cơ quan hành chính cần nhanh chóng, đúng trọng tâm, hạn chế dành quá nhiều thời gian cho phần thủ tục.
56Hoàng Văn Lâm, Vấn đềvướng mắc cần trao đổi trong việc áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở
Thứ hai, hoàn thiện chế độ trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ, hoàn thiện thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc.
Hiện nay Chính phủ chỉ đề cập trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo, kiểm tra, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc, chưa có quy định về trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, cơ quan có thẩm quyền trong khi hồ sơ có sai sót gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Do đó để nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ trong khi chưa có văn bản quy định cụ thể cần vận dụng những quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức để xác định hành vi vi phạm, thiếu sót cụ thể trong trường hợp tham mưu, đề xuất không có cơ sở pháp lý; Và trường hợp vận dụng quy định của pháp luật để xử lý trách nhiệm của người tham mưu, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, nếu có sai sót và những biện pháp khắc phục.
Thứ ba: Nâng cao nhận thức và trình độ năng lực của cá nhân có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ. Tòa án thành phố Cần Thơ cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp làm công tác lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ để nâng cao nhận thức và có sự hiểu biết qui định pháp luật một cách thống nhất khi áp dụng, tránh những sai sót như vừa qua.
Thứ tư: Xây dựng quy chế phối hợp giữa Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan tham mưu trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qui trình phối hợp số 2535/QTrPH.LĐTBXH-YT-TP-CA-TA ngày 13/10/2015 lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào khu tiếp nhận đối tượng xã hội thuộc Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội và quản lý sau cai nghiện thành phố cần Thơ đã được ban hành từ năm 2015, đến nay có những phát sinh cần phải điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp qui định và với tình hình thực tiển như đã phân tích trên, nhất là bổ sung thêm qui trình đưa người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định vào Cơ sở cai nghiện ma túy để chấp hành Quyết định cai nghiện bắt buộc của Tòa án.
Thứ năm: Tăng cường công tác kiến nghị, tổng hợp kiến nghị. Cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát hai cấp cần tăng cường tổng hợp những vi phạm, thiếu sót của cơ quan tham mưu trong việc lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dẫn đến Tòa án tuyên không chấp nhận yêu cầu hoặc hủy quyết định của Tòa án cấp huyện. Hàng năm Tòa án cần có báo cáo và những kiến nghị tổng hợp để các cơ quan tham mưu trong việc lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ rút kinh nghiệm chung. Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần tăng cường mối quan hệ công tác phối hợp trong quá trình giải quyết để việc áp dụng thủ tục này được hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Có thể nói, so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây, trình tự, thủ tục áp dụng các Biện pháp xử lý hành chính nói chung và Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng vi phạm. Tuy vậy, việc thực thi pháp luật về áp dụng Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thi hành, đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật về trình tự, thủ tục áp dụng Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nhiệm vụ cần tiếp tục được thực hiện trong thời gian sắp tới. Để thực hiện tốt công tác này thì việc rà soát các quy định pháp luật, nhận diện đúng những vấn đề khó khăn, vướng mắc đặt ra trong quá trình thực thi là công việc cần thiết, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để từ đó kịp thời đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong tình hình hiện nay.
Kết luận
Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án xem xét, quyết định áp dụng là những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân. Người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính này ít nhiều bị hạn chế tự do và một số quyền lợi khác, vì vậy, việc áp dụng biện pháp này cần phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công khai, bảo đảm khách quan, chính xác theo đúng tinh thần “các Cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người” đã được khẳng định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Hơn nữa, việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giao cho Tòa án nhân dân thực hiện nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng đơn phương quyết định của các cơ quan hành chính trước đây là cần thiết. Nói cách khác việc đưa đi cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp được xem là hiệu quả mang tính mạnh mẽ nhất vì hoạt động này được chuyển từ quyết định của cơ quan hành chính sang quyết định của cơ quan tư pháp.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đã rút ra một số kết luận:
Thứ nhất, Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong bốn loại áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tiếp tục được khẳng định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2020. Biện pháp này mang tính cưỡng chế đặc biệt đối với đối tượng nghiện ma túy, buộc họ phải cách ly khỏi cộng đồng để tập trung cai nghiện dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc.
Thứ hai, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, vấn đề áp dụng pháp luật vào thực tiễn gây nhiều khó khăn. Do vậy, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của biện pháp này.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài “Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - từ thực tiễn thành phố Cần Thơ” này, tác giả đã
chỉ ra những kết quả đạt được trong công tác xác định thẩm quyền, xác định đối tượng bị áp dụng và quá trình áp dụng thủ tục đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đồng thời cũng nhận dạng được những thiếu sót, vi phạm của cơ quan tham gia lập hồ sơ, đề nghị và cơ quan xem xét quyết định áp dụng nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá chắc chắn chưa đầy đủ, nguyên nhân và giải pháp có thể chưa toàn diện và sâu sát, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và các công trình nghiên cứu thêm với qui mô và cấp độ cao hơn, góp phần hoàn thiện các qui định pháp luật và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho hoạt động áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đạt hiệu quả
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15 tháng 04 năm 1992 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001);
2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013;
3. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; 4. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020
5. Luật phòng, chống tác hại của ma túy năm 2000;
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống ma túy năm 2008;
7. Dự thảo Luật phòng, chống ma túy năm 2020.
8. Pháp lệnh số 09/2014/UBNTVQH13 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;
9. Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính Phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xư lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
10. Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP;
11. Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
12. Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/02/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy đinh của pháp luật về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;
13. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Phòng, chống ma túy số 1016/BC-BCA ngày 19/12/2019 của Bộ Công An.
B. Tài liệu tham khảo:
14. Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
15. Nguyễn Ngọc Duy (2014), Bình luận (2014) Luật Xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.
16. Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 - Tập 2, Nxb, Hồng Đức.
17. Vũ Thị Lan Hương (2020), “Vướng mắc trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-trong-viec-dua-nguoi-nghien- di-cai-nghien-bat-buoc
18. Trần Danh (2020), “Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đưa người đi cai
nghiện ma túy”, Báo Đồng Nai,
http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/202004/thao-go-vuong-mac-ve-thu-tuc- dua-nguoi-di-cai-nghien-ma-tuy-3001083/
19. Lê Thị Kiều Dung (2020), “Vướng mắc pháp luật đặt ra khi quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, Trang điện tử của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Phòng,
http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/vks/132/3105/4272/16265/Kiem-sat-vien- viet/Vuong-mac-phap-luat-dat-ra-khi-quyet-dinh-ap-dung-bien-phap-xu-ly-hanh- chinh-dua-vao-co-so-cai-nghien-bat-buoc.aspx
20. Ninh Viết Tùng và Bùi Tiến Đạt (2020), “Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: thực trạng và kiến nghị”;
21. Hội đồng Phối hợp công tác, phổ biện giáo dục pháp luật của Chính phủ (2012), Đặc san tuyên truyền pháp luật - Chủ đề Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Số 07/2012;
22. Trần Quốc Huy (2018), “Một số góp ý hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24 (376);
23. Đặng Thanh Tân (2020), “Một số khó khăn trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân điện tử, http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu- Trao-doi/6719/Mot-so-kho-khan-trong-ap-dung-bien-phap-xu-ly-hanh-chinh-dua-vao- co-so-cai-nghien-bat-buoc-va-phuong-huong-hoan-thien;
24. Cao Vũ Minh (2015), “Vai trò của tòa án trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, Tr. 16- 20;
25. Nguyễn Thị Minh Phương (2020), “Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/doi-tuong-ap-dung-bien-phap-xu- ly-hanh-chinh-dua-vao-co-so-cai-nghien-bat-buoc;
26. Lê Anh Sơn (2017), “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16, tr.7-10.
27. Báo cáo công tác năm 2016 - 2020 của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Cần Thơ.
28. Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của Trung tâm chữa bệnh giáo dục – lao động xã hội và quản lý sau cai nghiện Thành phố Cần Thơ.
29. Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ.
30. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2020 của Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ.
31. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2021 của Cơ sở cai nghiện ma túy Thành phố Cần Thơ.
32. Báo cáo chuyên đề thực trạng công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn