Về xác định đối tượng nghiện ma túy nhưng lại có hành vi phạm tội

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 37 - 39)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2 Thực trạng xác định đối tƣợng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở ca

2.2.3 Về xác định đối tượng nghiện ma túy nhưng lại có hành vi phạm tội

Tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo thống kê thể hiện: năm 2016 có 2.059 người nghiện; năm 2017 có 2.046 người nghiện và năm 2018 có 2.968 người nghiện. Trong đó, người không có nghề nghiệp ổn định chiếm 85%; nam giới chiếm đa số, chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 49% và số người nghiện ở độ tuổi chưa thành niên chiếm 1,8%. Đa số hoàn cảnh gia đình là lao động phổ thông, cha mẹ ly hôn, làm ăn xa không quản lý được con cái hoặc gia đình nằm trong diện hộ nghèo. Một số đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp có điều kiện kinh tế khá giả nhưng thiếu sự quản lý của gia đình. Đặc biệt tỷ lệ người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự chiếm 75%. Đáng chú ý, người nghiện ma túy đang có tính chất trẻ hóa, đó là sinh viên, học sinh, do chưa nhận thức hết được tác hại của ma túy, đặc biệt ma túy tổng hợp và các chất hướng thần; Ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống ma túy còn hạn chế,... Theo thống kê, trong 03 năm trở lại đây, số người nghiện ma túy phạm tội là 270 người.25

Tại thành phố Cần Thơ, trong nhiều năm từ khi triển khai thực hiện Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đối tượng nghiện ma túy phạm tội không nhiều, chỉ vài trường hợp cá biệt (như Phạm Phi Lip và Mai Phúc Tài) nhưng chủ yếu thuộc trường hợp thứ ba như đã trình bày tại chương 2, mục 2.1.3. Đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà phát hiện đã thực hiện hành vi phạm tội trước đó thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc đồng thời chuyển hồ sơ và đối

25Báo cáo chuyên đề thực trạng công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ

tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu Tòa án đã tuyên xử phạt tù thì được miễn chấp hành thời gian cai nghiện còn lại để chấp hành hình phạt tù. Nếu hình phạt Tòa án áp dụng không phải là hình phạt tù thì đối tượng phải tiếp tục chấp hành quyết định xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước đó. Nội dung này được qui định tại Điều 117 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. (ví dụ: Phạm Phi Lip, sinh năm 1986, trú tại số 962, Tổ 15, khu vực 2, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ bị phát hiện phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” trong thời gian đang chấp hành Quyết định số 02/QĐ-TA ngày 02/02/2018 của Tòa án nhân dân quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc). Trường hợp của Phạm Phi Líp sau khi xét xử Tòa án đã tuyên phạt 09 (chín) tháng tù theo Bản án số 55/2018/HSST ngày 11/10/2018 và án đã có hiệu lực thì đối tượng được miễn chấp hành thời gian cai nghiện còn lại để chấp hành hình phạt tù.

Nếu đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bị Cơ quan điều tra cấp tỉnh khởi tố thì hầu như 100% sẽ chấm dứt thời gian cai nghiện còn lại mà chuyển sang áp dụng biện pháp ngăn chặn theo tố tụng hình sự là tạm giam. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc đồng thời chuyển hồ sơ và đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi thực tế trường hợp này thông thường tội phạm mà đối tượng thực hiện là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bị Cơ quan điều tra cấp huyện khởi tố thì có thể sẽ tạm đình chỉ thi hành thời gian cai nghiện còn lại mà chuyển sang áp dụng biện pháp ngăn chặn theo tố tụng hình sự là tạm giam. Còn việc Tòa án xử phạt loại hình phạt gì sau đó sẽ quyết định đối tượng có tiếp tục chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc nữa hay không. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đối tượng bị Cơ quan điều tra cấp huyện khởi tố nhưng vẫn tiếp tục chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc cho đến khi Tòa án xét xử tội phạm đã thực hiện trước đó. Trường hợp này là Cơ quan tố tụng nhận thấy không cần thiết phải tạm giam. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề chưa được thống nhất, gây nhiều bất lợi cho đối tượng này. Bởi vì thời gian tạm giam sẽ được khấu trừ vào mức án phạt tù sau này. Còn thời gian cai nghiện bắt buộc thì không được khấu trừ. Mà thực chất người chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc cũng bị hạn chế quyền tự do của công dân không ít so với tạm giam. Ví dụ trường hợp như Mai Phúc Tài, sinh năm 2003 đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thời gian 24 tháng theo Quyết định số 31/QĐ-TA ngày 08/11/2018. Sau khi về lại tiếp tục sử dụng ma túy, bị đưa đi cai nghiện bắt buộc. Trước khi bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc Mai Phúc Tài đã thực hiện hành vi Cướp giật tài sản. Do phải chấp hành hình phạt 3 năm tù về tội “Cướp giật tài sản” theo Bản án số 75/HSST ngày 06/7/2021 của Tòa án nên được được miễn chấp hành thời gian cai nghiện còn lại để chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên thời gian cai nghiện bắt buộc trước đó thì không được khấu trừ. Lẽ ra nếu Mai Phúc Tài được chuyển sang biện pháp ngăn chặn là tạm giam trong gian đoạn điều tra thì lại được khấu trừ thời gian này.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên, sau thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực, việc xác định đối tượng để áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cơ bản vẫn còn những hạn chế nhất định chẳng hạn như các vướng mắc trong việc xác định tình trạng nghiện của đối tượng bị đề nghị; xác định đối tượng áp dụng trong trường hợp họ vừa nghiện ma túy vừa có hành vi phạm tội hay trong trường hợp họ đã tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc đã tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà tái nghiện. Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ sự thiếu hụt của quy định pháp luật cũng như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 37 - 39)