Đối với người nghiện ma túy đồng thời còn có hành vi vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 29 - 31)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1 Quy định pháp luật về những đối tƣợng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào

2.1.3 Đối với người nghiện ma túy đồng thời còn có hành vi vi phạm pháp luật

buộc mà vẫn còn nghiện.

2.1.3 Đối với người nghiện ma túy đồng thời còn có hành vi vi phạm pháp luật luật

Trường hợp thứ nhất, một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (theo qui định tại Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Đây là trường hợp đối tượng đã đủ 18 tuổi trở lên, đã thực hiện hành vi xâm phạm tài sản hoặc xâm phạm sức khỏe người khác nhưng chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp thứ hai, đối tượng nghiện ma túy dưới 18 tuổi đã thực hiện hành vi xâm phạm tài sản hoặc xâm phạm sức khỏe người khác nhưng chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủ tuổi để truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo qui định của Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 họ bị áp dụng

biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Vì biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên. Ví dụ như trường hợp Mai Phúc Tài, sinh năm 2003 đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác 8 lần nhưng do chưa đủ 18 tuổi nên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thời gian 24 tháng theo Quyết định số 31/QĐ-TA ngày 08/11/2018.

Trường hợp thứ ba, đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà phát hiện đã thực hiện hành vi phạm tội trước đó thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc đồng thời chuyển hồ sơ và đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu Tòa án đã tuyên xử phạt tù thì được miễn chấp hành thời gian cai nghiện còn lại để chấp hành hình phạt tù. Nếu hình phạt Tòa án áp dụng không phải là hình phạt tù thì đối tượng phải tiếp tục chấp hành quyết định xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước đó. Nội dung này được qui định tại Điều 117 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trường hợp thứ tư, tại Khoản 2 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trường hợp người nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc cai nghiện cho đối tượng này. Quy định này cho phép nếu một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì có thể bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tùy thuộc vào yếu tố nhân thân của người đó. Sự khác biệt giữa đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ vào tiêu chí “côn đồhung hãn”.

Tham khảo các văn bản pháp luật liên quan cũng không có giải thích về thuật ngữ “côn đồ hung hãn” mà chỉ có khái niệm “côn đồ”. Cụ thể, trong Công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích về khái niệm “côn đồ”. Theo đó, “côn đồ” được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một nguyên cớ nhỏ nhặt.

Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản liên quan về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đều không giải thích rõ thế nào là “côn đồ hung hãn”. Trong khi đó, chế độ áp dụng đối với trại viên đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc lại rất khác so với học viên đang chấp hành

quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Quy định không rõ ràng này khi áp dụng trên thực tế còn lúng túng, áp dụng một cách tùy nghi.18

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 29 - 31)