Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật trong xác định đối tƣợng bị

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 39 - 43)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật trong xác định đối tƣợng bị

đối tƣợng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc

Với những khó khăn trong thực tiễn xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như đề cập ở trên, nhằm khắc phục những khó khăn đó và nâng cao hiệu quả xử lý đối với các đối tượng nghiện ma túy, cần có thêm các quy định về hình thức, trình tự, thủ tục của cơ quan công an trong việc tạm giữ người nghiện ma túy để phục vụ cho quá trình xác định tình trạng nghiện. Cụ thể quy định một số nội dung sau:

2.3.1 Kiến nghị về vấn đề xác định tình trạng nghiện ma túy của đối tượng

Tiêu chí tiên quyết và mang tính chất bắt buộc là phải xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy. Và “người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sĩ, y sĩ được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: các cơ quan y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành”26.

Nhưng điểm c Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 quy định: hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định gồm “…; Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ; …”. Như vậy, hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, có thể không cần có phiếu xét nghiệm kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ của cơ quan y tế, mà chỉ cần

26 khoản 3 Điều 9 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủquy định chếđộ áp dụng biện pháp xửlý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

có biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là đủ. Căn cứ vào quy định này thì trước khi đề nghị đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, có thể cơ quan lập hồ sơ đề nghị không tiến hành trưng cầu cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện của người bị đề nghị, mà khi phát hiện họ có sử dụng ma túy thì chỉ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy để làm căn cứ đề nghị đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tòa án nhân dân khi xem xét quyết định đưa người bị đề nghị vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không có căn cứ pháp lý để chứng minh người đó bị nghiện. Dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 221/2013/NĐ-CP cũng không quy định trong mọi trường hợp phải có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy. Vậy nên cần phải qui định rõ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm dương tính với chất ma túy của người có thẩm quyền. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác xác định tình trạng nghiện ma túy của đối tượng bị đề nghị đồng thời quan tâm mở các lớp tập huấn về điều trị, cắt cơn nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ y tế tại các trạm y tế phường xã.

Với những khó khăn trong thực tiễn xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như đề cập ở trên, nhằm khắc phục những khó khăn đó và nâng cao hiệu quả xử lý đối với các đối tượng nghiện ma túy, cần có thêm các quy định về hình thức, trình tự, thủ tục của cơ quan công an trong việc tạm giữ người nghiện ma túy để phục vụ cho quá trình xác định tình trạng nghiện. Cụ thể quy định một số nội dung sau:

- Hình thức đưa người nghiện đi xác định tình trạng nghiện ma túy;

- Lực lượng lưu giữ người nghiện ma túy trong thời gian để xác định tình trạng nghiện ma túy; xử lý đối với trường hợp người nghiện không hợp tác; - Quy định thêm chức năng, vai trò của cơ quan y tế; quy định quyền và nghĩa

vụ của người bị lưu giữ trong thời gian xác định tình trạng nghiện, …

2.3.2 Kiến nghị về việc bổ sung đối tượng bị áp dụng là người đã từng cai nghiện ma túy nghiện ma túy

Như trên đã phân tích, thực tế những đối tượng đã từng cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, hoặc chấp hành xong Quyết định cai nghiện bắt buộc khi trở về hòa nhập cộng đồng vẫn tái nghiện và thậm chí mức độ nghiện càng nặng hơn. Khi bị lập hồ sơ đề nghị thì Tòa án vẫn tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với họ nhưng cơ sở pháp lý thì chưa có qui định cụ thể. Nên cần bổ sung vào Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là “người đã từng cai nghiện tại gia đình, cai

nghiện tại cộng đồng hoặc cai nghiện bắt buộc nhưng vẫn còn nghiện”. Quy định như vậy là hợp lý và phù hợp với Nghị định số 221/2013/NĐ-CP bởi Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ đề nghị áp dụng biện

pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã”. Muốn có “giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại

gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng” thì trước hết người đó phải tham gia chương trình cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc tại cộng đồng. Như vậy, Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP đã “ngụ ý” áp dụng biện pháp đưa

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với “người đã từng cai nghiện tại gia đình, cai

nghiện tại cộng đồng nhưng vẫn còn nghiện”. Nếu hết thời gian này mà còn nghiện ma túy thì vẫn có thể đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Do đó, Khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính cần sửa đổi như sau: “Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc đã

cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng hoặc đã cai nghiện bắt buộc mà

vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn

định”. 27

2.3.3 Kiến nghị về việc giải thích pháp luật

Điểm b, Khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định:

“Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật”. Do đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn thế nào là“côn đồ hung hãn”nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp huyện. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nào giải thích cụ thể thế nào là “côn đồ hung hãn”. Tòa án cấp huyện rất cần sự giải thích mang tính chính thức từ phía Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về cụm từ “côn đồ hung hãn” để tạo ra cách áp dụng pháp luật thống nhất.

Thuật ngữ “côn đồ” chỉ chủ thể chứ không phải chỉ hành vi. Vì vậy, nhất thiết phải có sự phân biệt rõ giữa “côn đồ” với tính chất là thuộc tính của hành vi vi phạm với “côn đồ” chỉ một người xem thường pháp luật. Do đó, trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì việc lựa chọn đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hay đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải căn cứ vào nhân thân của người nghiện ma túy (bao gồm: quá khứ của họ, tính cách, thái độ xử sự của họ trong cuộc sống hàng ngày). Nếu xác định đối tượng là người xem thường pháp luật, xem thường lẽ sống thì đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, ngược lại, nếu đó không phải là người xem thường pháp luật, xem thường lẽ sống thì đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, cách giải thích như trên chỉ mang ý nghĩa về mặt học thuật, nghiên cứu chứ không phải giải thích chính thức của Tòa án nhân dân tối cao nên không mang tính khuôn mẫu.28

27Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, tạp chí Luật học số 2/2016, trang 49

28Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, tạp chí Luật học số 2/2016, trang 51

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Sau nhiều năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong đó có các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Việc hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay được xem là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan, bắt nguồn từ việc đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo dân chủ và quyền con người, tích cực hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện pháp luật về biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được tiến hành đồng bộ các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp về tổ chức thực hiện. Việc tiến hành một cách có hiệu quả, đồng bộ và khoa học các giải pháp này có ý nghĩa to lớn góp phần giải quyết kịp thời những vi phạm trong đời sống xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và còn góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân và toàn xã hội.

CHƢƠNG 3: THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƢA VÀO CƠ CỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 39 - 43)