Kết quả của thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ cở cai nghiện bắt

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 49 - 53)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

3.2 Thực tiễn của thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ cở cai nghiện bắt

3.2.1 Kết quả của thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ cở cai nghiện bắt

một nửa thời hạn, nêu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xem xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Lưu ý: Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.

Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.45

3.2 Thực tiễn của thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ cở

cai nghiện bắt buộc

Công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ cở cai nghiện bắt buộc tại Cần Thơ trong nhiều năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy, góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ người nghiện ma túy trên địa bàn. Bên cạnh những kết quả đó, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ cở cai nghiện bắt buộc vẫn còn những hạn chế nhất định với những nguyên nhân trong thực hiện pháp luật.

3.2.1 Kết quả của thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ cở cai nghiện bắt buộc cai nghiện bắt buộc

Mặc dù số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố được thống kê là chưa sát với thực tế song với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành do pháp luật quy định đã làm tốt công tác rà soát, quản lý và đề nghị xử lý những trường hợp nghiện ma túy. Nhiều địa phương với sự chỉ đạo của cấp ủy và được sự quan tâm của chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến về nhận thức trong việc xây dựng xã phường lành mạnh, góp phần hạn chế những trường hợp nghiện ma túy mới phát sinh. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà 09 Tòa án cấp huyện tại Thành phố Cần Thơ đã thụ lý mỗi năm đều tăng. Cụ thể, năm 2016 thụ lý 165 hồ sơ, năm 2017 thụ lý 248 hồ sơ, năm 2018 thụ lý 423 hồ sơ, năm

45

2019 thụ lý 457 hồ sơ, năm 2020 thụ lý 597 hồ sơ. Từ năm 2016 đến 2020 đã thụ lý tổng cộng 1.890 hồ sơ.

Quá trình lập hồ sơ, đề nghị Tòa án cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, từ đó chất lượng hầu hết các hồ sơ đảm bảo tính pháp lý, có cơ sở. Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này là hầu hết các hồ sơ có khiếu nại được chuyển đến Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết vẫn được giữ y. Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ46, từ năm 2016 – 2020, Tòa án cấp tỉnh đã thụ lý 88 trường hợp có khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nhưng chính nhờ sự phối hợp lập hồ sơ quản lý chặt chẽ các đối tượng nghiện, xác minh rõ lý lịch, nhân thân người nghiện, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp nên hầu hết các khiếu nại đều không được chấp nhận. Trong 88 trường hợp thụ lý cấp phúc thẩm đã giữ y 76 Quyết định, chiếm tỷ lệ 86,36%. Tòa án nhân dân 02 cấp bên cạnh việc xem xét, ra quyết định đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc theo đúng trình tự, thủ tục mà thông qua công tác này còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình có con em nghiện ma túy tích cực cùng với chính quyền địa phương quản lý sau cai nghiện, hạn chế người tái nghiện trong cộng đồng. Những kết quả nêu trên đã góp phần vào công tác quản lý trong lĩnh vực này, bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình lập hồ sơ, đề nghị Tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng còn những hạn chế, dẫn đến Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không chấp nhận đề nghị (9 trường hợp) hoặc Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bỏ quyết định của Tòa án cấp dưới (6 trường hợp), cụ thể như sau:

- Hồ sơ không lưu giữ đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo qui định: tại Điều 8 Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 quy định rõ: khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó. Để có căn cứ cho rằng, một người nghiện ma túy, thì cần đưa họ đi xét nghiệm tại cơ sở y tế xã, phường...

Trên thực tế vẫn còn một số trường hợp Biên bản xét nghiệm nước tiểu của người có nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy không có chữ ký của người được thử nước tiểu; hồ sơ cũng không lưu giữ chứng cứ xét nghiệm (que thử) đúng qui định, cụ thể que thử không được niêm phong có chữ ký tên của người được xét nghiệm. Nên tại phiên tòa của cấp phúc thẩm người bị đề nghị phủ nhận việc có hành vi sử dụng ma túy trái phép và Tòa án cấp phúc thẩm không có cơ sở chấp nhận đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp này nên đã hủy Quyết định của Tòa án cấp huyện.

- Biên bản vi phạm hành chính có sai sót về mặt thời gian: theo quy định khi phát hiện đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, cơ quan có thẩm quyền lập biên

bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số vụ việc mà đối tượng không có nơi cư trú ổn định tại địa phương, để hạn chế mất thời gian lập biên bản vi phạm mà đối tượng lại không phải sử dụng ma túy, Công an xã đã tiến hành xét nghiệm nƣớc tiểu trƣớc khi lập biên bản vi phạm hành chính. Việc lập biên bản vi phạm sau khi xét nghiệm như vậy là vi phạm nghiêm trọng về trình tự thủ tục theo quy định pháp luật.

- Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không đúng thẩm quyền:

Theo khoản 2 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó. Tuy nhiên, có trường hợp thuộc thẩm quyền của Công an huyện nhưng không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định trên mà lại chuyển cho Ủy ban nhân dân xã lập hồ sơ đề nghị, dẫn đến việc Tòa án nhân dân huyện ra quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do việc lập hồ sơ trái thẩm quyền.

- Người được phân công giúp đỡ đã không thực hiện đúng vai trò theo dõi, giúp đỡ trong quá trình người bị đề nghị bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Hàng tháng người giám sát giáo dục không báo cáo về quá trình quản lý, giáo dục

đối với người được giáo dục theo mẫu báo cáo số 01 - Phụ lục kèm theo Nghị định 56/2016 ngày 29/6/2016 của Chính phủ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường về tình hình chấp hành pháp luật của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà mở phiên họp “Góp ý đối với người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn” theo mẫu biên bản số 02, Nghị định 56/2016 ngày 29/6/2016 được dùng để họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn không tiến bộ, vi phạm cam kết.

- Nhiều địa phương không tiến hành Test hàng tháng đểxem xét đối tượng có còn sử dụng ma túy hay không, đây cũng là căn cứ cấp giấy Chứng nhận chấp hành xong thời gian áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Trong quá trình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn người bị áp dụng không được trực tiếp tiếp xúc với cán bộ được phân công giúp đỡ nhưng trong hồ sơ lại thể hiện cán bộ giúp đỡ ký báo cáo kết quả giám sát, giáo dục và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét cấp giấy chứng nhận chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong khi không nắm rõ các thông tin về hoàn cảnh gia đình của họ.

- Biên bản họp không có người bị đề nghị tham gia: Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định người bị đề nghị áp dụng biện pháp

giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên trong một số vụ việc người bị đề nghị không được mời tham gia, người bị đề nghị là người chưa thành niên nhưng không có cha mẹ hoặc người đại diện tham gia dẫn đến trình tự thủ tục khi lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc sau đó không đúng quy định. Hồ sơ được Trưởng Phòng tư pháp và Trưởng Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện kiểm tra tính pháp lý nhưng vẫn không phát hiện, khi chuyển sang Tòa án mới phát hiện và trả về cho Cơ quan lập hồ sơ khắc phục, vừa mất thời gian mà về mặt nội dung là cũng không đúng qui định, đây chỉ là khắc phục lại những thiếu sót của cơ quan lập hồ sơ.

- Không giao Thông báo về việc lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn

cho người bị đề nghị. Vi phạm thời gian đểngười bị đề nghịđọc và chuyển giao hồ sơ (05 ngày) theo quy định điểm đ, Điều 11 và Điều 12 Nghị định 221/2013 của Chính phủ.

Điều 16 Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 Nghị định này, Trưởng Công an xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng hoặc cha mẹ của họ, hoặc người giám hộ nếu là người chưa thành niên.

Rất nhiều hồ sơ vi phạm qui định này, thậm chí có nhiều trường hợp không thể hiện việc giao nhận Thông báo bằng văn bản về việc mở phiên họp xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường cho người bị đề nghị áp dụng nên họ không thực hiện được quyền đọc hồ sơ và có ý kiến phản hồi, đây là vi phạm nghiêm trọng thời hạn đọc hồ sơ và khiếu nại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường. Nên Tòa án phải yêu cầu cơ quan đề nghị khắc phục vấn đề trên mất nhiều thời gian. Nhưng vẫn có nhiều địa phương khắc phục không kịp thời hạn hoặc không khắc phục được, Tòa án phải trả lại hồ sơ không thụ lý.

- Không xác minh đầy đủ về nhân thân của người bị đề nghị. Không ghi đầy

đủ sốđịnh danh cá nhân, không ghi tình trạng hôn nhân gia đình để xác định chính

xác đối tượng bị đề nghị có thuộc trường hợp quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi

phạm hành chính hay không?

Một số Phòng Lao động - Thương binh và xã hội quận, huyện chưa thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục theo quy định tại Điều 59 và Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc xác minh không đầy đủ đã dẫn tới nhiều trường hợp khi hồ sơ chuyển đến Tòa án, người bị đề nghị hoặc gia đình của họ mới bổ sung chứng cứ thể hiện người bị đề nghị có thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc bị tâm thần, … Trường hợp này Tòa án phải ra Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ chờ giám định. Trong khi những hạn chế này nếu trong giai đoạn lập hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ thu thập đầy đủ về nhân thân của người bị đề nghị, tình trạng hôn nhân gia đình của họ và Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý sớm phát hiện thì đã hạn chế rất nhiều hồ sơ bị đình chỉ, trả về hoặc không áp dụng.

Mặt khác, tại Điều 3 khoản 1 Nghị định 221 quy định về đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: “Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện”. Cho nên với những người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, điều kiện bắt buộc để áp dụng biện pháp đi cai nghiện bắt buộc là đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy, thậm chí nghiện ma túy hàng chục năm nhưng lại chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, bởi việc thực hiện giáo dục tại xã phường rất khó khăn. Trường hợp này là do sự tắc trách của chính quyền địa phương, không quan tâm đến biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, không lập biên bản vi phạm khi phát hiện.

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)