Về xác định nơi cư trú của đối tượng nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 34 - 37)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2 Thực trạng xác định đối tƣợng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở ca

2.2.2 Về xác định nơi cư trú của đối tượng nghiện ma túy

Như phân tích tại Mục 2.1 (Chương 2), trường hợp người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì cần thêm một điều kiện nữa là đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn để thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong khi nếu người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì không cần điều kiện đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn là đã có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Do đó, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là việc người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định hay không.

Người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định khi có đủ hai điều kiện: (i) Có đăng ký thường trú hoặc tạm trú;

(ii) Đang thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định khi:

(i) Không đăng ký thường trú hoặc tạm trú/ không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú;

(ii) Thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.

Như vậy, đối với người nghiện ma túy “có nơi cư trú và đã cư trú lâu dài tại

nơi đó nhưng không đăng ký thường trú hoặc tạm trú” thì sẽ giải quyết như thế nào? Có đưa những đối tượng này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay không?

Một ví dụ điển hình như sau: ông Trương Văn G (sinh năm 1971), đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà số 20/10, đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Vì khó khăn đã bán căn nhà này từ tháng 6/2018 và cả hộ chuyển đi nơi khác sinh sống. Gia đình thuê trọ và làm thuê sống nhiều nơi nhưng kể từ tháng 12/2019 thì ông Trương Văn G đã thuê nhà sinh sống và cư trú ổn định tại địa chỉ 192/23, Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tuy nhiên từ đó đến nay ông vẫn chưa làm thủ tục đăng ký lưu trú theo qui

định (không thể đăng ký thường trú do nhà không thuộc sở hữu, cũng không đăng ký tạm trú). Từ tháng 10/2020 ông Trương Văn G sử dụng ma túy và ngày 24/12/2020 bị Công an phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ phát hiện và lập biên bản vi phạm. Kết luận về việc xác định tình trạng nghiện ngày 28/12/2020 của Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ đã xác định Trương Văn G có nghiện ma túy và nghiện loại ma túy đá. Công an phường Hưng Phú đã xác minh nơi cư trú theo địa chỉ mà ông G trình bày, do ông không đăng ký thường trú hoặc tạm trú nên Công an phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ kết luận ông Trương Văn G không có nơi cư trú ổn định. Hồ sơ thể hiện bà Đặng Thị Phấn là mẹ ruột của ông G có làm đơn khiếu nại ngày 19/01/2021 kèm theo đơn là xác nhận của chủ nhà trọ nơi mà ông G đã thuê, của cảnh sát khu vực nơi ở trọ là ông đã cư trú và sinh sống tại địa chỉ 192/23, Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ từ cuối năm 2019 đến khi bị lập hồ sơ đưa đi cai nghiện. Nghiệp đoàn phường Tân An nơi ông làm công nhân bốc vác cũng xác nhận nội dung ông làm công nhân bốc vác và cư trú tại địa chỉ trên hơn một năm. Nhưng ông Trương Văn G vẫn bị xác định là không có “nơi cư trú ổn định” và Tòa án nhân dân quận Cái Răng đã ra Quyết định số 07/QĐ-TA ngày 26/01/2021 áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ông Trương Văn G. Ông G sau đó có khiếu nại, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã tiến hành mở phiên họp xem xét lại nhưng vụ việc vẫn được giữ y theo Quyết định số 07/QĐ-TA ngày 26/01/2021 của Tòa án nhân dân quận Cái Răng.

Nếu căn cứ vào Luật cư trú để xác định “nơi cư trú ổn định” thì ông G có thể không bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà phải được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn trước, nếu vẫn còn nghiện thì mới bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bởi lẽ căn nhà 192/23, Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ là nơi ông G và gia đình đang thực tế sinh sống và cư trú ổn định hơn 12 tháng. Việc chỉ căn cứ vào yếu tố quản lý là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú của công dân theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 để xác định nơi cư trú mà bỏ qua tiêu chí “là nơi người đó đang sinh sống” theo Luật cư trú là chưa phù hợp thực tế. Nhiều đối tượng “chưa đến mức” bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp này mặc dù gia đình đã bảo lãnh hay họ có thể cai nghiện hiệu quả hơn tại gia đình hay tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, như thế nào được xem là “thường xuyên sinh sống” thì chưa có quy định cụ thể. Sự thiếu sót này dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, tùy tiện bởi việc xác định người nghiện ma túy có “thường xuyên sinh sống” tại nơi thường trú hoặc tạm trú hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể thực hiện xác nhận chứ không dựa trên một tiêu chí cụ thể. Trường hợp này, thời gian tối thiểu mà công dân đã sinh sống ở một nơi để được xem là “thường

xuyên sinh sống” là bao lâu: ba tháng, sáu tháng, một năm hay phải lâu hơn nữa. Tất

cả dường như chỉ phụ thuộc vào kiến thức, trình độ và đạo đức của mỗi Thẩm phán, để xác định cho từng trường hợp cụ thể mà không thể có một quy định chung.22

22Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), Những bất cấp trong các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở

Hay cũng có quan điểm cho rằng đối tượng không thường xuyên sinh sống ở phạm vi một xã, phường, thị trấn là không có nơi cư trú ổn định; cũng có quan điểm cho rằng đối tượng không thường xuyên sinh sống trên phạm vi một huyện là có nơi cư trú không ổn định; quan điểm khác cho rằng đối tượng không thường xuyên sinh sống tại phạm vi một tỉnh là không có nơi cư trú ổn định.23

Thực tiễn khi xác định nơi cư trú của đối tượng nghiện ma túy, cơ quan công an cấp xã, phường gặp nhiều vướng mắc trong một số vấn đề. Đa số đối tượng nghiện ma túy không cư trú ổn định tại một địa điểm trong một thời gian nhất định, mà họ thường di chuyển liên tục từ địa phương này đến địa phương khác, dẫn đến việc xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng nghiện ma túy thường chậm có kết quả, làm mất nhiều thời gian trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xét duyệt đưa đối tượng đủ điều kiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Vấn đề quản lý tài sản cá nhân của những đối tượng này trong thời gian được đưa đi cai nghiện thì cũng chưa có quy định ai là người quản lý tài sản của cá nhân đó.

Còn đối với những người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, điều kiện bắt buộc để áp dụng biện pháp đi cai nghiện bắt buộc là đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy. Quy định về đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là “Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện”24. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy nhưng lại chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn bởi việc thực hiện giáo dục họ tại xã, phường, thị trấn rất khó khăn. Thực tế các địa phương hầu như không chú trọng hình thức này vì nó mất nhiều thủ tục và nhiều thời gian nhưng không mang lại hiệu quả.

Chưa có văn bản điều chỉnh về việc các đối tượng có nơi cư trú ổn định nhưng cố tình bỏ trốn trong thời gian lập hồ sơ đề nghị hoặc bỏ trốn trước khi Tòa án mở phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Nên chủ thể lập hồ sơ mà cụ thể là Công an phường, xã rất lúng túng không biết nên xử lý như thế nào. Vì khi nhận được thông báo lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc thì nhiều đối tượng thường sẽ bỏ trốn khỏi địa phương; đến khi có quyết định của Tòa án thì Công an địa phương phải tìm kiếm đưa về cơ sở cai nghiện, nhiều trường hợp không tìm kiếm được đối tượng.

Tuy nhiên, theo Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (có hiệu lực ngày

01/01/2022), sẽ không còn sự phân biệt giữa người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn

định và người nghiện ma túy có nơi cư trú không ổn định. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2022, cơ bản những vướng mắc liên quan đến điều kiện nơi cư trú của người bị nghiện đã được giải quyết. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, đối

23Đình Thảo, Một sốvướng mắc, khó khăn trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong áp dụng biện pháp xửlý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, http://vkskh.gov.vn/,truy cập ngày 12/08/2021 24Điều 3 khoản 1 Nghịđịnh 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013

tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống ma túy 2021 (có hiệu lực ngày

01/01/2022) quy định:

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm

hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự

nguyện;

2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định vềđiều trị nghiện;

4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Một phần của tài liệu Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Đưa Vào Cơ Sở Cai Nghiện Bắt Buộc Từ Thực Tiễn Thành Phố Cần Thơ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)