Hành vi vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 27 - 28)

7. Bốc ục của luận văn

1.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực

1.3.1 Hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi là những phản ứng, cách ứng xửđược biểu hiện ra bên ngoài của con

người trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Mỗi hành vi đều được hình

thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể ý thức được và chủ động thực hiện nó nên những hoạt động của con người trong trạng thái vô thức không thể gọi là hành vi. Hành vi phải được biểu đạt ra bên ngoài bằng những

phương thức khác nhau (hành động hoặc không hành động), nghĩa là nó phải thể

hiện trong thế giới khách quan thông qua những thao tác hành động hoặc không

hành động của chủ thể và các chủ thể khác có thể nhận biết được điều đó15.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005: “Vi phạm hợp

đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện

không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật

này”. Như vậy, vi phạm hợp đồng là những vi phạm do không thực hiện, thực hiện

không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ, hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, chẳng hạn hành vi từ chối thực hiện nghĩa vụ như từ chối giao hàng, từ chối thanh toán tiền hoặc có thể là hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ như hai bên đã thỏa thuận giao

hàng vào ngày 13/09/2020 nhưng bên bán đến ngày 22/09/2020 mới thực hiện việc giao hàng. Những hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng này của bên vi phạm nếu gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường.

15 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, tr.492, tr.493

Hành vi vi phạm hợp đồng ở đây phải là hành vi trực tiếp dẫn đến thiệt hại, là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Khi ký kết hợp đồng thương mại, các bên luôn có những điều khoản thỏa thuận để đảm bảo lợi ích của mình, quyền của bên này là

nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Thông thường trong hợp đồng thương mại các bên có quyền thương lượng, đàm phán đi đến thỏa thuận nhất định và hợp đồng này mang tính chất song vụ nên nếu hết thời hạn hai bên đã thỏa thuận mà bên có nghĩa

vụ không thực hiện, thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì có

nghĩa là đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Hành vi vi phạm này nếu gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Đặc biệt, thiệt hại là khoản lợi trực tiếp mà

đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng thì hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên vi phạm là hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại này hay nói cách khác sự mất mát khoản lợi mà

đáng lẽ bên bị vi phạm sẽđược hưởng phải là kết quả của hành vi vi phạm thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đồng thời, thiệt hại của bên bị vi phạm là khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được

hưởng thì hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp và hành vi vi phạm này phải do lỗi chủ quan của bên vi phạm, không thuộc

các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 294 LTM 2005 thì yêu cầu bồi thường của bên bị vi phạm mới được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 27 - 28)