7. Bốc ục của luận văn
2.1 Quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp
2.1.3 Quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Trong hợp đồng thương mại, quan hệ giữa các bên là song vụ, quyền của bên
này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bên có quyền đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng gây thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng thì bên vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên có quyền là bên bị vi phạm, nhưng song song đó bên bị vi phạm khi biết được thiệt hại xảy ra với mình thì phải thực hiện
nghĩa vụ hạn chế tổn thất xảy ra. Điều này đã được luật thương mại quy định tại
Điều 305 như sau: “ Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp
hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được
hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt
giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Mặc dù
luật thương mại quy định điều này là nghĩa vụ, nhưng khi xem xét bản chất thì rõ ràng không phù hợp với cụm từ “nghĩa vụ”. Bởi khi bên vi phạm gây thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường cho thiệt hại đó và bên vi phạm đương
phạm trong trường hợp này không tương ứng với bất kỳ quyền nào của bên vi phạm. Hạn chế thiệt hại ở đây nên được xem là một biện pháp mà bên có quyền phải thực hiện để giảm thiểu tổn thất xảy ra.
Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 77 CISG cũng có quy định như sau: “Bên
bị vi phạm hợp đồng phải tiến hành các biện pháp hợp lý tùy theo hoàn cảnh để hạn chế thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm, kể cả thiệt hại về lợi ích kỳ vọng. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm có thể yêu cầu giảm mức bồi thường một khoản bằng với phần thiệt hại lẽra đã hạn chếđược”.
Như vậy, quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong LTM 2005 khá tương đồng với quy định tại Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi xem xét một số quy định của pháp luật quốc tế cũng có quy định về vấn
đề hạn chế thiệt hại. Cụ thể, theo Điều 7.4.7 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp
đồng thương mại quốc tế 2004 quy định: “1. Bên có nghĩa vụ không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà bên có quyền lẽ ra có thể hạn chế được bằng những biện pháp hợp lý. 2.Bên có quyền có thể đòi đền bù những chi phí hợp lý đã bỏ ra nhằm
hạn chế thiệt hại”. Bộ Nguyên tắc Châu Âu về luật hợp đồng cũng có quy định
tương tự tại Điều 9.505 như sau: “1. Bên vi phạm nghĩa vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu nhưng lẽ ra đã có thể hạn chế được nếu bên bị vi phạm áp dụng những biện pháp hợp lý. 2. Bên bị vi phạm có
quyền được đền bù những chi phí hợp lý đã bỏ ra nhằm hạn chế thiệt hại”.
So sánh quy định của LTM 2005 với quy định của pháp luật quốc tế có thể
thấy quy định của LTM 2005 chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc hạn chế thiệt hại. Như đã phân tích ở trên, mặc dù hành vi hạn chế thiệt hại thường được xem
như một nghĩa vụ của bên bị vi phạm nhưng thực tếđây không phải là một nghĩa vụ đích thực bởi nó không tương ứng với bất cứ quyền năng nào của bên vi phạm. Sau khi thiệt hại xảy ra, bên vi phạm không có quyền yêu cầu bên bị vi phạm phải tiến hành những biện pháp để hạn chế thiệt hại. Theo cách tiếp cận này, giải pháp quy
nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng tỏ ra hợp lý hơn. Do đó, Luật thương mại Việt
Nam nên điều chỉnh theo hướng này khi quy định về vấn đề hạn chế thiệt hại28.
Đối với thiệt hại là khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, bên bị thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế thiệt hại xảy ra trong khả năng của mình. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, một bên mua hàng để bán lại cho bên thứ ba nhằm hưởng phần chêch lệch. Tuy nhiên, bên bán đã không giao hàng cho bên mua, do đó bên mua không có hàng để bán lại cho bên thứ ba, vì vậy khoản lợi đáng lẽ trong trường hợp này đã bị ảnh hưởng. Nhưng bên mua hàng nếu có thểtìm được các đối tác khác cung ứng hàng hóa như vậy trên thị trường thì bên mua phải chủ động mua hàng từ đối tác đó chứ không được để yên khi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm ảnh hưởng đến khoản lợi đáng lẽđược hưởng này, nếu mặc cho thiệt hại xảy ra thì khi yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng này cũng không được chấp nhận. Việc quy định nghĩa
vụ hạn chế tổn thất đối với thiệt hại là khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng trong LTM 2005 là hợp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên, tránh tình trạng một bên được lợi hơn trong việc bồi thường.
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđƣợc hƣởng theo luật thƣơng mại 2005