Nghĩa vụ hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 34 - 41)

7. Bốc ục của luận văn

1.4 Nghĩa vụ chứng minh và hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thƣờng

1.4.2 Nghĩa vụ hạn chế tổn thất

Trong quan hệkinh doanh thương mại, mỗi bên đều có mục đích riêng mang

lại lợi nhuận cho mình. Do vậy, pháp luật tạo ra những hành lang pháp lý để đảm

19Lê Văn Tranh (2018), Tlđd 5, tr.204

bảo quyền và nghĩa vụ song song hợp lý, tạo ra sự công bằng nhất giữa các bên. Chẳng hạn nếu một bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên còn lại thì bên bị

thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, song song theo đó muốn được bồi thường theo thiệt hại thực tế thì bên bị vi phạm cũng phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất, cụ thểđược quy định tại Điều 305 LTM 2005.

Trong nhiều hệ thống pháp luật thì thuật ngữ “ nghĩa vụ” theo nghĩa của “ nghĩa vụ dân sự” không được sử dụng. Bởi nghĩa vụ dân sự phải có hai chủ thể là bên có quyền và bên có nghĩa vụ; bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Bản chất này không thể hiện rõ trong quan hệ mà chúng ta đang

nghiên cứu. Nếu là quan hệ nghĩa vụ dân sự thông thường chúng ta có thể cưỡng chế bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ này trong khi đó khả năng cưỡng chế này không tồn tại ở đây ( chúng ta không thể cưỡng chế bên có quyền thực hiện trách nhiệm hạn chế tổn thất)21.

Nghĩa vụ hạn chế tổn thất được xây dựng dựa trên ý tưởng loại bỏ việc bên có quyền thụ động chờ đợi được bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà bên

này đáng lẽ có thể tránh được hoặc có thể hạn chế được. Nói cách khác, là ngay cả

khi bên có quyền không có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra thì bên có quyền cũng

không được bồi thường cho những thiệt hại mà đáng lẽ bên này tránh được nếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại thích hợp22.

Nghĩa vụ hạn chế tổn thất hay còn gọi là nghĩa vụ hạn chế thiệt hại được xác lập dựa trên những cơ sở kinh tế, pháp lý và đạo đức vững chắc. Xét về mặt kinh tế,

trước hết, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại giúp tăng tính hiệu quả và tránh lãng phí. Thứ

hai, trong nhiều trường hợp, hành vi hạn chế thiệt hại không những không trái

ngược mà còn phù hợp với lợi ích của bên bị vi phạm. Thứ ba, nghĩa vụ hạn chế

thiệt hại là biện pháp nhằm đảm bảo bên bị vi phạm sẽ không dựa vào hoàn cảnh để

trục lợi. Xét vềphương diện pháp lý, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là một biểu hiện của nguyên tắc thiện chí, trung thực. Bên cạnh đó, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại có mối quan hệ gần gũi với tính nhân quả trong bồi thường thiệt hại. Thiệt hại lẽ ra có thể

hạn chếđược thường được xem như không có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi

21 Đỗ Văn Đại, Tlđd 18, tr. 225

22 Nguyễn Thị Hồng Điệp (2020), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, tr. 13

phạm hợp đồng. Tương tự, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại có mối quan hệ gần gũi với bản chất của thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại lẽ ra có thể

hạn chế được thường là thiệt hại gián tiếp, do vậy bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại này. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại cũng có mối quan hệ

gần gũi với yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại thực tế xảy

ra thường được xem như do lỗi hỗn hợp của cảhai bên, trong đó bên bị vi phạm có lỗi đối với phần thiệt hại lẽra đã có thể ngăn chặn được nếu áp dụng các biện pháp hợp lý. Do vậy, bên bị vi phạm không được hưởng bồi thường cho phần thiệt hại này. Xét vềphương diện đạo đức, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại thể hiện tinh thần thiện chí, hợp tác của các bên trong việc cùng ngăn chặn, khắc phục hậu quả của thiệt hại23.

Dù vậy, nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong thương mại không phải là nghĩa vụ bắt buộc và có tính cưỡng chế. Vì vậy, nếu bên có nghĩa vụ là bên bị thiệt hại không thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất khi có thiệt hại xảy ra thì cũng sẽ không bị xử lý vi phạm, nếu thiệt hại xảy ra mà bên bị thiệt hại hoàn toàn có những biện pháp hợp

lý để hạn chế tổn thất đối với thiệt hại đó nhưng bên bị thiệt hại đã chọn không thực hiện nghĩa vụđó thì khi yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại, cơ quan tài phán

sẽxem xét để giảm giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất mà bên bị thiệt hại

đáng lẽ có thể hạn chế được. Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất chỉ để lại hậu quả là bên bị thiệt hại khi yêu cầu bồi thường sẽkhông được bồi

thường như đúng mức giá trị mình yêu cầu mà sẽ bị giảm giá trị bồi thường do hành vi không thực hiện việc hạn chế tổn thất mà mình đáng lẽ có thể hạn chếđược.

Hợp đồng thương mại được ký kết dựa trên sự thỏa thuận tôn trọng, bình đẳng giữa các bên. Do đó, bên nào có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia bao gồm cả thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng thì phải có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm đã

gây tổn thất cho bên bị vi phạm, bên bị vi phạm biết nhưng lại để mặc cho tổn thất

đó xảy ra, và trong điều kiện hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất đó nhưng bên bị vi phạm đã không thực hiện các biện pháp đó thì khi yêu cầu bồi thường thiệt hại bên bị thiệt hại có thể bị giảm giá trị bồi thường do hành vi đã

23 Đỗ Thành Công (2010), Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam số 04, tr. 22-29

mặc cho thiệt hại xảy ra. Nhìn từgóc độ kinh tế, nếu việc không buộc bên có quyền phải hạn chế thiệt hại khi mà họ hoàn toàn có thể hạn chếđiều này đồng nghĩa với việc buộc bên có nghĩa vụ phải gánh chịu mọi thiệt hại là không đảm bảo tính công bằng và nhân văn trong quan hệthương mại. Áp dụng biện pháp này ít nhiều đã hạn chếđược tình trạng lợi dụng cơ hội để trục lợi từ phía bên kia24.

Ví dụ25

: Một công ty tại Hồng Kông (bên mua) ký hợp đồng với một công ty tại Việt Nam (bên bán) để mua 20 tấn hạt điều với giá trị hợp đồng là 150.000 USD . Bên mua dự định bán lại lô hàng hóa này cho một khách hàng của mình tại Đài

Loan (bên thứ ba) theo một hợp đồng có giá trị là 170.000 USD đã ký trước đó. Sau khi được bên bán giao hàng, bên mua phát hiện hàng hóa không đạt chất lượng như

hợp đồng quy định nên đã yêu cầu một công ty giám định tại Hồng Kông mà hai

bên đã thỏa thuận trước đó để tiến hành kiểm định lại, với chi phí là 5.000 USD. Kết quả kiểm định cho thấy chất lượng lô hàng thấp h ơn nhiều so với thỏa thuận của hai bên. Do vậy, khi bên mua giao hàng cho bên thứ ba thì bị từ chối nhận hàng với lý do chất lượng hàng không đảm bảo. Bên thứ ba đã yêu cầu bên mua trả tiền phạt hợp đồng là 15.000 USD, hoàn trả lại số tiền đặt cọc là 17.000 USD và toàn bộ

chi phí bên thứ ba đã bỏra để nhập khẩu lô hàng vào Đài Loan là 20.000 USD. Do là đối tác thân thiết nên bên mua đã thương lượng chỉ phải trả khoản tiền phạt 8.000 USD cho bên thứ ba. Nhưng bên mua phải tốn thêm 10.000 USD là chi phí vận chuyển để nhận lại lô hàng. Chứng từ ngân hàng thể hiện bên mua đã chuyển 8.000 USD tiền phạt hợp đồng cho bên thứ ba. Sau nhiều lần yêu cầu bên bán giải quyết

nhưng bên bán vẫn không giải quyết, nhận thấy sẽ mất nhiều chi phí vận chuyển nếu trả lô hàng về lại Việt Nam nên để hạn chế thiệt hại bên mua đã chủ động tìm

được người mua và bán lại lô hàng đó cho một khách hàng khác tại Hồng Kông (bên thứtư) với giá trị hợp đồng là 160.000 USD, thấp hơn 10.000 USD so với hợp

đồng mà bên mua đã ký với bên thứ ba trước đó. Cho rằng bên bán đã vi phạm hợp

đồng, bên mua đã tiến hành khởi kiện tại cơ quan tài phán đã thỏa thuận là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu bên bán bồi thường bao gồm những khoản sau đây:

24 Lê Văn Tranh (2018), Tlđd 5, tr.209 25

Chi phí phát sinh bên mua phải chịu là 35.000 USD bao gồm chi phí kiểm

định hàng hóa là 5.000 USD, chi phí để nhập khẩu lô hàng vào Đài Loan là 20.000

USD

Khoản tiền phạt mà bên mua phải trả cho bên thứ ba là 15.000 USD

Khoản tiền lỗ bên mua phải gánh chịu do phải bán lại với giá thấp hơn cho bên thứtư là 10.000 USD

Khoản lợi mà bên mua đáng lẽ được hưởng là 20.000 USD là khoản chênh lệch theo hai hợp đồng mà bên mua đã ký với bên thứ ba và bên bán

Trong vụ việc trên, bên bán đã có hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng, do đó bên mua hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bán nhận lại hàng hóa và bồi thường thiệt hại. Trong hợp đồng mua bán, một trong những nghĩa vụcơ

bản nhất của bên bán là phải giao hàng theo đúng thỏa thuận của các bên trong hợp

đồng. Trong trường hợp này, có thể thấy bên bán đã vi phạm hợp đồng do không

giao hàng đúng chất lượng đã cam kết. Do đó, bên bán có trách nhiệm phải thay thế

hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự kiếm khuyết đó. Tuy nhiên, do bên bán đã không khắc phục lỗi về chất lượng hàng hóa mà bên mua đã yêu cầu, dẫn đến việc bên mua phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng cho bên thứ ba và chịu thêm một sốchi phí khác. Đồng thời bên mua cũng phải tìm một đối tác khác là bên thứ tư để bán lại lô hàng này với giá thấp hơn so với hợp đồng bán cho bên thứ ba nhằm hạn chế thiệt hại.

Xem xét yêu cầu bồi thường của bên mua, bên mua yêu cầu bồi thường khoản lợi mà mình đáng lẽ được hưởng là 20.000 USD là khoản chênh lệch theo hai hợp

đồng mà bên mua đã ký với bên thứ ba và bên bán. Rõ ràng, bên mua đã bị thiệt hại

đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp

đồng của bên bán. Tuy nhiên, bên mua không được chấp nhận yêu cầu bồi thường 20.000 USD mà Hội đồng trọng tài chỉ chấp nhận cho bên mua được bồi thường với số tiền 10.000 USD. Bởi khi bên bán vi phạm hợp đồng vềnghĩa vụ giao hàng đảm bảo chất lượng và sau nhiều lần bên mua yêu cầu giải quyết nhưng bên bán vẫn không thực hiện, nên bên mua đã tìm cách hạn chế thiệt hại có thể xảy ra bằng cách

chế một phần. Như vậy, hợp đồng ban đầu mà bên mua ký với bên bán có giá trị là

170.000 USD nhưng do bên bán đã vi phạm nghĩa vụ nên bên mua bán lại cho bên thứ tư với giá trị hợp đồng là 160.000 USD, chênh lệch 10.000 USD. Do đó, bên

mua chỉ có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thêm khoản lợi còn lại mà bên mua

đáng lẽ được hưởng là 10.000 USD bởi vì bên mua đã nhận được 10.000 USD là khoản lợi mà sau khi đã bán hàng cho bên thứtư.

Đối với thiệt hại là khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, bên bị thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế thiệt hại xảy ra trong khả năng của mình. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, một bên mua hàng để bán lại cho bên thứ ba nhằm hưởng phần chêch lệch. Tuy nhiên, bên bán đã không giao hàng cho bên mua, do đó bên mua không có hàng để bán lại cho bên thứ ba, vì vậy khoản lợi đáng lẽ trong trường hợp này đã bị ảnh hưởng. Nhưng bên mua hàng nếu có thểtìm được các đối tác khác cung ứng hàng hóa như vậy trên thị trường thì bên mua phải chủ động mua hàng từ đối tác đó chứ không được để yên khi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm ảnh hưởng đến khoản lợi đáng lẽđược hưởng này, nếu mặc cho thiệt hại xảy ra thì khi yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng này cũng không được chấp nhận.

Như vậy, nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong LTM 2005 không phải là nghĩa vụ

bắt buộc bên bị vi phạm phải thực hiện, do đó bên vi phạm không thể khởi kiện

được bên có quyền trong trường hợp này nhưng thay vào đó bên bị vi phạm không thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường đối với phần thiệt hại mà mình không áp dụng các biện pháp hợp lý để giảm thiểu. Quy định như vậy là công bằng giữa các bên,

không bên nào được lợi hơn, bên vi phạm gây thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi

thường, còn bên có quyền khi biết thiệt hại xảy ra phải tìm cách để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại để tránh trường hợp để mặc cho thiệt hại xảy ra nặng nề rồi yêu cầu bồi

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong hoạt động kinh doanh thương mại, khi các bên giao kết hợp đồng thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được xác lập và được pháp luật bảo vệ. Việc một bên vi phạm hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị

vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng các chế tài, trong đó bồi thường thiệt hại là chế tài phổ biến được các bên áp dụng khi có vi phạm xảy ra. Đặc biệt bồi

thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của bên vi phạm là một đề tài mà tác giả quan tâm.

Trong chương 1, dựa trên những cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại nói chung, tác giả đã tập trung phân tích, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến bồi thường

đối với thiệt hại là khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Cụ thể, tác giả đã nêu lên được khoản lợi trực tiếp đáng lẽ mà bên bị vi phạm được hưởng là gì, lý luận về

khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và việc bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi này khác gì với thiệt hại thông thường qua việc phân loại thiệt hại, phân tích căn

cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh và hạn chế tổn thất. Rõ ràng từ những nghiên cứu về khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm có thể thấy đây là một loại thiệt hại phức tạp, khó xác định. Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng bao gồm những gì không được quy định trong bất cứ văn bản nào mà chỉ dựa trên sự

chứng minh hợp lý của bên bị vi phạm và được các cơ quan tài phán chấp nhận. Việc xác định mức độ thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng không giống với những thiệt hại thực tế, trực tiếp, do đó để xác định trách nhiệm

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)