7. Bốc ục của luận văn
1.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực
1.3.2 Thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng
Các bên khi giao kết hợp đồng đều có những điều khoản thỏa thuận để bảo vệ
cho lợi ích của mình. Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia thì bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho
người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, để áp dụng chế tài bồi
thường thiệt hại cũng có những căn cứ nhất định về thiệt hại, không phải thiệt hại
nào cũng sẽđược bồi thường, đặc biệt đối với thiệt hại là khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng là loại thiệt hại khó xác định.
Trong thương mại, thiệt hại được bồi thường phải là những thiệt hại thực tế. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu (hàng hóa mất mát, hư hỏng, chi phí ngăn chặn, hạn chế
thiệt hại). Thiệt hại thực tế được chia làm hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách dễ dàng và chính xác. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại là tài sản bị mất mát, hư
hỏng, chi phí đểngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.
Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sựsuy đoán khoa học (trên
cơ sở chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu.
Hiểu đơn giản, thiệt hại là những tổn thất về tài sản và các giá trị nhân thân của một chủ thểmà được pháp luật bảo vệ. Các thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thực, có thể nhận thấy được, không phải là những thiệt hại tưởng tượng và cũng
không phải là sự giảm sút lợi ích không chắc chắn có được16.
Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm là một trong những thiệt hại được bồi thường đã được LTM 2005 quy
định. Trong khi giao kết hợp đồng, các bên dường như đã lập trước những kế hoạch
kinh doanh và tính toán được lợi ích mà mình sẽ nhận được khi ký kết hợp đồng. Lợi ích đó có thể là một khoản lợi mà trong điều kiện bình thường nếu như phía bên
kia thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, không xảy ra hành vi vi phạm gây thiệt hại
đối với bên bị vi phạm thì có lẽ bên bị vi phạm có thể đã nhận được khoản lợi trực tiếp mà mình đáng lẽđược hưởng.
Thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng là một thiệt hại chính đáng đã được pháp luật quy định và đặt ra chế tài bồi thường cho những hành vi vi phạm hợp đồng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khoản lợi này. Bởi, nhìn từ góc độthương mại, khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng có thểđược coi là lợi nhuận trong kinh doanh, và đó cũng chính là mục đích khi các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, vì hành vi vi phạm của một bên đã gây thiệt hại đến khoản lợi
trực tiếp đáng lẽ được hưởng này khiến cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, do đó pháp luật đặt ra quy định bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi đáng lẽđược hưởng này là rất cần thiết. Đây là phần thiệt hại mà bên bị vi phạm thường khó xác định, mặc dù LTM 2005 đã có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng này, nhưng luật chỉ dừng lại
ở mức độ “khái quát” mà chưa có bất cứ quy định nào rõ ràng, cụ thể, riêng biệt để xác định khoản lợi đáng lẽđược hưởng này.
Khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì bên bị
vi phạm ngoài việc phải gánh chịu những tổn thất thực tế họ còn có thể mất đi
khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Trong hợp đồng thương mại, đặc biệt là những thương nhân khi giao kết hợp đồng thì mục đích chính của họ là tìm kiếm lợi nhuận, những cơ hội có thể sinh lợi, hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra sẽ làm cho họ
mất đi những lợi nhuận, những cơ hội kiếm lời và cả những hợp đồng với các
thương nhân khác.
So sánh quy định của LTM 1997 và LTM 2005 nhận thấy, LTM 1997 quy
định thiệt hại được bồi thường có “khoản lợi đáng lẽ được hưởng”, trong khi đó
LTM 2005 thêm cụm từ “ trực tiếp” khi nhắc đến bồi thường đối với “ khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng”. Rõ ràng, LTM 2005 đã có cách hiểu cụ thể hơn, vì
không phải khoản lợi nào cũng sẽ được bồi thường, chỉ những thiệt hại là khoản lợi trực tiếp mới được phép bồi thường. Khoản lợi trực tiếp là khoản lợi có được từ
việc các bên trực tiếp thực hiện hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên thực hiện đúng những nghĩa vụnhư đã giao kết thì lợi ích có thể nhận được xem là khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Do đó, việc thực hiện hợp đồng và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng có mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Có thể thấy pháp luật
thương mại Việt Nam đang ngày càng tiếp cận với hệ thống pháp luật các nước trên thế giới và đổi mới tích cực hơn, LTM 2005 đã nhấn mạnh tính trực tiếp của khoản lợi đáng lẽ được hưởng, điều này vô cùng hợp lý bởi lợi ích các bên có thể nhận
được xuất phát từ việc thực hiện hợp đồng, quy định như vậy là công bằng giữa các
bên để không bên nào lợi dụng sự vi phạm của mình mà gây thiệt hại cho bên kia,
đồng thời bên bị vi phạm sẽđược bồi thường mức hợp lý đối với khoản lợi trực tiếp