Xác định thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 41 - 43)

7. Bốc ục của luận văn

2.1 Quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp

2.1.1 Xác định thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương

mại Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ bao gồm LTM 2005 hiện hành đều không

có điều khoản cụ thể về khái niệm khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và bồi

thường đối với loại thiệt hại này. Có thể thấy tại khoản 2 Điều 302 LTM 2005 chỉ

nêu ra thiệt hại được bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Như vậy, LTM 2005 không xác định khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng này là gì, cách tính toán ra sao và bồi thường như thế nào mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng là một loại thiệt hại được bên có quyền yêu cầu bồi thường nếu bên vi phạm có hành vi vi phạm gây thiệt hại.

Khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng là một loại thiệt hại mà bên vi phạm phải bồi thường nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại đối với bên bị vi phạm. Quy

định thiệt hại được bồi thường bao gồm cả khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm

đáng lẽđược hưởng như trên trong Luật thương mại Việt Nam đã phần nào đưa chế định bồi thường thiệt hại của Việt Nam hòa nhập với thế giới26. Thiệt hại này là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Mặc dù đã được nêu ra nhưng

khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, dù vậy có thể hiểu một cách thông thường khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng là những lợi ích mà các bên sẽ có được nếu hợp đồng được thực hiện. Trên thực tế, khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng này thường là khoản lợi về vật chất.

Tuy không giống như những thiệt hại về chất lượng hàng hóa, hay giao thiếu hàng, rõ ràng là những thiệt hại thực tế có thể kiểm định, tính toán được mức độ

thiệt hại để có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường. Trái lại, thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng có thể sẽ dựa trên những chứng từ, hợp đồng mà bên bị vi phạm đã ký với bên thứba đểxem xét có đúng mục đích của việc giao kết hợp đồng mà bên bị vi phạm đã ký kết không và hành vi vi phạm của bên vi phạm

đã ảnh hưởng mức độ như thế nào đến khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng

lẽđược hưởng.

Chính vì không có một điều luật nào quy định cụ thể nên khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng thì hầu như mỗi cơ quan tài phán sẽ có những quan điểm riêng dẫn đến sự không thống nhất trong cùng một vấn đề. Do đó, pháp luật thương mại Việt Nam cần bổ sung thêm quy định về khái niệm chung khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được

hưởng cũng như cụ thể hóa khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng đểcác cơ quan

tài phán khi giải quyết các tranh chấp có liên quan đến vấn đề này sẽ có cơ sởđối chiếu, từ đó phán quyết của các cơ quan tài phán sẽ có góc nhìn chung, rõ ràng, minh bạch.

Nghiên cứu so sánh pháp luật cho thấy, hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng đều thừa nhận “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm

đáng lẽ được hưởng” là một loại thiệt hại được bồi thường. Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc Unidroit xác định thiệt hại có những lợi ích bị mất đi, có tính đến mọi khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được và phần bình luận

điều luật này đã ghi: “Tổn thất về lợi nhuận là khoản lợi nhuận mà đáng lẽ bên có quyền có được nếu như hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Lợi nhuận thường không chắc chắn, nó thường được xem như việc mất một cơ may được lợi”. Phần bình luận này cũng đưa ra ví dụ: “ A- một ca sĩ hủy bỏ cam kết với B –người tổ chức chương trình. A phải bồi thường thiệt hại cho B không những chi

phí mà B đã trả cho việc chuẩn bị buổi hòa nhạc, mà cả lợi nhuận hụt do việc hủy bỏ buổi hòa nhạc. Cũng theo hướng này, tại Điều 9:502 Bộ Nguyên tắc Châu Âu về

hợp đồng quy định thiệt hại được bồi thường bao gồm “lợi nhuận bị mất”. Như vậy,

quy định giá trị khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng trong pháp luật thương mại Việt Nam cho thấy sự tương đồng với thế giới. Mặc dù khoản lợi đáng lẽ được

hưởng là một phần giá trị bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại được bồi thường. Tuy nhiên, không phải khoản lợi nào cũng

được bồi thường, pháp luật thương mại Việt Nam chỉ cho phép bồi thường những khoản lợi trực tiếp. Khoản lợi trực tiếp ởđây chính là khoản lợi có được trực tiếp từ

việc thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng thực hiện thì chắc chắc sẽ có khoản lợi này. Giữa việc thực hiện hợp đồng và khoản lợi thu được này có mối quan hệ trực tiếp, tức là mối quan hệ nhân quả. Như vậy, pháp luật thương mại nước ta giới hạn việc

xác định giá trị thiệt hại đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng ở những khoản lợi

“trực tiếp”. Việc xác định tính trực tiếp của những khoản lợi đó dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và mất mát khoản lợi do chính hành vi đó gây

ra27.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 41 - 43)