Nghĩa vụ chứng minh

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 33 - 34)

7. Bốc ục của luận văn

1.4 Nghĩa vụ chứng minh và hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thƣờng

1.4.1 Nghĩa vụ chứng minh

Theo Điều 304 LTM 2005 quy định: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Do

vậy, cũng như các tổn thất khác, việc chứng minh thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng do hành vi vi phạm thuộc vềnghĩa vụ của bên bị vi phạm.

Hệ quả là, nếu có tổn thất, có mất đi khoản lợi trực tiếp mà chủ thể bị vi phạm

đáng lẽ được hưởng nhưng cũng không thể được bồi thường nếu như họ “không

chứng minh” được rằng thực tế đã có tổn thất, có mất đi khoản lợi trực tiếp. Lý do của việc “không chứng minh” được có thểđến từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách

quan. Nguyên lý “việc dân sự cốt ở đôi bên” hoặc “ai khẳng định, người đó phải chứng minh” luôn là giá trị tham chiếu chung cho các quan hệ dân sự. Bên cạnh đó, quy định này còn có ý nghĩa khi một chủ thể nào đó yêu cầu được bồi thường thì

cũng phải “chuẩn bị tư liệu” cho yêu cầu đó, tránh trường hợp đòi hỏi, yêu cầu “vu

18 Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc Gia TP HCM, tr. 266

vơ” không căn cứ. Thực tếđể giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cần tính đến các yếu tố cộng hưởng, căn nguyên của vấn đề. Chỉ có như vậy mới có thểđảm bảo tính khách quan, trung thực trong bồi thường19.

Ví dụ20: Ngày 24/8/2020, Nguyên đơn và Bịđơn đã ký kết Hợp đồng mua bán không hủy ngang về việc mua bán găng tay Nitrile không bột màu xanh, số lượng 5.500.000 chiếc, trong đó có 825.000 chiếc cỡ (size) M (15%) và 4.675.000 chiếc cỡ (size) L (85%). Tổng giá trị Hợp đồng là 7.645.000.000 VNĐ. Thời gian thực hiện Hợp đồng từngày 24/8/2020 đến ngày 12/9/2020. Thời gian giao hàng được ấn

định là 18 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng và Bị đơn nhận đủ tiền cọc. Bị đơn đã không giao hàng đúng thời hạn như thỏa thuận, do đó nguyên đơn đã khởi kiện

trong đó có yêu cầu Buộc Bị đơn bồi thường thiệt hại số tiền 7.645.000.000 đồng do vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo quy định tại Điều 4.2 Hợp đồng.

Tranh chấp xảy ra, trọng tài cho rằng bị đơn đã có hành vi vi phạm về nghĩa

vụ giao hàng và gây thiệt hại đối với khoản lợi mà nguyên đơn đáng lẽ được hưởng.

Do đó, nguyên đơn có quyền yêu cầu bồi thường và phải chứng minh thiệt hại.

Trong trường hợp này, nguyên đơn đã chứng minh được thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp mà mình đáng lẽđược hưởng bằng việc cung cấp hợp đồng với đối tác thứ

ba thể hiện thực tế có khoản lợi trực tiếp mà nguyên đơn đáng lẽđược hưởng nếu bị đơn thực hiện đúng nghĩa vụnhư thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa

vụ giao hàng của bịđơn làm cho nguyên đơn không có hàng để giao cho bên thứ ba,

do đó khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ nguyên đơn được hưởng đã bị mất đi và nguyên đơn đã chứng minh được việc có thiệt hại đối với khoản lợi mà mình đáng

lẽđược hưởng. Vì vậy, Trọng tài chấp nhận bồi thường cho khoản lợi đáng lẽđược

hưởng này của nguyên đơn. Tuy nhiên, Trọng tài chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn khi tính toán về mức độ thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng mà nguyên đơn phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)