Xác định khoản lợi trực tiếp đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 47 - 163)

7. Bốc ục của luận văn

2.2.1Xác định khoản lợi trực tiếp đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợ

2.2.1Xác định khoản lợi trực tiếp đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu

hành vi vi phạm

Để nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực tiễn trong việc xác định khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm, chứng minh, tính toán thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được

hưởng và vấn đề hạn chế thiệt hại thông qua phân tích những bản án của Tòa án, phán quyết của Trọng tài. Tác giả đã chọn lọc ra những bản án của Tòa án, phán quyết của Trọng tài có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, cụ thể những bản án, phán quyết về tranh chấp hợp

đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ có đề cập đến yêu cầu bồi thường thiệt

hại đối với khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng và xem xét của cơ quan tài phán khi xác định có vi phạm gây ra thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng, chứng minh hợp lý của bên yêu cầu bồi thường, giá trị bồi

thường và hạn chế tổn thất khi có thiệt hại, từ đó quyết định chấp nhận hay bác bỏ

yêu cầu của các bên. Tác giảcũng đưa ra một số quan điểm cá nhân về vụ việc và góc nhìn, phán quyết của các cơ quan tài phán khi lý luận về bồi thường đối với khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng để từ đó đề xuất một số

kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật.

Bản án số: 15/2020/KDTM ngày 30/09/2020 V/v “Tranh chấp về hợp đồng

cho thuê hàng hóa” của Tòa án nhân dân Quận 2 TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 14/6/2018, nguyên đơn Công ty TAP (sau đây gọi tắt là Công ty TAP) và bị đơn Công ty A.C. (sau đây gọi tắt là Công ty A.C.) ký kết Hợp đồng cho thuê thiết bị xây dựng số: 72/18/HĐCTTB về việc cho thuê thiết bị xây dựng. Trong Hợp

đồng nêu trên, các bên thỏa thuận phía nguyên đơn cho bị đơn thuê các thiết bị xây dựng, các bên còn thỏa thuận về giá thuê, thời gian thuê, việc thanh toán tiền thuê, vận chuyển, quyền và nghĩa vụ giữa các bên…. Phía bị đơn đã đặt cọc số tiền

35.979.000 đồng cho phía nguyên đơn để thuê thiết bị.

Thực hiện hợp đồng, phía nguyên đơn đã thực hiện việc giao các thiết bị xây dựng đầy đủ theo thỏa thuận giữa các bên vào các đợt ngày 15/6/2018, ngày 16/6/2018, ngày 23/6/2018, ngày 01/7/2018, ngày 07/7/2018, tuy nhiên phía bị đơn đã không thực hiện việc thanh toán tiền thuê đúng như thỏa thuận, cũng như không

trả lại các thiết bị xây dựng đã thuê cho nguyên đơn.

Do đó, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán tiền thuê thiết bị theo giá

đã thỏa thuận trong Hợp đồng từ ngày bắt đầu thuê thiết bịtính đến ngày 20/9/2019

là: 505.321.082 đồng, đồng thời phía nguyên đơn xác định ngày 21/9/2020 là thời

điểm không tính tiền thuê và chuyển sang bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Hợp đồng. Do phía bị đơn không trả lại các thiết bị đã thuê và hiện nay nguyên đơn

không biết các tài sản cho thuê ở đâu, do đó nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi

khoản 1.2 của Điều 1 Hợp đồng và Bảng báo giá cho thuê ngày 22/6/2018 với tổng số tiền là: 373.715.000 đồng. Tổng cộng, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả số tiền

là: 879.036.082 đồng, sau khi trừđi khoản tiền 35.979.000 đồng phía bị đơn đã đặt cọc thì bị đơn còn phải trảcho nguyên đơn là: 843.057.082 đồng, yêu cầu trả ngay sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, phía nguyên đơn không

có yêu cầu gì về tiền lãi.

Hội đồng xét xử nhận định và quyết định:

Ngày 14/6/2018, nguyên đơn Công ty TAP và bị đơn Công ty A.C. có ký Hợp

đồng kinh tế số 72-18/HĐCTTB về việc cho thuê thiết bị xây dựng. Trong Hợp

đồng nêu trên, các bên thỏa thuận phía nguyên đơn cho bị đơn thuê các thiết bị xây dựng, các bên còn thỏa thuận về giá thuê, thời gian thuê, việc thanh toán, quyền và

nghĩa vụ giữa các bên…. Phía bị đơn có đặt cọc cho nguyên đơn số tiền 35.979.000

đồng để thuê thiết bị.

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nguyên đơn, bị đơn thì các bên đều là các tổ chức có đăng ký kinh doanh. Xét Hợp đồng nêu trên giữa các bên là tự nguyện, có nội dung và hình thức đúng với các quy định của pháp luật, việc các bên ký kết Hợp đồng là hợp pháp nên có giá trị ràng buộc các bên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.

Căn cứ các Phiếu xuất kho ngày 15/6/2018, ngày 16/6/2018, ngày 23/6/2018, ngày 01/7/2018, ngày 07/7/2018 của phía nguyên đơn, có đủ cơ sở để xác định

Công ty TAP đã thực hiện việc giao các thiết bị xây dựng cho bị đơn Công ty A.C

theo nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng. Tuy nhiên, từ khi nhận thiết bị xây dựng

đến nay, phía bị đơn Công ty A.C không thanh toán bất kỳ khoản tiền thuê thiết bị nào cho Công ty TAP, cũng không trả lại các thiết bị thuê cho phía nguyên đơn, do dó Công ty A.C đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê, trả lại tài sản thuê theo thỏa thuận tại điểm 5.2.5 và điểm 5.2.6 khoản 5.2, Điều 5 của Hợp đồng và quy

định tại Điều 271 Luật Thương mại năm 2005 về quyền và nghĩa vụ của bên thuê.

Căn cứ thỏa thuận của các bên tại Điều II của Hợp đồng thì thời gian thuê

được tính từngày nguyên đơn giao thiết bị đến ngày bịđơn hoàn trả lại thiết bị, đến thời điểm hiện tại phía bị đơn vẫn chưa hoàn trả các thiết bị xây dựng đã thuê cho

nguyên đơn nên việc nguyên đơn yêu cầu bịđơn phải trả tiền thuê tính từ ngày giao thiết bị xây dựng đến ngày 20/9/2020 theo đơn giá thỏa thuận trong Hợp đồng với tổng số tiền thuê: 505.321.082 đồng là có cơ sởđể chấp nhận. Do phía bị đơn đã vi

phạm nghĩa vụ trả lại các thiết bị xây dựng đã thuê theo Hợp đồng, mặt khác theo thỏa thuận tại điểm 5.2.3, khoản 5.2, Điều 5 của Hợp đồng thì khi xảy ra mất mát,

hư hỏng, có rủi ro thì phía bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn theo đơn giá thiết bị xây dựng được ghi tại khoản 1.2 Điều 1 của Hợp đồng, phía nguyên đơn cũng xác định thời gian không tính tiền thuê và chuyển sang bồi thường là ngày

21/9/2020. Do đó, việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi thường số tiền

373.715.000 đồng tương đương với giá trị thiết bị xây dựng đã cho thuê theo đơn giá quy định tại khoản 1.2 Điều 1 của Hợp đồng là phù hợp với quy định tại Điều

274, Điều 302, Điều 303, Điều 304 Luật Thương mại năm 2005.

Từ những nhận định đó, Tòa án quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu của

Nguyên đơn buộc bị đơn Công ty A.C phải thanh toán cho Công ty TAP số tiền là

843.057.082 đồng.

Quan điểm của tác giả:

Như vậy, trong tình huống này rõ ràng bị đơn có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, đồng thời vi phạm về nghĩa vụ hoàn trả lại thiết bị đã thuê cho nguyên đơn. Do đó, nguyên đơn yêu cầu được bồi thường số tiền 373.715.000 đồng tương đương với giá trị thiết bị xây dựng đã cho thuê là phù hợp. Số tiền này cũng được hiểu là khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Bởi nếu như sau khi hết thời hạn thuê trong hợp đồng, bị đơn trả lại thiết bị thuê cho nguyên đơn thì nguyên đơn có thể

tiếp tục cho các đối tác khác thuê và có lợi nhuận từ việc cho thuê các thiết bị đó.

Việc bị đơn không những không thanh toán tiền thuê thiết bị cho nguyên đơn mà

còn không trả lại các thiết bị đã thuê gây ra tổn thất và làm nguyên đơn bị mất đi

những khoản lợi mà đáng lẽ ra mình có thể nhận được. Do đó, khoản lợi trực tiếp

đáng lẽ được hưởng trong trường hợp này có thể là “giá trị hợp đồng trong tương lai” mà bên bị vi phạm sẽcó được nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm.

Bản án số: 178/2007/KDTM ngày 5/9/2007 V/v “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ bảo vệ” của Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội

Tóm tắt vụ việc:

Công ty cổ phần an ninh Quốc tế (Công ty Quốc tế) ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Đại Uy (Công ty Đại Uy). Theo hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ, Công ty Quốc tế có cử3 nhân viên để bảo vệ trật tự an ninh, bảo đảm an toàn cho con người và tài sản đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh tại cổng chính của Công ty Đại Uy thời gian 24/24 giờ chia làm 3 ca. Giá trị hợp đồng là 12 tháng từ 1-6-2006 đến 1-6-2007.

Ngày 23/06/2006, lúc 22h30 phút, chuyên gia Trung Quốc là ông Lục Vĩ Bá

cùng một số công nhân của Công ty Đại Uy đi chơi về gọi cổng nhưng anh Đặng Xuân Hợi (bảo vệ) không mở cổng vì quá giờ theo quy định. Khi ông Bá đi xe máy

qua cổng, anh Hợi dơ dùi cui đập vào mắt ông Bá khiến ông Bá bị thương và được

đưa đi bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam điều trị.

Ngày 14/08/2006 đến ngày 15/08/2006, ca trực từ 19 giờngày 14/08 đến 3 giờ

ngày 15/08, bảo vệ Trần Vĩnh Hưng đã không đến gác, bảo vệ Nguyễn Đăng Tiến phải đến gác thay. Ngày 28/08/2006, Công ty Đại Uy thông báo thanh lý hợp đồng

nhưng Công ty Quốc tếkhông đồng ý và có ý kiến nếu dừng hợp đồng thì Công ty

Đại Uy phải bồi thường 3 tháng phí. Công ty Đại Uy không đồng ý và đơn phương

chấm dứt hợp đồng. Công ty Quốc Tế cho rẳng hành vi đơn phương chấm dứt hợp

đồng là vi phạm pháp luật, đề nghị Công ty Đại Uy bồi thường thiệt hại là

114.889.954 đồng và chi phí cơ hội là 86.679.500 đồng. Công ty Đại Uy cho rẳng hành vi của anh Hợi, anh Hưng là vi phạm hợp đồng bảo vệ và có đơn phản tố yêu cầu Công ty Quốc tế phải bồi thường là 59.500.000 đồng.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2007/KDTM ngày 19/3/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam quyết định buộc Công ty Đại Uy phải bồi

thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng cho Công ty Quốc tế là

94.716.954 đồng. Đồng thời chấp nhận một phần yêu cầu phản tố Công ty Quốc tế

Đại Uy có đơn kháng cáo xin xem xét lại toàn bộ bản án kinh doanh thương mại sơ

thẩm.

Hội đồng xét xử nhận định và quyết định:

Công ty Đại Uy đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải bồi thường cho Công ty Quốc tế. Trước hết việc bồi thường phải căn cứ vào hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận và quy định của BLDS và LTM ở những điều luật tương ứng. Bản án sơ thẩm

đã chấp nhận 5 khoản yêu cầu của Công ty Quốc tế, không xem xét điều khoản đã

thỏa thuận trong hợp đồng là chưa khách quan. Tại khoản 2, Điều 302 LTM về bồi

thường thiệt hại quy định: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu và khoản lợi bên bị vi phạm đáng lẽ được

hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Từ viện dẫn trên có căn cứ thực tế tính bồi

thường như sau: Hiệu lực hợp đồng, kể từ 1-6-2006, thời hạn hợp đồng là 1 năm đến ngày 1-6-2007 hết hạn, giá trị toàn bộ hợp đồng là: 12 tháng x 5.775.000 đồng

= 69.300.000 đồng; Công ty Quốc tế đã thực hiện được 4 tháng từ 1-6-2006 đến 1- 10-2006 ( 4 tháng x 5.775.000 đồng = 23.100.000 đồng), giá trị còn lại của hợp

đồng là: 69.300.000 – 23.100.000 = 46.200.000 đồng. Công ty Đại Uy phải bồi

thường phần còn lại của hợp đồng là 46.200.000 đồng.

Căn cứ thỏa thuận của 2 bên tại Điều 7 (7.1) như sau: Trong trường hợp bên A chậm thanh toán tiền phí dịch vụ bảo vệ cho bên B thì bên B có quyền áp dụng mức phạt 5% tổng số phí dịch vụ của tháng cho một ngày chậm thanh toán. Cụ thể, tháng 9 -2006 bên A chưa thanh toán phí dịch vụ cho bên B nên bên A phải chịu phạt ( từ

ngày 5-9 đến ngày 5-10-2006) 5.775.000 đồng x 5% x 30 ngày = 8.662.500 đồng. Bản án sơ thẩm tính phạt chậm thanh toán của tháng 9 là 105 ngày là không đúng

vì: Ngày 6-10-2006, Công ty Đại Uy chậm thanh toán để tính phạt Công ty Đại Uy. Bản án sơ thẩm còn tính các khoản: Chi phí phát triển thị trường, chi phí giao dịch là 5.425.000 đồng; chi phí quản lý điều hành 6.969.704 đồng. Những khoản chi phí trên không phải tổn thất thực tế vì phần giá trị còn lại của hợp đồng đã tính đủ

cho Công ty Quốc tếnhư đã nhận xét ở phần trên. Như vậy, Công ty Quốc tếđược nhận các khoản sau: phí bảo vệ của tháng 9 là 5.775.000 đồng; phạt chậm thanh toán của tháng 9 là 8.662.500 đồng; giá trị còn lại của hợp đồng là 46.200.000 đồng. Tổng cộng 3 khoản là 60.637.500 đồng.

Như vậy, Tòa án đã xác định giá trị khoản lợi đáng lẽ được hưởng của bên cung cấp dịch vụ bằng giá trị của phần hợp đồng chưa thực hiện. Có nghiên cứu cho rằng, cách tính như vậy là không thuyết phục, khoản lợi này không thể bằng giá trị

còn lại của hợp đồng vì Công ty Quốc tế có trách nhiệm hạn chế tổn thất bằng cách

đi tìm đối tác khác và để có được khoản tiền theo hợp đồng Công ty Quốc tế còn phải bỏ ra những chi phí nhất định (phải trảlương nhân viên, chi phí đi lại của nhân

viên, chi phí điều hành) nên các khoản này cần được khấu trừ ( khoản lợi đáng lẽ được hưởng hàng tháng không phải là giá thỏa thuận trong hợp đồng mà phải trừ cả

chi phí thực hiện hợp đồng)29. Có thể thấy, việc thực hiện hợp đồng đem lại cho các bên những khoản lợi nhất định. Khoản lợi này gắn với chủ thể của hợp đồng sẽ thu

được những giá trị gì từ việc thực hiện hợp đồng. Trên cơ sởthu được những giá trị đó, chủ thể hợp đồng phải chi trả cho những khoản khác, như: tiền thuê công nhân, tiền bảo trì, bảo dưỡng máy móc, phương tiện…. Có thể sau khi trừ chi phí thì bên nhận được khoản lợi này thu hoặc không thu được những khoản chênh lệch, thậm chí thấp hơn so với chi phí bỏ ra. Vì vậy, khoản lợi đáng lẽ được hưởng này chính là khoản giá trị mà chủ thể hợp đồng nhận được khi thực hiện hợp đồng. Theo đó, cách xác định như Tòa án cũng có những yếu tố hợp lý. Tuy nhiên, trong một quyết

định khác vào năm 2013 liên quan đến hợp đồng thực hiện việc bốc xúc và vận chuyển đất đá mà bên thuê vi phạm hợp đồng, Hội đồng thẩm phán nhấn mạnh rằng khoản lợi trực tiếp nêu trên “ là lợi nhuận đáng lẽ ra doanh nghiệp được hưởng nếu hợp đồng thực hiện đúng và được tính bằng giá trị phần hợp đồng được thực hiện sau khi đối trừ toàn bộ chi phí thực tế phục vụ cho việc thi công như giá trị tiêu hao

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 47 - 163)