Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp đáng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 31 - 33)

7. Bốc ục của luận văn

1.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực

1.3.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp đáng

được hưởng

Vềphương diện triết học, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu với nhau. Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và thiệt hại là kết quả của hành vi vi phạm. Về nguyên tắc, bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra, là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng17. Do đó mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng cũng có sự liên quan mật thiết với nhau, hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, nhưng thiệt hại ở đây là

khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng.

Trong khoa học pháp lý, tính nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại xảy ra có thuộc tính khách quan, nó thể hiện ở chỗ hành vi vi phạm nghĩa vụ

trong những điều kiện nhất định đã gây ra thiệt hại như là một quá trình khách quan tất yếu. Khi đó hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng là kết quả. Về mặt thời gian, nguyên nhân phải có

trước kết quả, do đó hành vi vi phạm nghĩa vụ phải có trước khi có thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Nếu thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp

đáng lẽ được hưởng không xuất phát từ hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì hành vi vi phạm đó không là nguyên nhân và chúng không có mối quan hệ nhân quả với nhau, vì vậy bên có quyền không thểcăn cứ vào thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng để yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ bồi thường đối với loại thiệt hại này. Bởi hành vi vi phạm nghĩa vụđó không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại xảy ra đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Khi xét về hiện

tượng có thể có nhiều hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng nhưng nếu chúng không có mối quan hệ nhân quảthì cũng

không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bên vi phạm.

Trong kinh doanh, thương mại các chủ thể có thể tham gia cùng lúc nhiều quan hệ khác nhau và các quan hệ này có thể là cầu nối cho quan hệ khác nên khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra một hoặc nhiều khoản thiệt hại và

một khoản thiệt hại cũng có thể được sinh ra bởi nhiều hành vi vi phạm hợp đồng. Khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng chưa được cụ thể hóa trong bất kỳvăn bản quy phạm pháp luật nào cũng như chưa được pháp luật quy định một cách chi tiết, rõ ràng. Do vậy, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp

đồng và thiệt hại là khoản lợi trực tiếp đáng lẽđược hưởng càng khó khăn hơn. Trên

thực tế giải quyết tranh chấp tại trọng tài và Tòa án về yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bị vi phạm, các cơ quan tài phán sẽ dựa trên những chứng cứ mà bên bị vi phạm cung cấp và dựa trên sự giả định, suy đoán để đưa ra phán quyết chấp nhận, chấp nhận một phần hay bác bỏ yêu cầu bồi thường của bên bị vi phạm. Vì vậy, phán quyết của Tòa án hay Trọng tài là nhận định riêng, những giả định nên góc nhìn của mỗi người đôi khi cũng sẽ khác nhau, do đó thường không có sự thống nhất với nhau.

Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, trong đó hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kết quả là thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng. Khi xét về thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng

lẽ được hưởng đểxác định trách nhiệm bồi thường của bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm phải cung cấp những chứng cứ, tài liệu thể hiện việc hành vi vi phạm hợp

đồng đã làm cho bên bị vi phạm mất đi khoản lợi mà mình đáng lẽđược hưởng đó.

Bởi những chứng cứ mà bên bị vi phạm cung cấp sẽxác định được thực tế có khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng hay không và hành vi vi phạm có là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đối với khoản lợi này không. Nếu bên bị vi phạm cung cấp được những chứng cứ rõ ràng thể hiện thực tế có thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng

lẽ được hưởng và hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm đã làm họ mất đi

khoản lợi đó thì yêu cầu bồi thường sẽđược tòa án, trọng tài chấp nhận.

Chứng cứ thể hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng chẳng hạn như trong hợp đồng mua bán hàng hóa một bên mua hàng để bán lại hàng cho bên thứ ba để hưởng khoản chênh lệch

nhưng do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên bán làm cho bên mua phải hủy hợp đồng với bên thứ ba, do đó khoản lợi trực tiếp mà bên mua đáng lẽ được

1.4 Nghĩa vụ chứng minh và hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽđƣợc hƣởng

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo luật thương mại 2005 (Trang 31 - 33)