PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
3.2.2.5 Hoàn thiện các quy định về quyền hạn của toà án nhân dân trong quá trình xét xử vụ án hành chính
xét xử vụ án hành chính.
Quyền hạn của toà hành chính ở các nước có những quy định khác nhau nhưng đều cố gắng đảm bảo nguyên tắc, hoạt động tài phán hành chính không xâm phạm đến hành chính quản lý. Tuy nhiên việc trao cho Toà án quyền xét xử khiếu kiện hành chính thì phải trao cho Toà án những quyền hạn nhất định thể hiện qua phán quyết của toà. Các nước đều quy định quyền hạn chung nhất của Toà án là: Thứ nhất, Toà án được quyền huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định trái pháp luật. Thứ hai, yêu cầu cơ quan hành chính
trong một thời gian nhất định phải thực hiện một nghĩa vụ pháp luật đã được giao nhưng đã chậm trễ hoặc không thực hiện.
Ở Trung Quốc, Toà án có thể sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của cơ quan hành chính, điều đó có nghĩa là bản án của Toà án sẽ thay thế quyết định hành chính. Ở Đức, thẩm quyền của Toà án được quy định còn rộng hơn. Ngoài việc sửa đổi, huỷ bỏ quyết định bất hợp pháp, Toà án còn có quyền buộc cơ quan hành chính phải ra một quyết định hoặc thực hiện một hành vi hành chính mà họ đã từ chối với công dân [45,tr.127]. Trong khi đó, văn bản về tố tụng hành chính có giá trị pháp lý cao nhất của chúng ta hiện nay là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại chưa có một quy định rõ ràng cụ thể về phần rất quan trọng này.Về những nội dung chính phải thể hiện trong bản án kết thúc quá trình xét xử, khoản 2 Điều 49 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung chỉ quy định rất chung chung:
“ Bản án phải có những nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên toà;
b) Họ, tên thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, thư ký phiên toà; c) Tên, địa chỉ cuả các đương sự, người đại diện của họ;
d) Yêu cầu của đương sự; e) Các quyết định của toà án; g) Án phí, người phải chịu án phí; h) Quyền kháng cáo cuả đương sự.”
Trở lại với Luật Khiếu nại, tố cáo, Điều 45 quy định:
“ Quyết định giải quyết khiếu nại phải có những nội dung sau đây: g) Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
g) Việc bồi thường thiệt hại (nếu có)”.
Có thể thấy quyền hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính là khá rõ ràng và có hiệu lực bắt buộc với người có trách nhiệm thi hành. Trong khi đó, nội dung, tính chất của bản án và quyết định là gì, điều đó có nghĩa mấu chốt của vấn đề là bằng hoạt động xét xử các vụ án hành chính, Toà án
có thể can thiệp vào hoạt động hành chính đến mức độ nào thì Pháp lệnh mới nhất cũng không đề cập đến.
Tuy nhiên, trong Công văn số 39/KHXX tại Mục 6 lại chỉ ra: “đồng thời với việc ra quyết định huỷ bỏ quyết định hành chính hay kết luận là trái với pháp luật, toà án cần kiến nghị với cơ quan đã ra văn bản quy phạm pháp luật trái văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên để cơ quan đó tự huỷ bỏ”[35]. Với cách giải thích như trên có nghĩa Toà án đương nhiên có quyền huỷ bỏ quyết định hành chính hay kết luận hành vi hành chính đó là trái pháp luật. Và Toà án còn có nghĩa vụ kiến nghị với cơ quan đã ra văn bản quy phạm pháp luật trái văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên để cơ quan đó tự huỷ bỏ. Đây là một quy định hợp lý và cần thiết đảm bảo quyền hạn của Toà án khi đưa ra phán quyết, và buộc các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức bắt buộc phải thi hành các phán quyết của Toà án, làm trong sạch và lành mạnh, hiệu quả công tác hành chính nhà nước. Tuy nhiên theo chúng tôi quy định này cần được chính thức bổ sung trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chứ không phải đặt trong một Công văn mang tính chất hướng dẫn, giải thích của Toà án tối cao như hiện nay.