Một số nguyên nhân của các tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 93 - 95)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

2.3. Một số nguyên nhân của các tồn tại trên

Nhận định về nguyên nhân của những sai lầm thiếu sót trên, trong báo cáo tổng kết công tác giải quyết các vụ án hành chính của Toà hành chính TANDTC đã chỉ ra một số nguyên nhân sau:

- Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành từ năm 1996 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 1998 nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn. Cho đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Pháp lệnh. Một số văn bản hướng dẫn nhưng giá trị pháp lý của văn bản đó chưa cao, mới chỉ là các công văn hướng dẫn. Mặt khác, một số vướng mắc từ thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính đã được Toà hành chính TANDTC đề xuất hướng giải quyết (được nêu trong Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2000) nhưng chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức kết luận nên việc thực hiện không thống nhất, mỗi Toà án làm theo cách hiểu của mình.

- Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính chưa được quan tâm đúng mức, số lượng thẩm phán được tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Một số thẩm phán đặc biệt là các thẩm phán ở vùng sâu, vùng xa chưa có đủ điều kiện để nắm bắt một cách toàn diện, đầy đủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực quản lý hành chính có liên quan đến loại việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hành chính, còn lúng túng trong kỹ năng xét xử.

- Do tính đặc thù của vụ án hành chính, có thẩm phán khi được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính, đã chưa thực sự đề cao trách nhiệm, ngại va chạm với phía người bị kiện là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước; khi giải quyết còn lúng túng, chưa thực sự nắm vững các quy định của pháp luật hoặc chưa nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

- Công tác tuyên truyền pháp luật, đặc biệt pháp luật hành chính trong nhân dân còn hạn chế. Nhiều cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương còn né tránh, có thái độ bất hợp tác, làm chậm trễ, gây khó khăn, phức tạp cho quá trình xét xử.

Thực tiễn xét xử vụ án hành chính trong thời gian qua đã khẳng định vai trò to lớn của trình tự giải quyết khiếu kiện bằng con đường tư pháp. Số lượng các vụ án hành chính được toà thụ lý và giải quyết ngày càng gia tăng. Trong các lĩnh vực bị khiếu kiện, nổi cộm lên vẫn là các khiếu kiện về các

quyết định hành chính trong quản lý đất đai và xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên so với thực tế, các khiếu kiện xảy ra rất nhiều nhưng công dân khởi kiện ra toà còn rất hạn chế. Số vụ án hành chính đã thụ lý, giải quyết còn chậm và chất lượng chưa cao do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, bên cạnh trình tự kiểm soát hoạt động quản lý nhà nước từ bên trong thì trình tự kiểm soát hoạt động quản lý nhà nước từ phía cơ quan tư pháp, các toà án đang ngày càng thể hiện được tính dân chủ và những ưu việt của mình.

Từ việc nghiên cứu thực trạng xét xử vụ án hành chính trong những năm qua cũng như những thực trạng của hệ thống pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, những nguyên nhân của thực trạng trên đã đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cần phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 93 - 95)