Xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến đường lối giải quyết không đúng: Việc xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng, không đầy đủ,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 92 - 93)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

2.2.2.5 Xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến đường lối giải quyết không đúng: Việc xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng, không đầy đủ,

không đúng: Việc xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng, không đầy đủ, toàn diện làm sai lệch hoàn toàn đường lối giải quyết vụ án, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích của công dân.

Ví dụ: Xuất phát từ việc bà T có đơn khiếu nại yêu cầu thẩm tra lại hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất của ông C và đề nghị thu hồi Quyết định số 147/QĐ-UB của UBND tỉnh vềviệc công nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông C, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1630/QĐ-UB thu hồi Quyết định số 147/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc công nhận quyền sử dụng đất cho ông C. Quyết định số 1630/QĐ-UB không phải là quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và được ban hành đúng thẩm quyền. Quyết định số 147/QĐ-UB của UBND tỉnh mới chỉ là quyết định công nhận quyền sử dụng đất cho ông C chứ chưa phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1993. Bà T không tranh chấp tài sản cây ăn trái gắn liền với quyền sử dụng đất với ông C.

Toà án sơ thẩm thụ lý đơn kiện của ông C đối với Quyết định số 1630/QĐ-UB của UBND tỉnh để giải quyết bằng vụ án hành chính là đúng thẩm quyền. Toà án cấp phúc thẩm nhận định đây là diện tích đất thổ cư, đất vườn có cây ăn trái, có nhà ở có xuất xứ của gia đình bà T để lại, Ông C là con bà T; nếu có tranh chấp diện tích đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thuộc thẩm quyền toà án giải quyết và cho rằng UBND tỉnh ra Quyết định số 1630/QĐ-UB thu hồi quyết định 147/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc công nhận quyền sử dụng đất cho ông C là trái thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất Đai năm 1993 và Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 28-7-1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục địa chính hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai năm 1993, nên đã áp dụng điểm b khoản 2 Điều 64 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, khoản 3 điều 38 Luật Đất đai năm 1993, Thông tư liên tịch số 02/TTLT huỷ quyết định số 1630/QĐ-UB của UBND tỉnh để bà T, ông C làm đơn khởi kiện vụ án dân sự là không đúng pháp luật.

Do vậy, Uỷ ban thẩm phán TANDTC đã huỷ bản án hành chính phúc thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài các vi phạm, sai lầm như đã nêu ở trên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính còn có những vi phạm sai lầm khác như việc phân biệt không đúng thẩm quyền giải quyết giữa TAND và UBND, giữa toà hành chính và Toà dân sự, việc xác định tư cách người tham gia tố tụng tại phiên toà, quy định án phí các vi phạm này buộc người có thẩm quyền phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nhiều vụ án phải xét xử lại, mất nhiều thời gian, tiền bạc cho đương sự, ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân với cơ quan toà án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 92 - 93)