Một số vướng mắc trong hoạt động xét xử hành chính tại toà án nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 84)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

2.2.2 Một số vướng mắc trong hoạt động xét xử hành chính tại toà án nhân dân.

án nhân dân.

Xử lý các vi phạm hành chính là một biện pháp pháp luật mà Nhà nước áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó các khiếu kiện hành chính xảy ra rất nhiều trong đời sống và trở thành những vấn đề thời sự rất sôi động ở các địa phương và trong cả nước. Số vụ khiếu nại ngày càng nhiều nhưng số đơn khởi kiện ra toà và đặc biệt tỷ lệ vụ án được toà thụ lý và giải quyết là rất ít (Xem phụ lục 5). Do đó, nhìn từ góc độ tư pháp thì hoạt động xét xử của toà án chưa phản ánh được thực chất thực trạng tình hình khiếu kiện ở nước ta. Điều đó chứng tỏ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, vai trò của toà án đối với việc đảm bảo, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân còn hạn chế. Ngay trong số ít các vụ án thụ lý để giải quyết ở TAND các cấp tỷ lệ xử sai cao, phần lớn không đáp ứng được mong mỏi nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Việc giải quyết các vụ án hành chính còn nhiều khó khăn phức tạp. Trong quá trình áp dụng pháp luật hành chính vào công tác xét xử các vụ án cụ thể cũng nảy sinh những vướng mắc nhất định. Qua khảo sát thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính, xin nêu một số thiếu sót, sai phạm chủ yếu trong quá trình thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

2.2.2.1. Trả lại đơn kiện không đúng quy định tại Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Đây là vi phạm khá phổ biến của Toà án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 84)