Hệ thống hoá toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 103 - 106)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.2.1 Hệ thống hoá toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật

3.2.1.1 Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật trên mọi lĩnh vực. Thực tiễn giải quyết khiếu kiện hành chính trong những năm qua đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ, đồng bộ, trong đời sống không một lĩnh vực nào thiếu luật. Trong những năm đổi mới, tốc độ ban hành luật của Quốc hội, các Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khá lớn. Sau khi đạo luật, pháp lệnh được Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ phải ban hành các Nghị định hướng dẫn, các bộ ngành ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết... Như vậy, một quan hệ pháp luật cụ thể sẽ chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định pháp luật, mà không phải ai, kể cả các nhà làm luật cũng biết được có cả thảy bao nhiêu quy định? Việc hệ thống hoá toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật cần phải trở thành một công việc thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước. Hiện nay, có một tình trạng các bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản

pháp luật mới chỉ quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bộ, ngành mình mà chưa tính đến chương trình làm luật quốc gia, dẫn đến nhiều quy định của văn bản luật này vừa được ban hành, chỉ trong một thời gian ngắn đã bị phủ nhận bởi một văn bản luật khác ra đời tiếp sau đó. Do vậy, điều cần lưu ý và buộc trở thành nguyên tắc làm luật, là hệ thống các văn bản trong từng ngành phải được quy định chặt chẽ, thống nhất, và cũng không được mâu thuẫn với các ngành khác. Trong trường hợp mâu thuẫn thì phải chỉ rõ, văn bản nào được áp dụng trong các trường hợp đó, các văn bản không còn hiệu lực khi văn bản mới ra đời là những văn bản nào (khoản 2 Điều 27 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2001). Cũng theo Luật này, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau (Khoản 3, Điều 80). Bởi vì như hiện nay, các văn bản thường quy định một điều rất chung chung: “các quy định trước đây trái với văn bản này đều bị bãi bỏ” vậy khi người làm luật viết ra điều này, liệu họ đã nắm được và có thể chỉ ra tất cả các quy định cần bãi bỏ hay không? Nếu mà người làm luật chưa làm được, chưa hệ thống được thì người dân- những đối tượng chịu tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật này có thể biết rõ ràng hơn họ hay không? Và như vậy, hệ thống pháp luật của chúng ta đã thực sự là hệ thống pháp luật vì dân hay chưa, hay nó mới chỉ dừng lại ở giới làm luật và một tầng lớp trí thức nhất định?

Như vậy, việc hệ thống hoá các quy định pháp luật trong đó có pháp luật hành chính cũng để nhằm hoàn thiện một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, ổn định. Pháp luật hành chính phải quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan quản lý nhà nước, từng bộ phận của cơ quan, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là những công việc liên quan đến công dân, đảm bảo nguyên tắc cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép, và công dân thì được làm tất cả những gì mà luật không cấm. Mỗi người dân khi đặt mình trong mối quan hệ nhất định họ biết mình phải làm gì, họ chỉ cần tìm

đến một văn bản nhất định mà không cần tra cứu bắc cầu qua nhiều văn bản khác như hiện nay. Pháp luật rõ ràng, đầy đủ, công khai, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức tận tuỵ, trong sạch, tuân thủ đúng pháp luật sẽ giảm bớt đáng kể những khiếu kiện hành chính ra toà. Khi kiện ra toà, thì việc giải quyết cũng nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Luận văn ThS. Luật (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)