Vấn đề Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình khoa học của các tác giả: GS.TSKH Đào Trí Úc, GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Đinh Ngọc Vượng, PGS.TS Bùi Xuân Đức, Đặng Văn Chiến, TS Ngô Huy Cương, ThS Bùi Ngọc Sơn...Qua nghiên cứu các công trình trong nước đã công bố, tác giả thấy rằng các nghiên cứu hiện có đều thớng nhất nhận định: Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, quy định những vấn đề cơ bản nhất, trọng yếu nhất của một nhà nước về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá, xã hội, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Do vậy, Hiến pháp cần phải được tôn trọng, thực hiện và phải được bảo vệ để chống lại mọi sự xâm phạm từ các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể có quyền lực từ Hiến pháp. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ đất nước, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ở Việt Nam, với hơn 66 năm lịch sử lập hiến đã cho thấy, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn khẳng định vị trí tối cao của Hiến pháp và đề ra yêu cầu bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bớ cũng thớng nhất cho rằng, hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ quan chuyên trách xem xét tính hợp hiến trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoạt động bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhưng thiếu sự phân công hợp l ý và chế độ trách nhiệm
bảo vệ Hiến pháp chưa hiệu quả. Vì vậy, trong thực tế vẫn xảy ra hành vi vi phạm Hiến pháp.
Các kết quả nghiên cứu đã đạt được nêu trên là tiền đề quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tài luận án của mình. Bên cạnh những kết quả to lớn, có ý nghĩa quan trọng, các cơng trình khoa học đã nghiên cứu trong nước còn bỏ ngỏ mô ̣t số vấn đề như: lý luận về bảo hiến trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề xuất mô hình bảo hiến cụ thể cùng với nó là cơ chế hoạt động của mô hình bảo hiến phù hợp với điều kiê ̣n chính tri ̣ , kinh tế, văn hóa - xã hội và trình độ phát triển của Việt Nam. Các vấn đề như : cách thức thành lập, vị trí vai trị , thẩm qùn, phương thức hoa ̣t đơ ̣ng, cơ cấu tổ chức , trình tự, thủ tục hoạt động... của cơ quan chuyên trách về bảo hiến chưa được đề cập một cách cụ thể. Các cơng trình hiện có chỉ dừng lại ở việc kiến nghị chung là cần xây dựng cơ chế chuyên trách bảo vê ̣ Hiến pháp.
Cũng từ những bỏ ngỏ nêu trên của các công trình khoa học đã công bố hiện nay khi nghiên cứu về vấn đề bảo hiến, tác giả luận án xác định mục tiêu cơ bản là qua nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn của các nước trên thế giới, các nước trong khu vực, kinh nghiệm lựa chọn mô hình bảo hiến của một số nước, tác giả đề xuất mô hình bảo hiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu sẽ không dừng lại ở việc phân tích tình hình thực tế ở trong nước, mà còn phân tích toàn diện các phương diện tổ chức và hiệu quả của mô hình bảo hiến hiện nay ở một sớ nước có chế độ chính trị gần gũi với Việt Nam, có tính đến các yếu tớ đặc thù về chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội và lịch sử của mỗi nước và khu vực, từ đó rút ra các kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
Chƣơng 2