Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng mô hình bảo hiến ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm trong Nhà nước Pháp quyền Luận án TS. Luật 62 38 01 01 (Trang 126 - 128)

- Vƣơng quốc Campuchia:

4.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng mô hình bảo hiến ở Việt Nam

bảo hiến ở Việt Nam

Hiến pháp là bản văn chính trị - pháp lý thể hiện chủ quyền và sự đồng thuận của nhân dân trong việc xác lập đô ̣c lâ ̣p chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ , chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ghi nhận các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là báu vật của quốc gia cần được tôn trọng và bảo vệ. Bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ sự toàn vẹn những giá trị về nội dung và hình thức của Hiến pháp trước mọi sự xâm phạm từ các cơ quan công quyền. Nhu cầu bảo vệ Hiến pháp là khách quan, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp - là đạo luật cơ bản , đạo luật gố c, mang tính chính trị - pháp lý đặc biệt và tính tuyên ngôn sâu sắc.

Định hướng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bảo hiến được xác định trong Nghị quyết số 48 ngày 02 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020: “Xác định cơ chế bảo vệ Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức

bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp”[1]. Tiếp theo đó, trong Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến,

hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”; “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động

hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa X khẳng định một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tính tối cao, toàn vẹn của Hiến pháp là cần phải tiến hành “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt

động lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế, cơ chế, cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thớng nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục xây dựng từng bước hoàn thiện cơ chế, kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”[17 - tr. 246, 247].

Việc xây dựng mô hình bảo hiến phải xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ lợi ích của dân tộc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền là xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì vậy khơng có lý do gì mà vi phạm pháp luật của công dân thì bị xử lý, còn việc xâm phạm, lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước lại được miễn trừ. Để giải quyết câu chuyện này, điều quan trọng là tìm ra các biện pháp kiểm soát các cơ quan nhà nước. Chỉ khi đó, chính quyền mới thực sự là chính quyền của nhân dân, người dân có niềm tin vào cơng lý

và tơn trọng, chấp hành pháp luật. Vì vậy, để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, không thể khơng nghiên cứu thiết lập mơ hình bảo hiến mô ̣t cách hiê ̣u quả, hiê ̣u lực.

Ở Việt Nam bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thớng nhất, có sự phân cơng, phới hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là nguyên tắc hiến định nhằm bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Trong đó, Q́c hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có qùn lập hiến và lập pháp. Q́c hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân công, phân nhiệm và xác định rõ trong Hiến pháp. Vì vậy, đòi hỏi phải giữ vững sự cân bằng và ổn định trong phân công thực hiện quyền lực nhà nước theo một trật tự hiến định, hạn chế mọi sự vượt quyền, lạm quyền từ bất cứ cơ quan nào. Theo đó, khi có sự vượt quyền, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, vi phạm thẩm quyền hiến định thì phải có cơ chế để phán quyết, đó chính là cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm trong Nhà nước Pháp quyền Luận án TS. Luật 62 38 01 01 (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)