Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 72 - 73)

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, và

2.7.6.Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng

Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004, biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định chung và được hướng dẫn chi tiết trong Nghị quyết số 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 áp dụng cho thủ tục tố tụng dân sự nói chung như: cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài khoản ở nơi gửi giữ; kê biên tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ… Theo đó, Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã lựa chọn những biện pháp phù hợp có thể áp dụng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó có thể là:

- Thu giữ; - Kê biên;

- Niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; - Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được hiểu là: cho bán sản phẩm hàng hóa; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho

bạc nhà nước, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định…

Về cơ bản, các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ nằm trong quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Như vậy, trong quy định của Luật chưa đề cập đến những biện pháp khẩn cấp tạm thời đặc thù áp dụng trong sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong trường hợp vi phạm nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 72 - 73)