Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 91 - 97)

- Xử lý yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại: Các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thường được sử dụng trong giải quyết các vụ án dân sự nó

3.2.Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

Đứng trước thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và thực tế công tác xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thời gian qua như đã phân tích ở trên, chúng ta cần chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong xã hội, những hạn chế đang tồn tại trong cơ chế xử lý xâm phạm nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, phân tích những ngun nhân đó để tìm ra hướng khắc phục và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này. Những tồn tại chủ yếu được chỉ ra như sau:

Thứ nhất, hạn chế từ phía xã hội: do mâu thuẫn giữa cung và cầu đã làm cho vi phạm về nhãn hiệu đang ngày càng gia tăng dưới hành vi chủ yếu là làm hàng giả. Xuất phát từ thực tế nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu

lại chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh kéo dài. Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta bước vào thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với cơ sở kinh tế hết sức nghèo nàn và lạc hậu. Cho đến nay, nền kinh tế của nước ta mặc dù đã có sự chuyển biến lớn và sâu sắc nhưng nhìn chung vẫn là nền kinh tế nhỏ, phân tán, năng suất lao động thấp. Hàng hóa được sản xuất ra trên thực tế thì khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế cịn yếu. Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, hàng hóa vừa thiếu về số lượng, kém về chất lượng, giá thành lại cao. Chính vì lý do trên nên hàng giả được nhập lậu từ nước ngoài vào và hàng giả được sản xuất trong nước để giảm bớt mâu thuẫn cung cầu.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt vật chất ngày càng cao, phong phú về số lượng, chủng loại và chất lượng nhưng mức thu nhập của người dân còn thấp, những hàng thật ngoại nhập hoặc sản xuất trong nước giá quá cao, trong khi đó giá cả của hàng giả chấp nhận được, phù hợp với thu nhập của đa số nhân dân lao động. Đây trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu trong thời gian vừa qua có chiều hướng gia tăng.

Do mâu thuẫn giữa các đối tượng cạnh tranh, đây là nguyên nhân chung của tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong nền kinh tế của các nước. Trong cơ chế thị trường với nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần chịu sự tác động bởi quy luật cạnh tranh, vì thế các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Đó là sự cạnh tranh lành mạnh, đúng hướng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có khơng ít những chủ thể kinh doanh có những động thái cạnh tranh khơng lành mạnh, tìm cách hạ uy tín, lấn chiếm, giành giật thị phần khách hàng, lấy ví dụ về việc một số cơng ty sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu TISCO của Công ty gang thép Thái Nguyên. Vi phạm về nhãn hiệu do việc làm hàng giả, nhái mẫu mã, nhái nhãn

mác hàng hóa…là thủ đoạn thường thấy. Mặt khác, hàng kém chất lượng, hàng giả từ bên ngoài nhập vào bán với giá thấp gây mất ổn định thị trường, làm nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước mất thị phần, sản lượng giảm sút, hàng hóa tiêu thụ chậm như hàng dệt may, sành sứ, hàng kim khí điện máy…

Công tác tuyên truyền giáo dục liên quan đến sở hữu trí tuệ chưa

được phổ biến, sự hiểu biết của toàn xã hội với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình cịn hạn chế, chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ nói chung, các chủ thể sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Thời gian gần đây, sở hữu trí tuệ và vai trị của tài sản trí tuệ đã dần được nhận thức tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, so với địi hỏi của tình hình, hiểu biết của những người làm sáng tạo, của các doanh nghiệp, thậm chí của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế.

Nhìn chung, ý thức pháp luật của cơng dân và thái độ của họ đối với vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung chưa cao, hiểu biết về sở hữu trí tuệ, trình độ lý luận và tri thức nói chung của tồn xã hội đối với vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung cịn hạn chế. Nguyên nhân là chúng ta chưa triển khai tốt xã hội hóa pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chống hàng giả, hàng nhái… đến người dân. Xem xét trong hầu hết các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn của nhà nước chưa ý thức đầy đủ về vai trị, giá trị của tài sản trí tuệ, rất ít doanh nghiệp có tổ chức bộ phận chuyên phụ trách về sở hữu trí tuệ. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ hoặc coi vấn đề sở hữu trí tuệ là một bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tình trạng chủ sở hữu nhãn hiệu hay người có quyền lợi ích liên quan ít sử dụng con đường tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự xuất phát từ tâm lý ngại tiếp xúc với tòa án, ngại đưa việc tranh chấp ra tịa án vì sợ bị coi là phải ra hầu tịa. Họ khơng muốn đưa vấn đề ra công khai trước cơng chúng vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh

doanh. Họ chưa ý thức rõ về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình khi yêu cầu tòa án ra phán quyết.

Xét về mạng lưới dịch vụ sở hữu công nghiệp, các tổ chức đại diện đã được hình thành từ năm 1996 nhưng cịn rất mỏng. Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ đến tháng 7 năm 2007, có khoảng 65 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp với 237 người đại diện sở hữu công nghiệp đang hoạt động trong các tổ chức này. Hoạt động chủ yếu của các tổ chức này mới chỉ là làm thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ cịn vai trị trong đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống lại nạn hàng nhái, hàng giả chưa cao. Dịch vụ sở hữu trí tuệ nói chung chưa được cung cấp rộng khắp mà mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chất lượng dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ hầu như ở mức thấp. Đây là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ sở hữu trí tuệ Việt Nam so với nước ngồi.

Thứ hai là tồn tại từ phía cơ quan nhà nước: Việc điều hành và quản lý của nhà nước về sản xuất, kinh doanh và chống hàng giả cũng như cơ chế đảm bảo thực thi chưa hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức. Từ khi nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường đã tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ và tích cực về mọi mặt đời sống xã hội, nhất là nền sản xuất hàng hóa phát triển nhảy vọt. Quy luật lợi nhuận đã lơi cuốn sự quan tâm của tồn xã hội, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh chạy đua chiếm vị trí trên thị trường. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến lược rõ ràng, các chính sách điều hành và quản lý xã hội, kinh tế liên tục đổi mới, từng bước phù hợp. Song trên thực tế, sự đổi mới về cơ chế chính sách điều hành, quản lý chưa theo kịp với đổi mới trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ và chặt chẽ. Hơn nữa, quá trình triển khai thực hiện hệ thống chính sách cịn tồn tại q nhiều bất cập, ví dụ: quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh về chất lượng, số lượng, chủng loại…hàng hóa cịn quá lỏng lẻo. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu gia tăng.

Về phía cơ quan thực thi, trên thực tế, năng lực chun mơn về sở hữu trí tuệ của hệ thống bảo đảm thực thi nói chung và của đội ngũ thẩm phán xét xử loại việc có liên quan đến sở hữu cơng nghiệp cịn kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Các thẩm phán xét xử về sở hữu công nghiệp vừa thiếu về số lượng và vừa yếu về chun mơn nghiệp vụ vì hầu hết trong số họ chưa được đào tạo trong lĩnh vực này, kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên mơn về sở hữu trí tuệ cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, thủ tục xét xử tại tòa án còn rườm rà, kéo dài. Điều này khiến cho một số bản án của tòa án chưa bảo đảm chất lượng. Đây là khó khăn lớn đồng thời là một trong những nguyên nhân của tình trạng thực thi bằng biện pháp dân sự qua con đường tòa án kém hiệu quả hiện nay.

Thứ ba là những hạn chế từ quy định pháp luật: Pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự trong đó có nhãn hiệu trong thời gian vừa qua. Mặc dù với sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, một số hạn chế trong biện pháp dân sự để bảo vệ nhãn hiệu cũng như quyền sở hữu trí tuệ đã được khắc phục, sửa đổi cho phù hợp với địi hỏi của q trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu nhiều quy định cần thiết, đặc biệt là:

- Quy định về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp dân sự trong giải quyết xâm phạm đối với nhãn hiệu cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung cịn những điểm chưa hợp lý. Các thủ tục tố tụng dân sự hiện hành còn nặng nề, phiền phức và kém hiệu quả làm cho người có quyền khi tiến hành khởi kiện và theo đuổi vụ kiện mất nhiều thủ tục phức tạp, chính vì vậy cũng góp phần gây ra tâm lý e ngại của người có quyền không muốn khởi kiện các vụ tranh chấp tại tịa án. Có thể phân tích một ngun nhân điển hình là quy định về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trước Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự chỉ được thực hiện sau khi người yêu cầu đã nộp đơn khởi kiện. Bộ luật Tố tụng

2004 đã có những thay đổi nhất định về vấn đề này, đã quy định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành đồng thời với nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đặc biệt là đối với nhãn hiệu, việc ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hóa vi phạm vào các kênh thương mại và bảo vệ chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm là rất quan trọng, trường hợp chủ thể bị xâm phạm muốn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc phải tiến hành nộp đơn khởi kiện. Quy định trình tự, thủ tục như vậy là một cản trở rất lớn về tính cấp thiết của biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Quy định về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại vẫn chỉ mang tính nguyên tắc, định khung làm cho công tác giải quyết các vụ xâm phạm của tòa án bằng biện pháp dân sự gặp nhiều khó khăn do khơng thống nhất được cách xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại. Lấy một ví dụ trên thực tế, chủ sở hữu thơng thường phải chi phí một khoản khơng nhỏ cho việc theo đuổi vụ kiện, các khoản tài chính bị mất do bị thiệt hại từ hành vi xâm phạm quyền, chi phí cho việc tranh tụng (thuê luật sư bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình…). Pháp luật trước đây khơng đề cập đến chi phí cho thuê luật sư. Cho đến nay, khoản chi phí này đã được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 làm căn cứ tính mức bồi thường nhưng chỉ là quy định chung mà chưa có hướng dẫn chi tiết trong văn bản giải thích Luật này. Tương tự như vậy với trường hợp bồi thường thiệt hại do luật định, nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã phù hợp với nguyên tắc trong pháp luật các nước tiêu biểu. Tuy nhiên điểm thiếu hụt của pháp luật là các ngun tắc đó mang tính tổng qt, khó áp dụng, đặc biệt là các căn cứ "tùy thuộc vào mức độ thiệt hại" và giới hạn khung tối đa, tối thiểu. Chính vì vậy địi hỏi phải có các quy định chi tiết về cách thức áp dụng.

- Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa thật sự có hiệu quả, chưa có những quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính chuyên biệt điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

đối với nhãn hiệu. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu cơng nghiệp, nhãn hiệu theo quy định chung cho vụ việc dân sự quy tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự. Các quy định này chưa thực sự đáp ứng được u cầu có tính đặc thù của lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chưa đáp ứng được yêu cầu của TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề này. Cho đến nay, mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và một loạt các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan đã được áp dụng nhưng các quy định về vấn đề này vẫn chưa thật sự phù hợp. Cần đề ra những biện pháp khẩn cấp tạm thời điều chỉnh có hiệu quả và kịp thời dựa trên đặc thù của lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu.

Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự trong Luật Sở hữu trí tuệ 2000 và các văn bản liên quan về cơ bản đã được thay đổi phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và xu hướng chung của thế giới, phù hợp hơn với cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt với TRIPS và BTA. Mặc dù vẫn còn một số quy định chưa hợp lý nhưng hy vọng trong thời gian tới sẽ được sửa đổi nhằm phát huy hiệu quả và tính đúng đắn.

Tóm lại, thực tiễn việc áp dụng các biện pháp dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thời gian qua đã cho thấy những hạn chế nhất định. Các nguyên nhân đã được chỉ ra và phân tích ở trên từ nhiều góc độ, trên cơ sở những phân tích này để đề ra hướng khắc phục và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cho pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 91 - 97)