Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 75 - 85)

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, và

3.1.Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.

3.1. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hiệu

3.1.1. Thực trạng về việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua việc đăng ký bảo hộ

Nhãn hiệu là một trong số những nhân tố quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có quyền đương nhiên đối với một nhãn hiệu. Để được hưởng sự bảo hộ và bảo vệ của chính sách bảo hộ nhãn hiệu nói chung, chủ nhãn hiệu cần thiết tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Trên cơ sở đó, chủ nhãn hiệu có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu. Hiện nay ở Việt Nam, thông qua các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các Nghị định và Thơng tư hướng dẫn thi hành… thì quá trình xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu được tiến hành thông qua việc nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Khi nhận được đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ

nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xử lý đơn theo đúng thủ tục, trình tự mà pháp luật quy định, tức là tiến hành các hoạt động liên quan đến việc xét nghiệm hình thức và nội dung của đơn. Hiện nay, với quy định mới của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có một số thay đổi: quy định về giấy tờ đã được rút gọn hơn, thời gian xét nghiệm đơn được rút ngắn, việc xét nghiệm đơn nhãn hiệu ngày càng được chính xác và phù hợp hơn với tình hình mới, các căn cứ quy định một nhãn hiệu được coi là đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay khơng có sự thay đổi so với trước, khắc phục được một số hạn chế so với quy định pháp luật trước đây. Nhìn chung, quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu phù hợp với thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, từ năm 1982 đến năm 2006 số đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam và nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong khoảng thời gian hai mươi lăm năm từ 1982 đến 2006, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được khoảng 110.253 tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu trong đó lượng đơn nhãn hiệu do người nộp đơn Việt Nam là 64.078 đơn (chiếm 58%) và lượng đơn do người nộp đơn nước ngoài là 46.175 đơn (chiếm 42%). Tổng lượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong thời gian này tương ứng là 78.060 giấy, số giấy chứng nhận cấp cho người nộp đơn Việt Nam là 43.345 giấy (chiếm 55,5%), cho người nộp đơn nước ngoài là 34.715 giấy (chiếm 44,5%).

Trên thực tế, lượng đơn đăng ký vào Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có sự khác biệt theo từng khoảng thời gian nhất định. Có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1999, trong vòng 17 năm, tổng số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ là 44.139 đơn, trong đó đơn của người nộp đơn trong trong nước là 18.816 đơn, của người nước ngoài là 25.323 đơn. Tổng số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được cấp cũng trong thời gian từ 1982 đến 1999 là 32.995 giấy trong đó giấy chứng nhận đăng ký cấp cho người nộp đơn Việt Nam là 13.338 giấy và người nộp

đơn nước ngoài là 19.657 giấy. Có thể theo dõi lượng đơn đăng ký nhãn hiệu trong những năm qua bằng bảng số liệu sau:

Năm Đơn nhãn hiệu quốc gia đã được nộp bởi Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1982-1988 461 773 1234 1989 255 232 487 1990 890 592 1482 1991 1747 613 2360 1992 1595 3022 4617 1993 2270 3866 6136 1994 1419 2712 4131 1995 2217 3416 5633 1996 2323 3118 5441 1997 1645 3165 4810 1998 1614 2028 3642 1999 2380 1786 4166 2000 3483 2399 5882 2001 3095 3250 6345 2002 6560 2258 8818 2003 8599 3536 12135 2004 10641 4275 14916 2005 12884 5134 18018 2006 16071 6987 23058 Tổng số 80149 53162 133311

(60.1%) (39.9%)

Bảng số liệu Đơn yêu cầu bảo hộ NH nộp trực tiếp vào Cục SHTT từ 1982-20064

Năm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp cho Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1982-1989 380 1170 1550 1990 423 265 688 1991 1525 388 1913 1992 1487 1821 3308 1993 1395 2137 3532 1994 1744 2342 4086 1995 1627 2965 4592 1996 1383 2548 3931 1997 980 1506 2486 1998 1095 2016 3111 1999 1299 2499 3798 2000 1423 1453 2876 2001 2085 1554 3639 2002 3386 1814 5200 2003 4907 2243 7150 2004 5444 2156 7600 2005 6427 3333 9760 2006 6335 2505 8840 Tổng số 43345 (55.5%) 34715 (44.5%) 78060

Bảng số liệu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp từ 1982 - 20065

Bảng số liệu trên cho thấy, trong suốt khoảng thời gian mười bảy năm từ 1982 đến 1999, lượng đơn nộp cũng như lượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn trong nước thấp hơn so với lượng đơn cũng như lượng giấy chứng nhận được cấp của người nước ngoài. Thời gian này ý thức xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để bảo vệ tài sản nhãn hiệu chưa được chú trọng thể hiện trên số lượng đơn nộp tương ứng với thời gian theo số năm chỉ ở mức thấp.

Sang giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, trong vòng 6 năm số đơn nộp vào đã tăng lên rõ rệt, có cả sự thay đổi về cơ cấu lượng đơn giữa người nộp đơn trong nước và người nộp đơn nước ngoài. Tổng số đơn trong 6 năm này là 75.672 đơn trong đó đơn của người nộp đơn trong nước là 46.933 và đơn của nước ngoài là 27.839. Số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong giai đoạn này là 45.065 trong đó giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn trong nước là 30.007 giấy và của nước ngoài là 15.058 giấy. Điều này cho thấy nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đã được nâng cao, các cá nhân, tổ chức trong nước đã ý thức được rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ thành quả sáng tạo do mình bỏ cơng sức và tiền bạc làm ra. Điều này cũng chứng tỏ năng lực công tác trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đặc biệt khả năng đăng ký xác lập quyền, cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu và thủ tục giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lĩnh vực này của đội ngũ cán bộ công chức nước ta trong những năm qua đã có nhiều cố gắng.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Vì vậy, ngồi thể thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ cịn tiếp nhận một số

lượng đơn của người nước ngồi là cơng dân của các nước thành viên Thỏa ước và Nghị định thư nộp đơn đăng ký để bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam thông qua Văn phòng quốc tế của WIPO tại GENEVE (Thụy Sỹ). Theo số liệu trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2004 đã có 10.264 đơn nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ tại Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau. Để ngày càng thu hút đầu tư của nước ngoài, Việt Nam đã và đang nỗ lực để xây dựng một cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thật sự hiệu quả. Đây là tiền đề góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển phù hợp với sự phát triển của thời đại.

3.1.2. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nhất là đổi mới về quản lý kinh tế, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, khuyến khích phát triển nền kinh tế cơ chế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng, các sản phẩm hàng hóa phong phú, đa dạng đưa nước ta bước sang thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường đã phát sinh khơng ít tiêu cực, tình hình vi phạm pháp luật nói chung cũng như xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt đối với nhãn hiệu ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong các vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu này, hành vi xâm phạm thông qua việc làm hàng giả là chủ yếu. Theo số liệu từ địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thống kê trong 6 tháng đầu năm 2006, qua kiểm tra cơ quan Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản vi phạm 1.215 vụ, thì có 47 vụ hàng giả vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Cũng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hàng hóa giả các nhãn hiệu nổi

tiếng trên thế giới đang bày bán tại nhiều địa điểm kinh doanh với trình độ tinh vi, "giả như thật" khiến người tiêu dùng không thể nào nhận biết được như các loại kính mát Italy, giày Nike, đồng hồ tay Seiko, Citizen, Rolex, máy tính Casio, phụ tùng điện tử…Tình trạng hàng nội giả ngoại sản xuất tràn lan. Khơng phải chỉ có hàng Trung Quốc sản xuất giả hàng ngoại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đã gây khó khăn cho nhiều cơ quan chức năng, mà hàng ngoại được sản xuất giả tại nội địa cũng tràn lan, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mới đây, một xưởng sản xuất rượu "Remus Cognac" giả, do Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất - thương mại Phú Phú thực hiện, đã bị phát hiện và lập biên bản xử lý tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tang vật tại hiện trường gồm 14.933 chai rượu Remus Cognac và Remus XO giả, với bao bì và nắp chai hết sức tinh vi. Hay như trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Đào, nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm thuốc duỗi tóc "Wellastrate"- Germany, Hội viên Hiệp Hội chống hàng giả đã phải kêu cứu về nạn hàng giả của sản phẩm này. Theo Đại diện Công ty Nam Đào, có đến gần 10 loại thuốc duỗi tóc mang nhãn hiệu "Wellastrate" giả đang được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Hàng giả Wellastrate chẳng những duỗi tóc khơng thẳng mà cịn làm cho người sử dụng bị cháy tóc, xót rát và trầm trọng hơn là gây sưng tấy da đầu, rất nguy hại.6

Ngồi ra có thể liệt kê thêm một số vụ việc vi phạm điển hình khác thơng qua các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu trong suốt thời gian qua: hành vi sử dụng nhãn hiệu Chanel’s dùng cho cửa hàng thời trang số 5 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội làm gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng CHANEL của tập đoàn CHANEL tại địa chỉ 135, avenue Charles de Gaulle F-92200 NEUILLY-SUR-SEINE (FR) đã đăng ký theo

đăng ký quốc tế số 201151. số 339124 cho sản phẩm thời trang nhóm 25. Nhãn hiệu Tài Tài của Cơ sở Tài Tài, địa chỉ 109-111 Cao Xuân Dục (Cần Giuộc cũ), phường 12, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh sử dụng phần hình ơng già tương tự gây nhầm lẫn với phần hình ơng già trong nhãn hiệu Tân

Tân và hình ơng già theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 41523, số 44964, 44965 của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại chế biến thực phẩm Tân Tân tại địa chỉ số 32C ấp Nội Hóa, xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương cho sản phẩm đậu phộng chiên thuộc nhóm 29, nhóm 30. Hành vi sử dụng nhãn hiệu "Hi Cros Lug" cho sản phẩm lốp của công ty cao su Đà Nẵng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu "Hi Cross Lug 80" của CEAT LIMITED địa chỉ 463 Dr.Annie, Besant road, Worli, Mubai 400 025, India cho sản phẩm săm, lốp, lót săm nhóm 12.7

Vi phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như kể trên có những biểu hiện đáng lo ngại. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm và đã thu được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung, hiệu quả bảo đảm thực thi vẫn còn rất khiêm tốn. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một cuộc điều tra tổng hợp về tình hình vi phạm, xâm phạm sở hữu trí tuệ cũng như về nhãn hiệu, chưa thiết lập được hệ thống theo dõi về tình hình này, do đó chưa có các số liệu chính xác. Tuy nhiên có thể nhận biết tình hình khái quát thông qua các hoạt động thị trường và qua những ý kiến đánh giá của nhiều người quan sát khác nhau ở trong nước và nước ngoài với nhận định chung về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam là một điểm yếu cần phải khắc phục.

Vi phạm, xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua việc làm hàng giả trở thành phổ biến. Hầu như mọi sản phẩm hàng hóa đều có hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp. Từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường như thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ vệ sinh cá nhân đến đồ dùng gia đình, phương tiện, máy móc hoặc các sản phẩm cao cấp đặc dụng như mỹ phẩm, dược phẩm…đều có các sản phẩm nhái nhãn hiệu, sao chép nhãn hiệu. Hành vi xâm phạm xảy ra ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thơng và xuất nhập khẩu trong đó phổ biến nhất là ở khâu lưu thông và nhập khẩu. Hàng nhái, hàng hóa có chứa yếu tố xâm phạm quyền sở

hữu đối với nhãn hiệu có mặt cả ở thành thị lẫn nông thôn, được bày bán ở cả các quầy hàng nhỏ, tại các chợ lẫn ở các trung tâm thương mại hiện đại và các siêu thị với độ nhái, giả tinh vi khác nhau. Hành vi xâm phạm xảy ra ở mọi thành phần kinh tế như tư nhân, nhà nước và liên doanh thậm chí ở cả một số doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi. Điều này khơng chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến người tiêu dùng, người sử dụng các sản phẩm đó bởi các sản phẩm nhái không đảm bảo chất lượng, khơng hồn thành được chức năng của sản phẩm. Không những thế, các sản phẩm nói trên cịn có khả năng ảnh hưởng dây chuyền đến các hệ thống sản xuất của một ngành, một địa phương, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

Về mức độ nghiêm trọng và phức tạp của tình hình xâm phạm sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu đang có dấu hiệu gia tăng. Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, nếu những năm đầu 1990 số vụ việc xâm phạm về sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà cơ quan này được báo cáo trong mỗi năm là rất ít thì hiện nay tăng lên đáng kể, cụ thể là: năm 1994 số vụ xâm phạm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 75 - 85)