Hủy bỏ việc áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 73 - 75)

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, và

2.7.7.Hủy bỏ việc áp dụng

Điều 209 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo đó Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện bởi Tòa án, cơ quan đã tiến hành ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở Điều 100 Bộ luật Tố tụng Dân sự: nếu việc hủy bỏ tiến hành trước khi mở phiên tòa sẽ do một Thẩm phán phụ trách vụ kiện xem xét quyết định, nếu việc hủy bỏ trong thời điểm mở phiên tòa sẽ do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Điều 209 quy định như sau:

1. Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là khơng có căn cứ xác đáng.

2. Trong trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải xem xét để trả lại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng có căn cứ xác đáng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tịa án buộc người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, so với các căn cứ để hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung thêm trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với họ là khơng có căn cứ. Trong trường hợp này, Tịa án cũng phải xem xét để hủy bỏ việc áp dụng.

Có thể nói, mặc dù cịn những thiếu sót nhất định nhưng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự đã được nhấn mạnh và cụ thể hơn trước khá nhiều. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong ngành lập pháp nước ta, góp phần xây dựng một hệ thống các thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách kịp thời, hiệu quả, cơng bằng và ít phiền hà, thể hiện nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, cũng như hướng đến việc hội nhập với kinh tế thế giới. Trong tương lai, những hạn chế của các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ được khắc phục và hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 73 - 75)