Những ảo đảm cho cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 65 - 70)

Tại mục 2.3 luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động tới cơ chế bảo vệ QCN, như: kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống... [109]. S tác động này có thể theo chiều hướng tích c c, giúp cho việc bảo vệ QCN hiệu quả hơn, nhưng cũng có thể là tác động cản trở, đi ngược lại mục tiêu bảo vệ QCN. Vậy xét ở phương diện tác động tích c c tới QCN thì chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống cùng với t do báo chí, truyền thông, hệ thống pháp luật... tốt đẹp, đạt đến tầm cao của s văn minh, dân chủ th c s , ph hợp với các điều kiện đặc th của xã hội, nhu cầu thụ hưởng các QCN của nhân dân chính là bảo đảm cho cơ chế bảo vệ QCN hoạt động hiệu quả. Minh chứng rõ hơn về s bảo đảm của chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống, báo chí, truyền thông, hệ thống pháp luật ... tốt đẹp, văn minh đối với cơ chế bảo vệ QCN là:

+ Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của các quốc gia đương đại, văn minh luôn phản ánh trên các phương diện của xã hội để khẳng định chủ quyền của quốc gia, xây d ng và phát triển kinh tế, văn hóa, nền dân chủ th c s , mối quan hệ bình đẳng giữa các tổ chức, các nhóm, tầng lớp người trong cộng đồng, việc xây d ng, tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước luôn hướng tới mục tiêu lấy con người trung tâm.... Điều kiện chính trị này chính là nền tảng, cơ sở để Hiến pháp, pháp luật quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng tới tôn trọng, bảo vệ QCN. Việt Nam, đường lối chính trị dân chủ th c s của Đảng Cộng sản vì mục tiêu dân giàu nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội... chính là bảo đảm cho th c hiện, bảo vệ QCN [91, tr. 123-136].

+ Điều kiện kinh tế: Nền kinh tế của quốc gia là phát triển, quan hệ sản xuất là ph hợp với các yếu tố vật chất khác, tạo động l c cho các cá nhân, tổ chức hăng say lao động sản xuất, thu nhập đầu người tăng cao ... chính là tạo cơ sở vật chất - điều kiện quan trọng để bảo đảm việc th c hiện và bảo vệ QCN, con người khó có thể thụ hưởng đầy đủ các quyền của họ khi mà bản thân họ nghèo đói, khó khăn về vật chất. Điều kiện kinh tế phát triển không chỉ là để mỗi người th c hiện tốt quyền về kinh tế mà còn là tiền đề để mỗi người tiếp cận, th c hiện cũng như bảo vệ các quyền về xã hội, văn hóa, dân s , chính trị. Nhìn từ góc độ khác, nếu cơ quan công quyền, nhà chức trách được bảo đảm thu nhập, tiền lương tương xứng với trách nhiệm, s cống hiến vì lợi ích chung, bảo đảm được các nhu cầu vật chất của cá nhân và gia đình họ chính là điều kiện để họ tập trung vào chuyên môn nghiệp, tận tậm cho nhiệm vụ, không chịu áp l c, cám dỗ bởi tham nhũng, giữ cho s trong sạch của chính quyền.... Đây chính là những bảo đảm vật chất cho cơ chế bảo vệ QCN.

+ Điều kiện văn hóa: Thể hiện tập trung nhất ở giáo dục, dân trí được nâng cao. Điều này trước nhất giúp mỗi cá nhân biết rõ được mình có các quyền gì, có đủ nhận thức tham gia vào quá trình đối thoại, phản biện nhằm bổ sung, xây d ng mới các quyền; đủ khả năng th c hiện các quyền, đặc biệt là bảo vệ các quyền trước những vi phạm; đồng thời, văn hóa phát triển chính là chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các nhà chức trách được nâng cao, tránh được những sai lầm khi th c thi công vụ; ứng xử giữa người với người sẽ là văn minh, nhân văn khi họ có một điều kiện nền văn hóa tốt, phát triển.

+ Những điều kiện về truyền thống, tập quán, tín ngư ng ... tốt đẹp, theo thời gian được sàng lọc ph hợp với điều kiện phát triển của xã hội thì những yếu tố này trở thành những thuận lợi để bảo đảm, thúc đẩy cơ chế bảo vệ QCN hiệu quả.

+ Những hoạt động của truyền thông, báo chí được phát triển t do, hiệu quả cũng chính là yếu tố bảo đảm cho cơ chế bảo vệ QCN. Trong xã hội đương

đại, có nhiều ý kiến đồng thuận rằng báo chí, truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân quyền, đặc biệt là có khả năng giám sát khách quan từ phía xã hội (giám sát từ bên ngoài) đối với quá trình th c hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của hệ thống cơ quan nhà nước, nhà chức trách, đảng cầm quyền; truyền thông, báo chí có khả năng tạo áp l c, dư luận xã hội rộng lớn, sâu sắc đối với bộ máy nhà nước, từ đó nó bảo đảm cho cơ chế bảo vệ QCN hoạt động tốt. Th c tế ở phạm vi quốc tế, các quốc gia có thành t u tốt trong th c hiện, bảo vệ QCN đều là các quốc gia có t do báo chí, truyền thông; hoặc báo chí, truyền thông phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trong việc tạo niềm tin từ xã hội, bảo vệ hiệu quả quyền của các chủ thể nói chung trong xã hội. Việt Nam, báo chí, truyền thông luôn góp phần to lớn trong quá trình phát triển đất nước nói chung và chỉ ra những khiếm khuyết của các nhà chức trách để bảo vệ quyền các tổ chức, cá nhân, tham gia vào quá trình phòng, chống vi phạm pháp luật.

+ Hệ thống pháp luật đồng bộ tôn trọng, ghi nhận, bảo vệ đầy đủ hệ thống các QCN. Pháp luật là phương tiện cơ bản, chủ yếu, phản ánh ý chí chung, mang tính bắt buộc để th c hiện các giá trị của xã hội. Pháp luật với tư cách là hệ thống quy tắc xử s chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm th c hiện bằng giáo dục, thuyết phục và sức mạnh của bộ máy cư ng chế là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất của Nhà nước để bảo đảm th c hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý; pháp luật là m c thước tối thượng trong xã hội để mọi thành viên phải ứng xử theo, ngay cả Đảng cầm quyền và Nhà nước ban hành ra pháp luật cũng phải tôn trọng, th c hiện pháp luật; pháp luật như vậy đồng thời là căn cứ để giải quyết công bằng, kịp thời, bảo vệ hữu hiệu nhất khi quyền của các tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Mặt khác, pháp luật có vai trò giáo dục tích c c, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội, góp phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết t bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng [116]. Như vậy thông qua hệ thống pháp luật – các quyền t nhiên

vốn có của con người được phản ánh, được thừa nhận và bảo vệ chính là bảo đảm có giá trị cao nhất để QCN được th c hiện trong đời sống xã hội.

+ Bộ máy nhà nước th c thi pháp luật hiệu quả là bảo đảm quyết định tính hiện th c của các QCN. Nếu hệ thống pháp luật tôn trọng và bảo vệ QCN đã hình thành đồng bộ thì nó cần thiết một bộ máy tổ chức th c hiện và bảo vệ hiệu quả, kịp thời các quyền pháp lý đó trong đời sống xã hội. Hệ thống pháp luật đã ghi nhận đầy đủ các quyền mà không được th c thi trong xã hội thì tất yếu các quyền đó chỉ chủ yếu mang tính hình thức 14]. Các nhà nước phát triển, giàu có - nơi người dân được hưởng thụ nhiều giá trị hạnh phúc vốn có của con người đã được tôn trọng và ghi nhận thành pháp luật cơ bản có bộ máy th c thi pháp luật trong sạch, chống tham nhũng hiệu quả, bảo đảm th c hiện tốt các quyền. Đó là bộ máy phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, dễ dàng tiếp cận sử dụng, nhân l c làm việc trong bộ máy kiến thức chuyên môn ph hợp, có phẩm chất liêm chính, tân tậm; đồng thời bộ máy nhà nước đó chịu s giám sát, phản biện của xã hội.

Từ những phân tích ở trên, có nhiều yếu tố bảo đảm cho cơ chế bảo vệ QCN được th c hiện hiệu quả. Để xây d ng được cơ chế bảo vệ QCN hoàn thiện, khả thi, hiệu quả cần phải tính toán tới s phát triển đồng bộ của các yếu tố bảo đảm cho cơ chế; nếu thiếu các yếu tố bảo đảm này hoặc có s mất cân đối giữa các yếu tố bảo đảm này thì cơ chế bảo vệ QCN có nguy cơ chỉ là tính hình thức, lý thuyết. Song pháp luật c ng với bộ máy th c thi pháp luật dường như hiện diện ở tất cả các yếu tố khác, tạo cơ sở pháp lý cho các yếu tố khác phát huy được vai trò và hiệu quả trong việc th c hiện QCN trên quy mô toàn xã hội; pháp luật và bộ máy th c thi pháp luật là các yếu tố cần nhấn mạnh nhất trong hệ thống các yếu tố bảo đảm cơ chế bảo vệ QCN vận hành hiệu quả.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ QCN. Nội dung chương 2 đã tập trung thể hiện rõ được các vấn đề như sau:

1. Xác định khái niệm bảo vệ QCN, khái niệm cơ chế bảo vệ QCN trên cơ sở khảo cứu, phân tích, đánh giá những quan điểm khác nhau, ở nhiều lĩnh v c, trên phạm vi quốc tế và ở Việt Nam về bảo vệ QCN, cơ chế bảo vệ QCN. Luận án đã luận giải rằng: bảo vệ QCN không chỉ là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân với trình t , thủ tục nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vi phạm QCN mà s tôn trọng QCN đã có ngay từ khi có quan điểm, tư tưởng, ghi nhận các QCN bằng pháp luật. Luận án xác định khái niệm cơ chế bảo vệ QCN gồm hai thành tố là thể chế và thiết chế c ng trình t và thủ tục bảo vệ QCN.

2. Xác định khái niệm thể chế và khái niệm thiết chế. Thể chế là những quan điểm, tư tưởng, hệ thống các quy định pháp luật về QCN; thiết chế hệ thống cơ quan tổ chức và cá nhân với các trình t , thủ tục bảo vệ QCN. Mối quan hệ chỉnh thể, s tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc l n nhau giữa thể chế và thiết chế chính là s vận hành các thành tố trong cơ chế bảo vệ QCN.

3. Phân tích những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống tác động tới cơ chế bảo vệ QCN, s vận động, phát triển và nét đặc th của cơ chế bảo vệ QCN ở những khu v c, quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam; những điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống, truyền thông, t do báo chí, hệ thống pháp luật đồng bộ, bộ máy nhà nước th c thi pháp luật hiệu quả là bảo đảm cho tính hiệu quả của cơ chế bảo vệ QCN. Để xây d ng được cơ chế bảo vệ QCN hoàn thiện, khả thi, hiệu quả cần phải tính toán tới s phát triển đồng bộ của các yếu tố bảo đảm cho cơ chế; nếu thiếu các yếu tố bảo đảm này hoặc có s mất cân đối giữa các yếu tố bảo đảm này thì cơ chế bảo vệ QCN có nguy cơ chỉ là ý tưởng, mang tính hình thức, lý thuyết.

Xác định những vấn đề nghiên cứu ở Chương 2 sẽ là cơ sở lý luận, phương hướng để tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề th c tiễn về cơ chế bảo vệ QCN tại các chương tiếp theo, hướng tới đạt mục đích của Luận án.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)