Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 28 - 31)

1.2. Các công trình nghiên cứu về thể chế ảo vệ quyền con ngƣời

1.2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Luận án tập trung nghiên cứu một số công trình của các tác giả nước ngoài tr c tiếp liên quan tới thể chế (quan điểm, tư tưởng, pháp luật) bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu như sau:

Tác giả Stig Handenius và Sweden Institute, năm 1990 đã tái bản lần thứ ba, có sửa đổi cuốn Swedish Politics During the 20th Century, Printed in Sweden by Centraltryckeriet (Chính trị ở Thụy Điển trong thế kỷ XX). Cuốn sách gồm 12 vấn đề sắp xếp theo trật t lịch sử phát triển của Thụy Điển từ đầu thế kỷ XX đến đầu thập niên 1990, đã phân tích, bình luận dưới góc độ khoa học những thành t u và mặt trái của toàn bộ đời sống chính trị ở Thụy Điển trong suốt thế kỷ XX và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của “mô hình Thụy Điển” trong tương lai. Mặc d tài liệu tập trung về vấn đề chính trị song là cơ sở phản ánh chính sách, quan điểm về QCN, bảo vệ QCN ở Thụy Điển, cũng như việc đưa ra nhận xét về thành t u hoặc hạn chế đối với chính sách và thành t u bảo vệ QCN của Thụy Điển.

ương, thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc), viết bài “Khảo sát về Chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)”, đăng trên Tạp chí Chủ nghĩa Mác và Hiện

thực số tháng 3/2002 của Trung Quốc, được tác giả Nguyễn Hải Hoành biên dịch và

chú thích lại trên trang http://nghiencuuquocte.org ngày 03 tháng 06 năm 2015 đã khảo cứu lý thuyết cũng như th c tiễn xây d ng và phát triển đất nước Thụy Điển theo hướng Nhà nước dân chủ, phục vụ nhân dân, bảo đảm và bảo vệ các QCN với những giá trị phúc lợi xã hội và hoạt động minh bạch, trong sạch của công quyền trước xã hội…. Bài viết làm sáng tỏ về lý luận và th c tiễn quan điểm, tư tưởng, mục tiêu hoạt động th c tiễn của Nhà nước Thụy Điển trong s nghiệp tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ những giá trị QCN của người dân Thụy Điển.

Tác giả Jaakko Husa của Khoa Luật, Đại học Helsinki, năm 2010 viết bài “Nordic Constitutionalism and European Human Rights – Mixing Oil and Water”, Tạp chí Scandinavian Studies In Law, Vol. 55 (Chủ nghĩa lập hiến Bắc Âu và Quyền con người châu Âu - s pha trộn giữa dầu và nước) đã phân tích điểm tương đồng, những mâu thu n, xung đột về tâm lý, quan điểm tới văn hóa pháp lý các quốc gia Bắc Âu so với châu Âu và Anh quốc trên cơ sở các bản Hiến pháp, hoạt động của Tòa án tư pháp các quốc gia trong mối quan hệ với Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECtHR), qua một số vụ việc được giải quyết tại Tòa án các quốc gia Bắc Âu và ECtHR, đồng thời làm sáng tỏ đặc trưng pháp luật các quốc gia Bắc Âu trong mối liên hệ với chính trị nói chung và nội tại các quốc gia phía đông, phía tây Bắc Âu.

Báo cáo kiểm điểm định k theo cơ chế UPR của Hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC) và Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) là tài liệu có tính khách quan, đa chiều phản ánh th c trạng quan điểm, tư tưởng, nội dung pháp lý các QCN c ng hệ thống cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ QCN, xu hướng vận động, phát triển, ưu điểm, hạn chế về QCN ở các quốc gia Bắc Âu cũng như Việt Nam. Tài liệu là căn cứ để khảo cứu th c tế và đưa ra những đánh giá, nhận định về hiện trạng cơ chế bảo chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu.

Ủy ban Ngoại giao Hoa K năm 1992 được th c hiện theo quy định tại mục 116 (d), mục 502(b) của Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961 đã sửa đổi và những yêu cầu về lập pháp tại mục 505 (c) của Đạo luật Thương mại năm 1974, đã sửa đổi. Báo cáo nghiên cứu về th c tiễn nhân quyền của các quốc gia là thành viên LHQ và không là thành viên LHQ, trong phạm vi ở tất cả các châu lục, với độ dài 1193 trang. Mục đích của báo cáo là hỗ trợ thành viên Quốc hội trong hoạt động xem xét, nghiên cứu lập pháp, đặc biệt là với Luật hỗ trợ nước ngoài. Báo cáo đã phân tích khái quát, căn bản nhất những đặc trưng pháp luật về nhân quyền và kết quả quá trình th c thi các quyền này, trong báo cáo có đề cập tới trường hợp của Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland. Tương t , tác giả cũng tập hợp các báo cáo những năm gần đây (từ năm 2013 đến năm 2016) có nội dung về hệ thống pháp luật, hoạt động, thái độ của nhà chức trách, hiệu quả hoạt động bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu.

PGS.TS Catherine Jacqueson của Đại học Copenhagen năm 2015 viết bài “Accessing social rights in the EU, Report on Denmark” (Tiếp cận quyền xã hội của châu Âu, báo cáo về Đan Mạch) phân tích quan điểm cởi mở của Chính phủ Đan Mạch khi xem các công ước quốc tế về nhân quyền nói chung là nguồn luật có thể viện d n áp dụng tại các Tòa án Đan Mạch mà không cần phải quy định ở luật trong nước, song cũng có băn khoăn của các nhà chức trách Đan Mạch rằng việc này có thể làm ảnh hưởng tới giá trị vốn có trong xã hội của họ. Bài viết đã gợi mở hướng mới cho nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về QCN.

Tác giả Karin M. Bruzelius (nguyên Thẩm phán Toà án tối cao Na Uy), năm 2015 đã có bài viết “The Nordic Constitutions and judicial review” (Các bản hiến pháp Bắc Âu và việc rà soát, giám sát của tư pháp) – bài viết d a trên cơ sở bài luận giảng của giáo sư Fredrik Sejersted tại Hội nghị lần thứ 40 của các Luật sư Bắc Âu ngày 21 tháng 8 năm 2014. Nội dung bài viết nghiên cứu kết cấu, s khác biệt về nội dung, số lượng điều luật của các bản Hiến pháp Bắc Âu và th c tiễn th c hiện các bản hiến pháp này qua hoạt động của toà án, theo đó khẳng định Hiến pháp Bắc Âu chưa khi nào quy định thành lập Toà án bảo hiến nhưng Toà án ở thời k hiện

đại đã v n rà soát tính hợp hiến của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khẳng định vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ các giá trị QCN qua việc bảo vệ để hiến pháp không thể bị vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)