Các công trình nghiên cứu về thiết chế bảo vệ quyền con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 33 - 38)

Trong nhóm này, luận án tập hợp các nghiên cứu về cơ quan, tổ chức th c thi, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy QCN. Cụ thể:

1.3.1. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Tác giả Linda C. Reif với nghiên cứu “Building Democratic Institutions: The Role of National Human Rights Institutions in Good Governance and Human

Rights Protection” (Xây d ng các tổ chức dân chủ: Vai trò của cơ quan nhân quyền trong quản trị tốt và bảo vệ quyền con người), Tạp chí Harvard Human Rights

Journal 13 1-69 Spr 2000. Phân tích tổng quan mô hình cơ quan nhân quyền quốc

gia (NHRI): Thanh tra Quốc hội, Ủy ban nhân quyền quốc gia, các mô hình hỗn hợp khác; việc hỗ trợ thành lập và quản trị tốt cơ quan nhân quyền.

Năm 2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã cùng tác giả Frauke Lisa Seidensticker Anna Wuerth nghiên cứu về “NHRI – Mô hình, chương trình, thách thức và giải pháp”, phân tích chung các mô hình NHRI ở cấp độ quốc gia, quốc tế, ví dụ ở 7 quốc gia, hướng d n và khuyến nghị Việt Nam về thành lập NHRI.

Tác giả Thomas Pegram, 2010, có bài viết “Diffusion Across Political Systems: The Global Spread of National Human Rights Institutions” (Hệ thống chính trị truyền bá: s lan tỏa toàn cầu của NHRI), Human Rights Quarterly, Volume 32, Number 3,

August 2010, pp. 729-760, Johns Hopkins University Press, bàn về nguồn gốc Bắc Âu

của NHRI, s phát triển và thích ứng với các hình thức chế độ chính trị của cơ quan nhân quyền trên toàn thế giới.

Với các nghiên cứu tập trung về mô hình Thanh tra Quốc hội trong bảo vệ QCN tác giả Bent Christensen, University of Copenhagen, năm 1961 có nghiên cứu về “The Danish Ombudsman” (Thanh tra Quốc hội Đan Mạch); Bộ Ngoại giao, Quốc hội và Quỹ dân chủ Đan Mạch đã xuất bản cuốn The Danish Ombudsman, năm1995; năm 2001, Thanh tra Quốc hội Đan Mạch đã xuất bản cuốn The Ombudsnam and his

work 1995-1999 (Thanh tra Quốc hội và những hoạt động từ 1995-1999). Cũng năm

2001, Trung tâm nhân quyền Đan Mạch xuất bản cuốn Nation human rights

institutions, articles and working papers (Các NHRI, các bài viết và tài liệu làm

việc), tái bản năm 2005, bàn luận về thành lập, s phát triển chức năng, sức ảnh hưởng, đặc tính, năng l c của NHRI, quan điểm, kinh nghiệm về tổ chức bảo vệ nhân quyền của các khu v c khác trên thế giới.

Tác giả Michael Gøtze, năm 2010, đã viết bài “The Danish ombudsman, A national watchdog with selected preferences”, Tạp chí Utrechtlawreview, (Thanh tra Quốc hội Đan Mạch, một cơ quan giám sát quốc gia với những ưu tiên l a chọn).

Phân tích quá trình hình thành, phát triển, chức năng, thẩm quyền, th c tế hoạt động, kết quả đạt được trong bảo vệ QCN của Thanh tra Quốc hội Đan Mạch, bên cạnh Thanh tra Quốc hội ở các quốc gia Bắc Âu.

Năm 2000, Trung tâm nghiên cứu QCN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Hiến pháp, pháp luật và QCN, kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển”, một số tác giả của Thụy Điển như: Nữ Nghị sĩ Quốc hội Thụy Điển Viola Furubjelke có hai Tham luận: 1/ “Các cơ chế giám sát của Quốc hội – kinh nghiệm của Thụy Điển” bàn về quyền l c của Quốc hội trong giám sát Chính phủ và các cơ quan quản lý khác qua sáu khía cạnh để bảo đảm QCN; 2/ “Tiến bộ trong pháp luật và Hiến pháp về QCN – kinh nghiệm của Thụy Điển” bàn về quy định pháp luật Thụy Điển, châu Âu, LHQ và th c tiễn bảo vệ QCN của Thụy Điển; Nghị sĩ Gustaf Von Essen cũng có hai Tham luận: 1/ “Th c tiễn về QCN cho các Nghị sĩ Quốc hội”, phân tích vai trò của các Nghị sĩ trong th c tiễn bảo đảm và thúc đẩy QCN Thụy Điển; 2/ “Bảo vệ các nhóm đặc biệt, phụ nữ, trẻ em và người thiểu số” của Thụy Điển thông qua việc ban hành luật, lập các Thanh tra Quốc hội, Ủy ban Quốc hội chuyên ngành đối với các nhóm đặc biệt. Mặc dù tài liệu chỉ nói đến một khía cạnh nhất định trong giám sát, bảo vệ QCN, song đó là những mảnh ghép để kế thừa cho nghiên cứu về cơ chế bảo vệ QCN ở Bắc Âu.

Các tác giả Katerina Linos & Tom Pegram có nghiên cứu “Interrogating Form and Function: Designing effective national human rights Institutions”, (Chức năng, hình thức thẩm vấn: thiết kế NHRI hiệu quả), năm 2015, http://www.humanrights.dk/ trả lời cho câu hỏi làm thế nào để thiết kế một NHRI đạt hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra, làm cơ sở lý luận và th c tiễn để thiết kế một NHRI và d báo tính hiệu quả của nó.

Các tác giả Nigel Thomas - Brian Gran -Karl Hanson viết bài “An independent voice for children‟s rights in Europe? The role of independent children‟s rights in stitutions in the EU” (Tiếng nói độc lập cho quyền trẻ em ở châu Âu? Vai trò của các tổ chức quyền trẻ em độc lập ở EU), Tạp chí International Journal of Children’s

Rights 19 (2011) p 429-449, NXB Martinus Nijhoff, đã phân tích, đánh giá vị trí,

gia châu Âu và trên thế giới, cũng đồng thời băn khoăn việc để cơ quan bảo vệ trẻ em độc lập hay gộp vào tổ chức nhân quyền nói chung ở các quốc gia châu Âu.

Năm 2016, Viện Luật nhân quyền và nhân đạo Thụy Điển (RWI) đưa ra “Báo cáo của Hội nghị bàn tròn về NHRI của Thụy Điển: Khám phá các mô hình và l a chọn”, (Roundtable on Swedish NHRI: Exploring Models and Options), ở Lund, 02/6). Báo cáo nêu ra bối cảnh và mục tiêu xây d ng mô hình NHRI của Thụy Điển, trên cơ sở các mô hình NHRI ở khu v c Bắc Âu và trên thế giới; là tài liệu có hàm chứa cả tính lý luận và th c tiễn về NHRI.

UN Office of the High Commissioner for Human Rights (OHCHR) với Tờ tin số 29 “Human Rights Defenders: Protecting the Right to Defend Human Rights, Fact Sheet No.29” năm 2004 chứa đ ng các thông tin về các nhà bảo vệ nhân quyền, như: vai trò, tình hình hoạt động và những tăng cường bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền trước những hậu quả từ công việc của họ.

OHCHR, năm 2014, “Fact Sheet No.19 National Institutions for the Promotion and Protection of Human Rights”, là tài liệu chứa thông tin về các hoạt động của OHCHR trong thiết lập và hỗ trợ các NHRIs; hợp tác giữa các tổ chức của quốc gia và hệ thống nhân quyền quốc tế; hoạt động hỗ trợ của OHCHR cho Ủy ban điều phối quốc tế của các NHRI, của các mạng lưới khu v c có liên quan.

1.3.2. Những nghiên cứu về thiết chế bảo vệ quyền con người ở trong nước

Nghiên cứu về thiết chế bảo vệ QCN dường như là vấn đề được đặt ra ở giai đoạn nối tiếp sau khi đã có những nghiên cứu về nội hàm, nội dung các QCN. Vì vậy khoảng 10 năm trở lại đây mới xuất hiện nhiều nghiên cứu ở lĩnh v c này. Cụ thể:

Năm 2010, các tác giả của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội biên dịch sách chuyên khảo Quyền con người (tập tài liệu chuyên đề của Liên Hợp Quốc), tại Chuyên đề số 19 bàn luận về NHRI, các mô hình NHRI trên thế giới. Năm 2011, trong Sách chuyên khảo Hiến pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả Vũ Công Giao-Vũ Thu Quyên có viết bài “Cơ quan nhân quyền quốc gia, vị trí của nó trong Hiến pháp trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam”. Năm 2015, tác giả Trịnh Quốc Toản – Vũ Công Giao biên soạn Sách chuyên khảo Thực hiện các quyền hiến

định trong Hiến pháp năm 2013, có nội dung “Cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam và gợi mở cho việc thành lập NHRI của Việt Nam” của đồng tác giả Vũ Công Giao – Nguyễn Minh Tâm. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Mai Văn Thắng có bài viết “Mô hình Ombudman ở Liên Bang Nga và gợi mở cho hình thành thiết chế bảo vệ quyền con người hiến định ở Việt Nam hiện nay”.

Năm 2011, TS. Nguyễn Đức Thùy, Viện Nghiên cứu QCN của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã chủ trì nghiên cứu Đề tài cấp bộ, mã số B.10 – 35A Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia một số

nước ASEAN và Trung Quốc – kinh nghiệm đối với Việt Nam, đã đề xuất kiến nghị

và phương án xây d ng cơ quan quốc gia bảo vệ và thúc đẩy QCN ở Việt Nam. Năm 2015, tác giả Nguyễn Văn Hiển của Viện Khoa học Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đã chủ trì nghiên cứu Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người của một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình ở Việt Nam” phân tích mô hình thiết chế NHRI ở một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình Ủy bản Nhân quyền quốc gia cho Việt Nam.

khía cạnh bài viết trên các Tạp chí, mới xuất hiện trong vài năm gần đây, có thể kể đến: Tác giả Tường Duy Kiên đã nghiên cứu “Mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm QCN ở nước ta”, Tạp

chí Nghiên cứu Lập pháp số 15/2009, phân tích về mô hình Thanh tra Quốc hội phổ

biến ở Bắc Âu và ở các châu lục khác nhau, coi các NHRI chính là thể chế quốc gia về nhân quyền; gần đây nhất tác giả này cũng đã nghiên cứu mới về “Các yếu tố quyết định đến s l a chọn mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia”, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật số 2/2016, phân tích 3 mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia chủ

yếu, 3 vấn đề mà cơ quan nhân quyền phải có và bốn yếu tố tác động đến việc xây d ng và l a chọn mô hình NHRI. Tác giả Vũ Công Giao có viết “Cơ quan nhân quyền quốc gia, vị trí của nó trong Hiến pháp trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3, T2/2012, nghiên cứu khái quát về NHRI trên

chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 19/2013, phân tích thiết chế bảo vệ QCN là hệ thống các cơ quan nhà nước và NHRI, phương án xây d ng mới và hoàn thiện thiết chế bảo vệ QCN hiện có của Việt Nam. Tác giả Chu Hồng Thanh, năm 2014 viết bài “Luật sư tham gia giám sát và phản biện xã hội”, Tạp chí Luật sư, số 8/10. Các tác giả Vũ Thị Bích Hường, Trần Quang Trung của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh viết bài “Nguyên tắc Paris 1993 và vấn đề thành lập NHRI ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 5/2014. Tác giả Nguyễn Đăng Dung với bài “Tòa án th c hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3+4/T/2015đã khẳng định tòa án là thể chế trong thiết chế nhà nước đảm nhận phân xử các vụ việc bảo vệ QCN và bảo vệ công lý. Năm 2016, tác giả Vũ Công Giao - Nguyễn Minh Tâm đăng bài “Cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á và những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1.

Kỷ yếu Hội thảo Cơ quan nhân quyền quốc gia, thực tiễn quốc tế và bài học

kinh nghiệm với Việt Nam, do Bộ Ngoại giao, UNDP, Trường Đại học Luật Hà Nội

kết hợp th c hiện năm 2015, Tham luận của các tác giả đã phân tích những khía cạnh khác nhau của cơ quan nhân quyền quốc tế, khu v c và quốc gia, là tài liệu để nhìn nhận đa chiều về cơ quan nhân quyền cũng như gợi mở cho Việt Nam về vấn đề này. Cũng năm 2015, Hội thảo khoa học quốc tế Cơ quan nhân quyền quốc gia -

kinh nghiệm của các quốc gia ASEAN do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ

chức đã có những Tham luận về mô hình NHRI ở các quốc gia ASEAN, đưa ra một số mô hình cơ quan nhân quyền có thể áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 33 - 38)