Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 42)

Với mục tiêu hoàn thiện cơ chế bảo vệ QCN của Việt Nam, trên cơ sở nghiên những vấn đề lý luận và th c tiễn về cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu, th c trạng cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam, tìm ra một số kinh nghiệm từ các quốc gia Bắc Âu và khả năng áp dụng ở Việt Nam. Tác giả xác định giả thuyết nghiên cứu của Luận án [145] là: Một số kinh nghiệm trong cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu có thể áp dụng được trong cơ chế bảo vệ quyền con người của Việt Nam.

Trên cơ sở giả thuyết nghiên cứu chung này, tác giả đặt ra các câu hỏi cụ thể và kèm theo giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời đƣợc xác định gồm những nội dung nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Những yếu tố nào ảnh hƣởng tới cơ chế ảo vệ

quyền con ngƣời cũng nhƣ làm nên sự khác iệt, tƣơng đồng nhất định của cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời ở các quốc gia?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời ở các

quốc gia Bắc Âu và ở Việt Nam nhƣ thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 4: Kinh nghiệm nào của cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời ở các quốc gia Bắc Âu có thể đƣợc áp dụng ở Việt Nam hiện ngay trong giai đoạn hiện nay, kinh nghiệm nào có thể áp dụng trong giai đoạn tiếp theo, khi kinh tế - xã hội đã phát triển mạnh mẽ hơn?

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 của Luận án đã tập hợp, khảo cứu tổng quan các công trình khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu, ở Việt Nam và chia thành ba nhóm các công trình về cơ chế, thể chế, thiết chế bảo vệ QCN. Nội dung chương 1 đã tập trung làm rõ các vấn đề đề sau:

1. Khảo sát, đánh giá các khái niệm, quan điểm của các tác giả, các nhà nghiên cứu về cơ chế bảo vệ QCN;

2. Xem xét, nghiên cứu các quan điểm, tư tưởng, nội dung pháp lý hiện nay của các nhà nghiên cứu về thể chế bảo vệ QCN, vị trí, vai trò của thể chế trong cơ chế bảo vệ QCN;

3. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống các cơ quan, tổ chức c ng trình t , thủ tục bảo vệ QCN (thiết chế bảo vệ QCN).

Từ đó Luận án đưa ra nhận xét rằng: các công trình khoa học hiện tại chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện ở cả phương diện lý luận và th c tiễn về cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những vấn đề nghiên cứu về lý luận, th c tiễn, các đề xuất, kiến nghị liên quan đến cơ chế bảo vệ QCN có giá trị tham khảo, kế thừa; đồng thời cũng xác định những vấn đề đã được nghiên cứu nhưng chưa rõ ràng, chưa thấu đáo; hoặc những khoảng trống cả về lý luận và th c tiễn cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ để hoàn thiện nhận thức về cơ chế bảo vệ QCN. Luận án chỉ rõ có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về cơ chế bảo vệ QCN, về các thành tố của cơ chế bảo vệ QCN và mối quan hệ giữa các thành tố, về việc phân biệt nội hàm thuật ngữ cơ chế bảo vệ QCN với những khái niệm, thuật ngữ c ng loại (bảo

đảm, bảo vệ và thúc đẩy QCN), mối quan hệ giữa cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia

Bắc Âu với châu Âu, ưu điểm và hạn chế trong cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu…. Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu và phát hiện vấn đề cần nghiên cứu, Luận án xác định giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu tương ứng, những vấn đề khoa học cần xử lý tiếp theo trong quá trình th c hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI

2.1. Khái niệm o ệ n on n i ơ hế o ệ n on n i

Quyền con người là phạm tr đa diện có tính liên ngành rộng; đồng thời cũng là vấn đề chung của toàn nhân loại. Có rất nhiều quan niệm về QCN được công bố nhưng không quan niệm nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của QCN. Bởi QCN ở những khu v c địa lý, dân tộc khác nhau với những ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa, tôn giáo… nên hình thành những tiêu chí, quan điểm khác nhau về QCN. S đúng đắn và phù hợp của các định nghĩa này vì thế cũng có thể khác nhau. Song t u trung lại, đa số các quan điểm trên thế giới, thể hiện rõ nhất ở Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, cũng như ở Việt Nam đều cho rằng QCN là t nhiên vốn có được nhà nước tôn trọng, ghi nhận thành pháp luật [12, tr.38; 69, tr.31-33; 70, tr.23; 92, tr.13]. Tiếp theo đó, QCN cần được th c thi, bảo vệ bằng quyền l c, bộ máy của nhà nước cùng các chủ thể khác trong xã hội với những quy trình, thủ tục kèm theo, ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc ghi nhận QCN là s khởi đầu có tính chất thúc đẩy QCN phát triển, nó được xem như là điều kiện cần, còn điều kiện đủ ở đây chính là các biện pháp tiếp theo bảo đảm, bảo vệ các quyền này được th c thi trong đời sống. Như vậy mới phát huy được giá trị của việc tôn trọng, ghi nhận QCN thành pháp luật, người dân mới được thụ hưởng các QCN của mình. Bảo vệ QCN trở nên có giá trị đặc biệt to lớn trong việc tôn trọng, ghi nhận quyền, cũng như việc thụ hưởng quyền của con người. Hiện nay, cơ chế bảo vệ QCN được xác định ở phạm vi quốc tế, khu v c, quốc gia; đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế bảo vệ QCN ở cấp độ quốc gia.

2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền con người

Bảo vệ là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, phổ biến ở nhiều lĩnh v c

khác nhau trong cả đời sống xã hội và t nhiên. Nhưng có lẽ thuật ngữ bảo vệ

quan nhà nước, nhà chức trách, người có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức trong phòng ngừa và xử lý vi phạm, tranh chấp liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức, của nhà nước hoặc xã hội nói chung trong mối quan hệ với nhau [29, tr.35]. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Hồng Đức, 2013, thuật ngữ Bảo vệ có thể được hiểu là hoạt động: Chống lại sự xâm phạm để

giữ lại cho luôn luôn được nguyên vẹn; hoặc là người làm công tác bảo vệ ở cơ

quan, xí nghiệp hay một nhân vật quan trọng (chủ thể tiến hành hoạt động bảo

vệ). Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp biên soạn năm 2006 [89, tr.46] và th c tế trong đời sống pháp lý, bảo vệ thường được hiểu là để giữ gìn những trật t , giá trị tốt đẹp mà pháp luật đã thiết lập bằng cách phòng ngừa, răn đe, hạn chế và xử lý những tác động xấu tới các giá trị đó. Dường như cách giải thích này chỉ hoạt động bảo vệ có phạm vi rộng hơn so với cách hiểu thông thường của thuật ngữ bảo vệ được giải thích trong cuốn Từ điển tiếng Việt thông dụng, bởi nó hàm ý tới cả cách phòng ngừa, răn đe, hạn chế chứ không chỉ là chống lại s xâm hại.

Như vậy, trong đời sống pháp lý, thuật ngữ bảo vệ mặc dù không có giải thích rõ ràng là một hoạt động hay là một chủ thể bảo vệ nào, nhưng từ góc độ này liên kết với cách giải thích thuật ngữ bảo vệ thông dụng, cho phép ta hiểu rằng, để bảo vệ các trật t hay giá trị tốt đẹp mà quy định pháp luật đã thiết lập luôn cần có các chủ thể với những hoạt động, các trình t thủ tục pháp lý tuân theo những chuẩn m c nhất định để phòng ngừa s xâm hại và xử lý vi phạm tới các giá trị pháp lý đã thiết lập. Bảo vệ được tiến hành sau khi đã xây d ng được, thiết lập xong các giá trị tốt đẹp cần bảo vệ.

phạm vi quốc tế, tùy từng lĩnh v c và ngữ cảnh mà một số thuật ngữ hàm ý

bảo vệ được sử dụng, như: defend; protect; guard; safeguard; prevent. Tuy nhiên

trong đời sống pháp lý thì thuật ngữ protectdefend thường xuyên được sử dụng trong các công trình, bài viết nghiên cứu. Trong các ngữ cảnh chỉ trạng thái hay hoạt động bảo vệ thì thuật ngữ protect được sử dụng, khi cần nói tới chủ thể th c hiện hoạt động bảo vệ thì thuật ngữ defender thường được sử dụng, cụ thể: Victim protection

(bảo vệ nạn nhân), Legal protection (bảo vệ pháp luật), protect the scene (bảo vệ hiện trường); a public defender (người bảo vệ/ luật sư bảo vệ, trợ giúp miễn phí), legal defender's office (văn phòng bảo vệ pháp lý), với phạm vi nội hàm gồm cả việc phòng ngừa và xử lý vi phạm. Vậy theo những quan sát này thì thuật ngữ bảo vệ cũng bao gồm tới các hoạt động bảo vệ, chủ thể có nhiệm vụ, chức năng bảo vệ.

Trong lĩnh v c QCN, trên cơ sở khảo cứu nhiều công trình khoa học về QCN, bảo vệ QCN, tác giả thấy rằng bảo vệ QCN thường được xem là hoạt động của các chủ thể với những quy trình, thủ tục, giúp cho giá trị tốt đẹp của QCN được giữ gìn nguyên vẹn – không bị xâm phạm, bằng cách phòng ngừa xâm phạm, răn đe để không bị xâm phạm, nếu có xâm phạm xảy ra thì phải được ngăn chặn và xử lý, khắc phục kịp thời. Bảo vệ QCN thường là việc phải th c hiện sau khi nhà nước đã ghi nhận các quyền trong pháp luật.

Tuy nhiên, mở rộng hơn quan niệm nêu trên, trong đời sống pháp lý, có những luận giải rằng, QCN là t nhiên, vốn có của con người, nhà nước chỉ cần có quan điểm, tư tưởng coi trọng, tôn trọng và ghi nhận thành pháp luật các quyền đó và bảo đảm th c hiện các quyền đó cũng chính là việc giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp của con người, tức chỉ cần ghi nhận các quyền bằng pháp luật đã là s bảo vệ các QCN [4, tr.13; 16, tr.41]. Bản thân Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 cũng nêu rằng: QCN cần được bảo vệ bằng pháp luật (Điều 6, 7, 12); và QCN cần được bảo vệ bằng tòa án (Điều 8, 10) – tức pháp luật là công cụ để bảo vệ QCN; tòa án là chủ thể tiến hành bảo vệ QCN. Vậy nên, theo nghĩa mở rộng hơn, việc bảo vệ QCN không chỉ là hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách, các tổ chức, cá nhân với những quy trình, thủ tục nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm QCN mà ngay từ khi có quan điểm, tư tưởng và ghi nhận thành pháp luật đã chính là s bảo vệ QCN rồi.

Bên cạnh thuật ngữ bảo vệ, trong lĩnh v c QCN, nhiều tài liệu còn sử dụng các thuật ngữ: bảo đảm và thúc đẩy QCN; bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy QCN, trong tiếng Anh hay sử dụng các thuật ngữ là guarantee and promote human rights,

giữa các thuật ngữ này, hay nên sử dụng thuật ngữ nào phù hợp hơn? Theo cuốn từ điển thông dụng, Nxb Hồng Đức, năm 2013, thuật ngữ Bảo đảm có nghĩa là: 1/ Làm cho chắc chắn th c hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết; 2/ S bảo đảm th c hiện được hoặc giữ được. So sánh với thuật ngữ bảo vệ thì thuật

ngữ bảo đảm cũng có điểm giống nhau là đều chỉ s hướng tới giữ gìn những giá trị

tốt đẹp nhưng điểm khác của thuật ngữ bảo đảm là nó tập trung ở cả khía cạnh hỗ trợ vật chất, kỹ thuật, nhận thức, ý thức cần thiết để th c hiện các giá trị đó, giúp cho các giá trị đó được đi vào trong đời sống. Như vậy, trong khoa học pháp lý, bảo đảm chủ yếu gắn với những khía cạnh của th c hiện pháp luật, hơn là vấn đề ngăn ngừa và xử lý vi phạm nếu có; còn bảo vệ thì chủ yếu tập trung ở việc giữ gìn, làm cho các giá trị đó không thể bị vi phạm, nếu có vi phạm thì sẽ phải ngăn chặn và khắc phục. Vì vậy dường như bảo đảm có phạm vi rộng hơn so với bảo vệ. Nhưng bảo vệ

với phạm vị hẹp hơn của mình thì nó tập trung, chuyên sâu vào khía cạnh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra với QCN.

Tương t như vậy, với thuật ngữ thúc đẩy, theo từ điển thông dụng, Nxb Hồng Đức, năm 2013, được hiểu là s kích thích, tạo điều kiện, động lực cho hoạt

động, phát triển mạnh hơn theo một hướng nhất định nào đó. Như vậy thuật ngữ

thúc đẩy QCN chính là việc tạo ra tiền đề ủng hộ cho hoạt động nhân quyền nói

chung được th c hiện tốt hơn, ở phạm vi rộng hơn, sâu hơn, chất lượng hơn. Để đạt được kết quả đó thì lĩnh v c nhân quyền cần được thúc đẩy cả về vấn đề tư tưởng, quan điểm, nhận thức và nguồn l c vật chất, con người. Trong khi đó, hoạt động nhân quyền gồm cả hoạt động bảo đảmbảo vệ, cho nên thuật ngữ thúc đẩy này có thể sử dụng gắn với cả thúc đẩy bảo đảm hay thúc đẩy bảo vệ QCN.

Luận giải nêu trên dường như cũng có tương đồng nhất định với quan điểm của quốc tế, bởi LHQ, thông qua Tuyên bố của mình về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các QCN và những t do cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi năm 1998 xác định rằng: để phát triển và bảo vệ QCN, cần tập trung vào 03 hướng: (1) thúc đẩy việc tôn trọng các QCN – xây d ng các chuẩn m c pháp lý, đây chính là việc đầu tiên nhà nước tạo điều kiện,

thể hiện quan điểm ủng hộ QCN, đặt ra tiền đề quan trọng để cho QCN được phát triển, được th c hiện có bảo đảm bằng sức mạnh nhà nước; (2) bảo vệ - bằng các thiết chế và quy trình thủ tục của nó; (3) phòng ngừa – tư vấn, giáo dục, thông tin để con người nói chung nhận thức rõ ràng hơn về quyền của chính mình, khi có nhận thức, quan điểm tốt, đúng hướng về QCN của chính mình thì t nhiên, t động giúp giảm bớt được, hạn chế được những vi phạm, những mối nguy hiểm có thể đến với QCN [5, tr.38].

Từ những phân tích tổng quát trên có thể kết luận rằng: bảo vệ quyền con người là hoạt động của hệ thống cơ quan, tổ chức, cá nhân với các trình tự, thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm quyền con người; hoạt động bảo vệ quyền con người còn mở rộng tới việc có nhận thức, quan điểm về tôn trọng, bảo vệ quyền thể hiện qua việc ghi nhận bằng pháp luật các quyền đó; bảo vệ quyền con người có tác động và quan hệ gần gũi, mật thiết với bảo đảm, thực hiện và thúc đẩy quyền con người.

2.1.2. Khái niệm cơ chế bảo vệ quyền con người

Cơ chế, là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh v c khoa học,

cả t nhiên và xã hội, cả trong lý luận và th c tiễn. Đến nay chưa có tài liệu nào nói rõ thuật ngữ cơ chế được dùng ở Việt Nam khi nào, nhưng ngành y học được xác định là sử dụng thuật ngữ cơ chế đầu tiên khi nói về cơ chế gây bệnh và cơ chế tác dụng của thuốc để giải thích về bệnh và phương pháp chữa bệnh [33, tr.12]. Theo cuốn "Từ điển bách khoa Việt Nam", năm 1999, dưới góc độ các nhà tâm lý học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)