Thể chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 123 - 194)

4.1. Thực trạng cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam

4.1.1. Thể chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

4.1.1.1. Tư tưởng bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

Từ ngàn xưa, người Việt Nam luôn khát vọng về cuộc sống hoà bình, t do, ấm no, hạnh phúc. Suốt thời phong kiến, bên cạnh những hạn chế của lịch sử, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn thể hiện tinh thần, thái độ yêu chuộng hoà bình, ý chí đấu tranh trước ngoại xâm, bài trừ cái ác, bất công mà v n khoan dung, nhân đạo, coi trọng đạo đức, pháp luật, giá trị làm người, tư tưởng trọng người dân trong xây d ng và phát triển đất nước; triết lý lấy dân làm gốc, coi trọng người dân trở thành nền tảng cho s sống còn, tồn vong của quốc gia – Đây cũng chính là nền tảng căn bản cho tư tưởng, quan điểm bảo vệ QCN của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam [12, tr.392-398, 65, tr.32-40, 68, tr.96-112]. Tuy nhiên, vấn đề QCN với những giá trị theo hướng thời hiện đại và tên gọi chính danh của nó chỉ xuất hiện trong thời k cận và hiện đại – từ thời k Pháp thuộc cho đến nay. Khi th c dân Pháp đến Việt Nam, các quyền dân tộc, QCN của Việt Nam hầu như bị hạn chế và tước đoạt hết. Nhưng cũng chính th c dân Pháp đã khởi đầu mang tới Việt Nam tư tưởng tiến bộ về QCN của Cách mạng tư sản Pháp, về t do, bình đẳng, bác ái; tiếp đó là s du nhập và phát triển tư tưởng dân quyền, quyền bình đẳng và độc lập dân tộc của thuyết Tam dân, Tuyên ngôn độc lập của Hoa K , ý chí đấu tranh giành độc lập t do, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, xây d ng nước Việt Nam dân chủ tiến bộ, coi trọng nhân dân, vì con người vốn có sẵn lại được bồi đắp, d n đường của cách mạng tháng Mười Nga với chủ nghĩa Mác - Lênin đến Việt Nam [12, tr.413-430, 68, tr.35-42].

Khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945 Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã trích d n những khẳng định về QCN, quyền độc lập dân tộc bất hủ từ Tuyên ngôn độc lập của Hoa K và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Đồng thời khẳng định QCN Việt Nam gắn liền với quyền độc lập, t do của dân tộc Việt Nam; đấu tranh bảo vệ, giữ vững quyền t do, độc lập, bình đẳng, tiến bộ của dân tộc cũng chính là bảo vệ các QCN của mỗi người dân Việt Nam.

Hiếp pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, mặc d chưa đề cập tới thuật ngữ QCN, song đã ghi nhận các quyền công dân, trong đó có nhiều quyền mà đến tận năm 1948, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền mới ghi nhận. Thể hiện tầm nhìn, trí tuệ vượt bậc và phát triển mạnh mẽ, mới mẻ trong tư tưởng, quan điểm về bảo vệ QCN ở Việt Nam 68, tr.86-98]. Tiếc rằng, sau đó là s trở lại của th c dân Pháp, s hiện diện của Hoa K , Việt Nam lại rơi vào tình trạng chiến tranh, quan điểm về QCN của Việt Nam luôn gắn liền với quyền độc lập, t do, s toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

Năm 1975 đất nước thống nhất. Việt Nam đã quan tâm và tham gia hầu hết các Công ước quốc tế quan trọng về QCN (5/9 Công ước quốc tế cơ bản về QCN). Tuy vậy, về mặt pháp lý, các quy định pháp luật của Việt Nam v n chưa sử dụng thuật ngữ QCN. Từ năm 1986 đến Hiến pháp năm 1992, sau một thời gian thống nhất đất nước, c ng với những đòi hỏi về đổi mới đất nước đã tất yếu đưa tới nhiều đổi mới trong cơ chế bảo vệ QCN, quyền công dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng chỉ rõ việc “thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và bảo đảm quyền công dân”; “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; tất cả vì dân và do dân” [12, tr.424-429]. Nhưng những xung đột nhất định giữa hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư sản chủ nghĩa v n tồn tại; chiến tranh lạnh, diễn biến hòa bình v n ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng và quan điểm về bảo vệ QCN Việt Nam. Mặc d vậy, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, quyết tâm nghiên cứu về QCN. Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 về QCN và quan điểm của Đảng ta; Cương lĩnh xây d ng đất nước trong thời k quá độ lên CNXH năm 1991 [3, 17] xác định QCN là

mục tiêu hướng tới của Xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu xây d ng và phát triển đất nước. Việt Nam thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ giá trị cốt lõi nhân quyền trên cơ sở chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị chung của nhân loại. Song dường như v n còn thái độ thận trọng với thuật ngữ nhân quyền. Vì vậy, Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam đã chỉ ghi nhận, bảo vệ QCN thể hiện ở các

quyền công dân (Điều 50). Tiếp đến năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số

41/2004/CT-TTg ngày 02/12; năm 2005, Bộ Ngoại Giao Việt Nam xuất bản Sách

trắng về thành tựu QCN của Việt Nam, khẳng định s phát triển và quan điểm tôn

trọng, thúc đẩy và bảo vệ các QCN [102, 80].

Những diễn biến nêu trên đã khẳng định một bước chuyển biến lớn và mới trong tư duy của Việt Nam, thể hiện cái nhìn khách quan về vấn đề QCN. Thừa nhận rằng QCN là vấn đề phức tạp, nhạy cảm nhưng không thể không quan tâm, ngược lại, cần quan tâm, khai thác hiệu quả, đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các QCN, bảo đảm t do, dân chủ và bình đẳng [115]. Từ đây quốc tế đã có cái nhìn và thái độ tích c c, đánh giá cao đối với Việt Nam dưới góc độ nhân quyền. Việt Nam được bầu là thành viên Ủy ban Nhân quyền LHQ nhiệm k 2001 – 2003; Ủy viên không thường tr c của Hội đồng Bảo an LHQ từ năm 2008-2009. Đại hội Đảng lần thứ XI, năm 2011, Việt Nam tiếp tục khẳng định rõ ràng, nhất quán hơn nữa quan điểm bảo vệ QCN: Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ QCN, gắn QCN với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách, xây

d ng và th c hành nền dân chủ trên mọi lĩnh v c của đời sống gắn với kỷ luật, kỷ cương và thể chế hóa thành pháp luật 38, tr.152-168].

Khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, quan điểm về QCN của Việt Nam càng được thể hiện rõ ràng, sâu rộng, mạch lạc hơn nữa cả về phạm vi và nội dung các quyền trên mọi phương diện. Theo đó, QCN và quyền công dân đã được nhận thức là hai phân loại quyền có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, cơ bản các quyền công dân được xem là đã phản ánh trong các QCN – đây là s tiệm cận với quan điểm, nhận thức chung của nhân loại về quyền và bảo vệ QCN.

4.1.1.2. Pháp luật bảo vệ quyền con người của Việt Nam

Pháp luật Việt Nam từ thời phong kiến, thời Pháp thuộc đến nay luôn phản ánh quan điểm, tư tưởng về QCN của Nhà nước, dân tộc hay nhà cầm quyền của Việt Nam….. [27, 137]. Tuy nhiên phải đến thời k hiện đại, Việt Nam mới ban hành hiến pháp, cộng cụ pháp lý tối cao phản ánh căn bản quan điểm, tư tưởng, nội dung về tôn trọng, bảo vệ các QCN.

Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam khẳng định nền dân chủ - là thành quả đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước chế độ phong kiến và th c dân. Hiến pháp có tới 18/70 điều tại chương II ghi nhận về “nghĩa vụ và quyền lợi của công dân” nhưng chưa sử dụng thuật ngữ QCN, song th c chất những quy định này chứa đ ng căn bản các QCN. Hàm ý rằng quyền độc lập dân tộc là tiền đề, điều kiện tiên quyết để bảo vệ QCN, có độc lập dân tộc mới có QCN [12, tr.413-423, 39]. Các Hiến pháp năm 1959, năm 1980 cũng đều dành một chương quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhưng do ảnh hưởng của tình hình chính trị giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản mà các bản Hiến pháp lại khẳng định mục tiêu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa là số một. Thời k này vấn đề QCN được cho là nhạy cảm và dường như không được nhắc tới cả về pháp lý và ở các lĩnh v c khác của đời sống.

Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của thời k đổi mới, các điều khoản về quyền công dân cơ bản được sửa đổi, bổ sung, mở rộng, chỉ giữ nguyên nội dung của bốn điều so với Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1992, đặc biệt với Điều 50 đã ghi nhận thuật ngữ quyền con người, cho d quy định rằng: QCN người thể hiện ở các quyền công dân. Đến năm 2013, Hiến pháp mới được ban hành, tại chương II, từ Điều 14-49, quy định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, gồm đầy đủ các quyền cơ bản của con người theo chuẩn m c chung của quốc tế. Hiến pháp năm 2013 đã mở ra một kỷ nguyên mới về việc tôn trọng và bảo vệ các QCN ở Việt Nam.

Với quan điểm, tư tưởng và Hiến pháp về bảo vệ QCN đã được xác định rõ ràng (cũng đã phân tích ở mục 4.1.1.1), Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng xây d ng hệ thống pháp luật bao quát tương đối đầy đủ cả nội dung và hình thức để cụ

thể hóa quan điểm, chính sách, Hiến pháp về bảo vệ các quyền công dân, QCN trên mọi lĩnh v c của đời sống xã hội, ngày càng cân đối, đồng bộ hơn, hoàn thiện hơn trong việc bảo vệ QCN [131].

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã dần dần, từng bước rà soát, sửa đổi, thay thế, ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đạt mục tiêu hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật bảo vệ QCN. Có thể khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ các nhóm QCN cơ bản như sau:

Quy định pháp luật về bảo vệ các quyền dân sự, chính trị được thể hiện

tập trung ở các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Luật trưng cầu dân ý năm 2015; Luật phòng, chống tham nhũng và Luật th c hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005, sửa đổi năm 2007; các Luật tổ chức: Quốc hội năm 2014, Chính phủ năm 2015, Tòa án nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cơ quan Điều tra hình s năm 2015, chính quyền địa phương năm 2015; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Bộ luật dân s 2015; Bộ luật hình s năm 2015. Luật trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật luật sư năm 2006 sửa đổi năm 2012. Pháp lệnh về th c hành dân chủ ở cấp xã năm 2007…. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013; Luật nhà ở năm 2005, sửa đổi năm 2009; Luật tín ngư ng tôn giáo năm 2016; Luật báo chí năm 2016; Luật xuất bản năm 2012. Luật về hội đang được tiếp tục nghiên cứu để thay thế luật năm 1957; Luật tiếp cận thông tin năm 2016; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Bộ luật tố tụng hình s năm 2015; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; Bộ luật tố tụng dân s năm 2015; Luật trọng tài năm 2010; Luật tố tụng hành chính năm 2015; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012…..

Quy định pháp luật về bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội: Việt

Nam đã có rất nhiều các đạo luật về sở hữu, đầu tư, kinh doanh, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, môi trường, thuế, lao động, giáo dục, du lịch … được ban hành mới, sửa đổi và thay thế kịp thời nhằm phù hợp với th c tại xã hội, bảo đảm cho QCN

được đi vào đời sống ngày càng thuận lợi, nhanh chóng hơn, chẳng hạn: Bộ luật Dân s năm 2015, Luật đất đai năm 2013, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật dầu khí năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 2008, Luật phá sản Doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật thương mại năm 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, các luật thuế …. Bên cạnh các văn bản pháp luật trên là rất nhiều văn bản dưới luật chi tiết, cụ thể thi hành.

Quy định pháp luật bảo vệ quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương:

Nhóm người dễ bị tổn thương gồm phụ nữ, người già, trẻ em, người khuyết tật, lao động di trú, người thiểu số, mắc bệnh hiểm nghèo….[12, tr.463-511]. Pháp luật Việt Nam có quy định bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau, từ Hiến pháp, Bộ luật, các Luật, các văn bản dưới luật. Các quy định này cũng ngày càng đồng bộ và hoàn thiện hơn giống như việc bảo vệ các quyền khác, tập trung nhất ở: Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 2006, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật bảo hiểm y tế năm 2008, Luật hoạt động chữ thập đỏ năm 2008, Pháp lệnh dân số năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2008, Luật thể dục thể thao năm 2006, Luật trẻ em năm 2016, Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật người khuyết tật năm 2010, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006….

4.1.2. Thiết chế c ng tr nh tự, thủ tục bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

C ng với quan điểm, Hiến pháp và pháp luật thì các thiết chế, trình t , thủ tục bảo vệ QCN Việt Nam đóng vai trò quyết định hiệu quả bảo vệ QCN. Đồng hành với thể chế bảo vệ QCN ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, các thiết chế bảo vệ quyền cũng vận động theo đó. Khi xã hội càng phát triển, những đòi hỏi về dân chủ th c s ngày càng cao thì bên cạnh các thiết chế mang quyền l c nhà nước, các thiết chế xã hội cũng ngày càng phát triển, c ng tham gia, gánh vác trọng trách thúc đẩy, bảo vệ QCN. Sau đây là nghiên cứu lần lượt các thiết chế c ng trình t , thủ tục bảo vệ QCN của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

4.1.2.1. Các thiết chế cùng trình tự, thủ tục bảo vệ quyền con người thuộc Bộ máy nhà nước

Các thiết chế này gồm: Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp. Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ tinh thần pháp quyền vì con người, tư duy chống lạm quyền, tiếm quyền; trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã tiếp thu hợp lý lý thuyết phân quyền, khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp, tư pháp. Tức là có phân công quyền l c giữa lập pháp, hành pháp

và tư pháp nhưng cùng phối hợp, kiểm soát nhau chứ không hàm ý phân chia quyền l c trong thế kiềm chế đối trọng nhau. Nghi lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao thể hiện một tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao trong th c thi và bảo vệ các QCN. Nghiên cứu cụ thể về từng thiết chế thuộc Bộ máy nhà nước trong bảo vệ QCN nêu trên được thể hiện như sau:

Thứ nhất, Quốc hội trong cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời

Theo quy định tại Điều 69, 70 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thẩm quyền:

- Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền l c Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội th c hiện quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 123 - 194)