Trong cơ chế bảo vệ QCN, thể chế và thiết chế c ng các trình t thủ tục pháp lý là các thành tố gồm nhiều bộ phận có quan hệ thống nhất với nhau. Chính vì s hiện diện đa dạng đó mà có rất nhiều những yếu tố tác động tới cơ chế bảo vệ QCN, như: kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống... [109]. S tác động này có thể theo chiều hướng tích c c, giúp cho việc bảo vệ QCN hiệu quả hơn, nhưng cũng có thể là tác động cản trở, đi ngược lại mục tiêu bảo vệ QCN. Cụ thể luận án nghiên cứu những yếu tố tác động tới cơ chế bảo vệ QCN như sau:
2.3.1. Sự tác động của chính trị tới cơ chế bảo vệ quyền con người
Chính trị là lĩnh v c thuộc về sức mạnh quyền l c của nhà nước với các đảng phái, các nhóm lợi ích trong xã hội; thuộc về vấn đề giành, giữ, th c hiện quyền l c, phản ánh tương quan quyền l c giữa nhà nước với các l c lượng, các nhóm lợi ích khác trong xã hội. Vì vậy chính trị có ảnh hưởng to lớn tới cơ chế bảo vệ QCN. Quan điểm chính trị sẽ tr c tiếp ảnh hưởng tới cơ chế bảo vệ QCN. Th c tiễn lịch sử hình thành và phát triển của các QCN về dân s , chính trị; về kinh tế, xã hội và văn hoá đã chịu ảnh hưởng rất lớn của hai quan điểm chính trị tư sản và xã hội chủ nghĩa. Từ đây mà nội dung các QCN, cũng như cách thức bảo vệ QCN ở những quốc gia với tư tưởng chính trị khác nhau là khác nhau. Vậy nên chính trị d a trên chế độ dân chủ, nội dung pháp lý cũng như cách thức, phương pháp bảo vệ QCN sẽ văn minh hơn chế độ phi dân chủ. Chế độ chính trị dân chủ càng sâu rộng, càng th c s thì rõ ràng người dân sẽ thụ hưởng được nhiều quyền [138], làm chủ được những lợi ích vốn có thuộc về con người của mình. Một xã hội mà tham nhũng tràn lan, tính minh bạch, dân chủ trong quản lý nhà nước yếu kém, sử dụng quyền l c nhà nước không hiệu quả, việc công khai nhận và chịu trách nhiệm trước nhân dân của nhà chức trách được th c hiện ở mức độ hạn chế thì rõ ràng quyền, lợi ích chính đáng của người dân đã bị tước đoạt, bị xâm hại.
Chính trị ổn định là nền tảng của việc bảo vệ QCN được th c hiện tốt hơn. Nếu chính trị bất ổn thì nhà nước và các nhóm lợi ích, các l c lượng khác nhau trong xã hội sẽ dành nguồn l c để bảo vệ cho vị thế chính trị của mình, nguồn l c
bảo vệ QCN theo đó mà bị hạn chế theo. Ngược lại chính trị ổn định, tiến bộ là tiền đề để QCN được quan tâm th c hiện, bảo vệ. Người ta khó có thể nói tới việc bảo vệ QCN trong một cộng đồng tốt khi mà cộng đồng đó có những xung đột lớn, mức độ tranh giành quyền l c chính trị diễn ra gay gắt. Vì vậy mà chính trị ảnh hưởng, tác động rất lớn tới cách thức, mức độ và hiệu quả bảo vệ QCN.
2.3.2. Sự tác động của kinh tế tới cơ chế bảo vệ quyền con người
Trên thế giới ngày nay, việc thụ hưởng QCN của người dân, cư dân ở những nước giàu có – kinh tế phát triển về cơ bản là tốt hơn những quốc gia nghèo nàn lạc hậu. Kinh tế phát triển thì các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội … có cơ hội phát triển theo. Như vậy điều kiện và mức độ phát triển kinh tế, các quan hệ sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ trong xã hội phù hợp, công bằng, tiến bộ chính là thước đo của mức độ thụ hưởng và bảo vệ QCN. Muốn người dân được thụ hưởng, được bảo vệ quyền đạt hiệu quả thì điều kiện kinh tế, vật chất nhất định phải phát triển. Tuy nhiên, chiều hướng, quan điểm, đường lối kinh tế phát triển theo hướng nào cũng là yếu tố sẽ ảnh hưởng tới việc bảo vệ và thụ hưởng quyền của người dân. Cùng là các quốc gia thuộc nhóm thịnh vượng trên thế giới nhưng mức độ thụ hưởng và bảo vệ quyền là khác nhau giữa các quốc gia này. Nguyên nhân chính là s khác biệt trong đường lối phát triển kinh tế đất nước của mỗi quốc gia.
2.3.3. Sự tác động của văn hoá, truyền thống tới cơ chế bảo vệ quyền con người
Văn hoá, truyền thống luôn chứa đ ng, phản ánh tâm lý, nhận thức, chuẩn m c hành vi, thói quen và nhu cầu tinh thần, vật chất của xã hội. Văn hoá, truyền thống có tính hội nhập nhưng cũng có tính riêng biệt đặc thù, làm nên bản sắc của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng. Th c tế các chủ thể, quy định, thủ tục bảo vệ QCN ở các quốc gia, bên cạnh chuẩn m c chung của nhân loại đều gắn với văn hoá, truyền thống vùng miền, khu v c. Từ đây mà nội dung QCN, cách thức thụ hưởng cũng như bảo vệ QCN ở những quốc gia là không giống nhau. Điều này làm nên s khác nhau giữa các cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy văn hoá, truyền thống tác động mạnh mẽ tới cơ chế bảo vệ QCN, đòi hỏi cơ chế bảo vệ QCN cần
chứa đ ng hàm lượng nhất định những giá trị của văn hoá, truyền thống. Nếu không, văn hoá, truyền thống có thể là trở ngại cho s vận hành của cơ chế bảo vệ QCN.
Song cũng cần xác định rằng những nội dung của văn hoá, truyền thống đã lạc hậu, đi ngược lại với văn minh của loài người thì không thể được phản ánh, hiện diện trong cơ chế bảo vệ QCN, cho dù những nội dung này rất bảo thủ, vô c ng khó khăn để thay đổi; hay có thể nói rằng sẽ có cuộc đấu tranh giữa lĩnh v c nào đó của văn hoá truyền thống với việc xây d ng một cơ chế bảo vệ QCN hiệu quả, văn minh.