Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 31 - 33)

1.2. Các công trình nghiên cứu về thể chế ảo vệ quyền con ngƣời

1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Đi tiên phong trong nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng bảo vệ QCN ở Việt Nam là Học viện Nguyễn i Quốc, Viện Nghiên cứu QCN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở có nhiều tác giả đã nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng QCN và bảo vệ QCN, cụ thể: Học viện Nguyễn i Quốc, năm 1989-1992 đã th c hiện Đề tài khoa học quốc tế (liên quan đến các nước XHCN, Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế) Chủ nghĩa xã hội và Nhân quyền, thể hiện nhân quyền chính là giá trị mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội. Tác giả Hoàng Văn Hảo, năm 1993, qua Đề tài nghiên cứu KX 07 – 16, “Quyền con người, quyền công dân trong sự

nghiệp đổi mới đất nước” đã tổ chức Hội thảo “Nhân quyền, dân quyền phương

Đông và phương Tây” và biên dịch tài liệu “Những vấn đề bảo vệ quyền con người

ở châu Âu thống nhất” và “Bảo vệ quyền con người trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường” thể hiện quan điểm, th c tiễn cải cách việc bảo vệ QCN bằng tòa án ở châu Âu. Tác giả Chu Hồng Thanh năm 1993 đã nghiên cứu Đề tài cấp Viện: C.Mác Ph. ngghen bàn về quyền con người; năm 1995 viết bài “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, Tạp chí Luật học tháng 9 & 10, số 5; năm 1997 viết bài “Công ước quốc tê về các quyền dân s và chính trị”,

Tạp chí Luật học tháng 7 & 8, số 4; đồng thời xuất bản sách Quyền con người và

luật quốc tế về quyền con người. Tác giả Cao Đức Thái đã có những nghiên cứu chỉ

ra quan điểm nền tảng về QCN như: Tham luận “Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người” trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hiến pháp, pháp luật và quyền con người, kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển”, năm 2000; bài “Tư tưởng quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh” trong cuốn Tài liệu tham khảo Luật quốc tế về quyền con người, năm 2005; bài viết “Những đóng góp có ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người”, Tạp chí Đảng Cộng Sản online, ngày 6/5/2009. Cũng trong cuốn Luật quốc

tế về quyền con người, Bộ Ngoại giao Việt Nam có bài “Thành t u bảo vệ quyền con người ở Việt Nam”; năm 2005, Bộ Ngoại giao đã xuất bản Sách trắng: Cuốn

sách thành tựu về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, khẳng định quan điểm,

chính sách, thành t u bảo đảm QCN ở các lĩnh v c khác nhau của Việt Nam.

Năm 2007, tác giả Nguyễn Đức Thùy của Viện Nghiên cứu nhân quyền, đã chủ trì Đề tài cấp bộ, Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền

con người và ý nghĩa với Việt Nam hiện nay, mã số B07-14, có phân tích cơ sở lý

luận và phương pháp luận về các quan điểm và chính sách nhân quyền XHCN ở Việt Nam và chỉ ra những thách thức trong bảo đảm QCN hiện nay.

Tại Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, các tác giả: Mai Hồng Qu đã biên soạn cuốn Hành trình của quyền con người (những quan điểm kinh điển và hiện đại), năm 2010, ở chương V đã tập hợp quan điểm bảo đảm QCN của rất nhiều các học giả trên thế giới; tác giả Nguyễn Hu nh Bảo Khanh trong sách chuyên khảo Bảo đảm quyền

con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, Chủ biên Võ Thị Kim Oanh, năm 2010,

có viết bài “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học và vấn đề bảo vệ quyền con người” đã chỉ ra quan điểm bảo vệ QCN trong so sánh với quan điểm của Thụy Điển.

Năm 2014, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính Phủ và Tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu Hội nghị tập huấn Công tác nhân quyền năm 2014, đã phân tích rõ quan

điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về QCN, bảo đảm QCN, vấn đề thể chế và vấn đề nhân quyền trong tình hình mới.

phạm vi các Tạp chí chuyên ngành luật có thể kể ra các công trình nghiên cứu như sau: tác giả Phạm Hồng Hải đã viết bài “Mấy ý kiến về vấn đề bảo vệ QCN trong tố tụng hình s ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/1998, khẳng định bảo vệ quyền chính là phòng ngừa và chống lại s tấn công. Tác giả Nguyễn Quang Hiền của Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có viết “Pháp luật – phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 1/2004 khẳng định vai trò của pháp luật trong bảo vệ QCN cùng những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa bảo đảm QCN; tác giả Vũ Ngọc Dương và Mai Hải Đăng với bài “Bảo vệ quyền của người phụ nữ qua so sánh Bộ luật hình s Trung Quốc và Việt Nam”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2011, cho rằng bảo vệ QCN là việc ghi nhận quyền trong luật. Tác giả Nguyễn Hồng Bắc với bài “Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học – Đặc san phụ nữ số 3/2014, xác định bảo vệ QCN gồm có tư tưởng và ghi nhận, nội luật hóa tư tưởng bảo vệ quyền đó thành luật. Tác giả Đặng Công Cường viết bài “Vai trò của Tòa án quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 1/2014. Tác giả Hoàng Hùng Hải viết bài “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật số 2/2015, theo đó, tòa án bảo vệ QCN bằng: mục tiêu công bằng, công lý, quy

trình thủ tục, phòng, chống, ngăn ngừa, trừng phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp. Tác giả Đoàn Thu Yến của Đoàn luật sư Hà Nội có nghiên cứu “Cần thiết của Luật sư trong bảo vệ QCN trong pháp luật tố tụng” Tạp chí Quản lý nhà nước, số 224 (T9/2014), phân tích vai trò bảo vệ QCN của luật sư. Tác giả Trần Thị Liên trong luận văn Thạc sĩ Luật học 2014 nghiên cứu “Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em trong điều kiện hiện nay ở Việt nam”, bàn về bảo vệ QCN gắn với các quyền của trẻ em.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng và pháp luật bảo vệ QCN của các học giả nước ngoài cơ bản đã phản ánh căn bản về tư tưởng, quan điểm, pháp luật bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu với những nét đặc trưng của khu v c cũng như mối quan hệ quốc tế; các công trình nghiên cứu ở trong nước mới chỉ bắt đầu từ khoảng năm 1990, nhiều nhất khoảng từ năm 2010 lại đây. Các nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng, pháp luật bảo vệ QCN dưới những giác độ, mức độ khác nhau, song luôn phản ánh quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách, pháp luật của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)