Thể chế bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 56 - 63)

2.2. Các thành tố trong cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời

2.2.1. Thể chế bảo vệ quyền con người

Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp năm 2006, nói tổng quát về “thể chế” là: “những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo”; “thuật ngữ này cũng thường được d ng để chỉ hệ thống các chế định hợp thành chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng trong xã hội, bao gồm các Đảng phái chính trị, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội khác và vai trò, ảnh hưởng l n nhau của các thiết chế này trong hệ thống chính trị” [89, tr.703].

Về cơ bản, các tài liệu hiện có nghiên cứu về “thể chế” bảo vệ QCN chưa nêu ra định nghĩa, khái niệm về “thể chế”, song hầu như các nhà nghiên cứu về vấn đề này đều cho rằng “thể thế” bảo vệ QCN bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật thể hiện trong hiến pháp, các bộ luật, các luật, các văn bản dưới luật của quốc gia và pháp luật quốc tế, tạo thành khuôn khổ pháp lý bảo vệ QCN [33, tr.112; 58, tr.1; 91, tr.10].

Tuy nhiên, luận án nhận thấy rằng, toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật và văn bản chứa đ ng quy phạm pháp luật nói chung và quy phạm pháp luật về bảo vệ QCN luôn chịu s tác động của các quan điểm, tư tưởng của các chủ thể liên quan, nhất là tư tưởng, quan điểm của đảng cầm quyền trong xã hội. Hệ thống quy phạm pháp luật lấy các quan điểm, tư tưởng làm nền tảng tồn tại của mình, nó chính là công cụ, phương tiện để phản ánh quan điểm, tư tưởng của đảng cầm quyền, chuyền tải quan điểm, tư tưởng này tới xã hội. Vậy nếu nghiên cứu về thể chế bảo vệ QCN

là nghiên cứu phần “thân và ngọn” của vấn đề, còn gốc rễ của nó lại chưa được quan tâm; nếu phần “gốc rễ” này được quan tâm thì sẽ nắm bắt và hiểu rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn về nội dung, nội hàm, xu hướng của hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ QCN. Vậy nên cần bổ sung thêm nghiên cứu các quan điểm, tư tưởng về bảo vệ QCN khi nghiên cứu về thể chế bảo vệ quyền. Các quan điểm, tư tưởng này có thể được thể hiện trong đường lối, chính sách của quốc gia, của các học giả được xã hội, nhà nước quan tâm, nghiên cứu áp dụng để giải quyết các vấn đề của thời đại, của xã hội.

Hiển nhiên rằng, hệ thống pháp luật nói chung hay hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người của mỗi quốc gia luôn chịu ảnh hưởng hoặc phán ánh những quan điểm, tư tưởng, học thuyết nhất định mà quốc gia l a chọn hoặc tất yếu chịu ảnh hưởng, hình thành từ truyền thống văn hóa, địa chính trị liên quan. Muốn nghiên cứu về hệ thống pháp luật của một quốc gia thì nắm bắt hệ tư tưởng, quan điểm mà quốc gia đó chịu ảnh hưởng luôn là cần thiết.

Tại Việt Nam, hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ QCN được xây d ng trên nền tảng học thuyết, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về QCN. Đồng thời có tiếp thu tinh hoa, chuẩn m c nhân quyền của quốc tế trên cơ sở văn hóa, truyền thống và những đặc thù về bản sắc của dân tộc Việt Nam [10, tr.37; 137; 84, tr.124]. Từ đây Nhà nước ta mới chuyển tải, cụ thể hoá, chi tiết hoá quan điểm, tư tưởng này thành hệ thống các quy phạm pháp luật quốc gia về bảo vệ QCN. Bên cạnh đó, các quan điểm, tư tưởng này định hướng cho quốc gia trong các hoạt động hợp tác quốc tế, tham gia vào hệ thống pháp lý quốc tế về bảo vệ QCN.

Như vậy, thể chế bảo vệ quyền con người là các quan điểm, tư tưởng và hệ thống quy định pháp luật phản ánh quan điểm, tư tưởng về bảo vệ quyền con người, làm căn cứ pháp lý ràng buộc các chủ thể trong tôn trọng, bảo vệ quyền con người.

2.2.2. Thiết chế c ng tr nh tự, thủ tục bảo vệ quyền con người

vệ quyền con người”; “thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người” đã được sử dụng trong một số các công trình nghiên cứu về QCN. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh các công trình không đưa ra định nghĩa hay khái niệm thiết chế bảo vệ QCN. Song nội dung các công trình nghiên cứu này bàn luận về các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo đảm hoặc bảo vệ QCN cùng chức năng, nhiệm vụ, quy trình hoạt động của các cơ quan tổ chức [10, tr.281; 35, tr.19]. Cuốn Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, năm 2006 cũng không có phần riêng giải thích nội hàm thuật ngữ thiết chế. Nhưng trong phần giải thích về “thể chế” có nêu thuật ngữ này cũng “thường được d ng để chỉ hệ thống các chế định hợp thành chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội khác và vai trò, ảnh hưởng l n nhau của các thiết chế này trong hệ thống chính trị”. Như vậy cách giải thích này cho phép ta xác định rằng thể chế là hình thức biểu hiện của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị và vai trò, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận; còn các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị chính là các thiết chế. Suy ng m cách giải thích này và cách tiếp cận trong nghiên cứu của các nhà khoa học là hoàn toàn có s tương đồng, cho d các nhà nghiên cứu không đưa ra khái niệm hay định nghĩa về thiết chế.

Trong th c tế, các thiết chế bảo vệ QCN có những cấp độ khác nhau, đó là cấp độ toàn cầu, khu v c và quốc gia. phạm vi quốc tế có thiết chế bảo vệ QCN theo Hiến chương LHQ, các thiết chế d a trên Công ước về QCN; ở phạm vi khu v c có thiết chế bảo vệ QCN ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á; tiếp theo là thiết chế bảo vệ QCN của các quốc gia. Trên cơ sở quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và th c hiện các QCN – tức là quốc gia kiềm chế không can thiệp vào việc thụ hưởng quyền của chủ thể, quốc gia phải ngăn chặn s vi phạm QCN của bên thứ ba bằng việc chủ động đưa ra những biện pháp và xây d ng cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm QCN; và quốc gia phải chủ động có những biện pháp hỗ trợ người dân th c hiện đầy đủ, ở mức độ cao nhất các QCN qua những kế hoạch,

chương trình cụ thể (Uỷ ban các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Hợp Quốc, khuyến nghị chung số 14 năm 2000)

Bên cạnh các thiết chế của quốc tế liên chính phủ, khu v c và quốc gia còn có các thiết chế xã hội tham gia bảo vệ QCN, ở phạm vi quốc tế là các tổ chức phi chính phủ, ở phạm vi quốc gia là các tổ chức xã hội của quốc gia, quốc tế gọi chung các thiết chế này là các NGOs. Mặc dù các tổ chức NGOs hoạt động không mang tính quyền l c nhà nước, nguồn kinh phí cơ bản là t nguyện hoặc kêu gọi trợ giúp nhưng tính hiệu quả cũng như sức ảnh hưởng tới bảo vệ QCN được cho là không thể thiếu và luôn cần thiết, tạo lên tính đa dạng, đa khía cạnh, đa sắc thái của thiết chế bảo vệ QCN. Xu hướng của xã hội nói chung ngày càng phát triển, lượng giá trị dân chủ, văn minh mà con người đạt được th c tế có tỷ lệ thuận với s phát triển cũng như s đóng góp hay vai trò gia tăng của các thiết chế thuộc NGOs [109]. Nghiên cứu th c tiễn một số quốc gia còn thấy có thiết chế bán dân s , hay là bán nhà nước – đó chính là các thiết chế có thể có các hoạt động trên cơ sở s ủng hộ, hỗ trợ của nhà nước nhưng v n có t chủ tương đối trong hoạt động với s ủng hộ, hỗ trợ của các NGOs, ví dụ như tổ chức Sida hoặc Viện Nhân đạo và nhân quyền Thụy Điển.

Mặc d vậy, cũng cần xác định rõ thêm rằng, các thiết chế bảo vệ QCN là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội có nhiệm vụ, chức năng, c ng với quy trình, thủ tục hoạt động riêng của mình nhưng lại có vai trò và ảnh hưởng tới các thiết chế khác còn lại trong hệ thống. Các thiết chế nhà nước khi nắm giữ quyền l c nhà nước thường giữ vai trò chủ đạo, d n dắt, đề ra hành lang pháp lý để các thiết chế thuộc NGOs hoạt động; phạm vi hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của các NGOs thường bị phụ thuộc vào quan điểm, tư tưởng và hành lang pháp lý mà các thiết chế nhà nước vạch ra. Ngược lại, các NGOs có vai trò hỗ trợ, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ QCN với nhà nước trước xã hội, các thiết chế nhà nước không phải luôn luôn th c hiện tốt mọi nhiệm vụ bảo vệ QCN, có những mảng, những lĩnh v c xã hội về QCN, các thiết chế nhà nước với quyền l c đại diện chung cho toàn xã hội không thể đảm đương hết được; hoặc không ph hợp để th c

hiện nó bằng các thiết chế thuộc NGOs. Nói cách khác, không phải lúc nào, trong mọi hoàn cảnh nhà nước đều bảo vệ QCN kịp thời và có hiệu quả nhất, để làm tròn trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ QCN của mình, nhà nước luôn rất cần s chia sẻ trách nhiệm hoặc phối kết hợp với các NGOs trong vấn đề này. Giải thích cho phần nào hiện tượng nêu trên là bởi các thiết chế NGOs có khả năng phản ánh ý nguyện của nhiều tầng lớp, của đa dạng các nhóm xã hội một cách chi tiết và phong phú hơn các thiết chế nhà nước. Bên cạnh việc hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm bảo vệ QCN với các thiết chế nhà nước, các thiết chế NGOs còn có vai trò giám sát các cơ quan nhà nước, nhà chức trách th c hiện, bảo vệ QCN; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ QCN; th c hiện phản biện xã hội, tạo áp l c – sức ép của dư luận trước nhà nước, buộc nhà nước phải quan tâm tới các chính sách về QCN, bảo vệ QCN, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ QCN của xã hội nói chung [109, 91, tr.13].

góc độ khác, nghiên cứu về các thiết chế bảo vệ quyền con người nghiên cứu sinh thấy cần phân tích rõ mối quan hệ, s ảnh hưởng l n nhau của hai vấn đề, (1) hệ thống các thiết chế; (2) chức năng, nhiệm vụ, vai trò và quy trình thủ tục hoạt động của các thiết chế. Nói cách khác, bàn luận về cơ chế bảo vệ QCN, một mặt xác định kết cấu, hình thức của các thiết chế; mặt khác phải nghiên cứu về các quy trình, thủ tục và nội dung hoạt động của các thiết chế trong mối quan hệ tác động l n nhau.

Về trình t , thủ tục hoạt động của các thiết chế bảo vệ QCN, theo cách hiểu thông thường hiện nay, thủ tục pháp lý nói chung là những công việc cụ thể được chủ thể có thẩm quyền th c hiện theo một trình t nhất định nhằm th c hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý [89, tr.726-729]. Vậy nên, trình t , thủ tục mà các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân (các thiết chế) th c hiện nhằm bảo vệ QCN là những công việc cụ thể được các quan nhà nước, tổ chức, cá nhân th c hiện theo một trình t pháp lý nhất định. Thiết chế bảo vệ QCN là đa dạng, từ cơ quan nhà nước tới các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau, chức năng và nhiệm vụ cũng không giống nhau. Cho nên trình t , thủ tục của các thiết chế là đa dạng, mỗi thiết

chế có thể có trình t , thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, trong nội hàm khái niệm bảo vệ QCN, đã được xác định ở mục 2.1 gồm có phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, thì các trình t , thủ tục của các thiết chế bảo vệ QCN cũng có thể gồm hai nhóm, là trình t , thủ tục phòng ngừa, ngăn chặn và trình t , thủ tục xử lý vi phạm QCN.

Với những nghiên cứu và phân tích nêu trên, tác giả luận án xác định khái niệm thiết chế bảo vệ quyền con người là hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng các trình tự, thủ tục pháp lý thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm quyền con người trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nhằm để con người được thụ hưởng đầy đủ các giá trị quyền con người của mình.

2.2.3. Mối quan hệ giữa thể chế và thiết chế c ng tr nh tự, thủ tục bảo vệ quyền con người

Nếu như thể chế và thiết chế là hai thành tố của cơ chế bảo vệ QCN thì d a trên hành trình phát triển của QCN, có thể xem thể chế là thành tố thứ nhất, còn thiết chế là thành tố thứ hai. Bởi khi có hệ thống các quy phạm pháp luật chuyển tải các quan điểm, tư tưởng về bảo vệ QCN thì tiếp theo đó nhu cầu tất yếu là hệ thống quy phạm này phải được th c thi, bảo vệ trong đời sống xã hội bởi một hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng các trình t , thủ tục của nó – đây chính là thiết chế bảo vệ QCN [5; 35, tr.19; 91, tr.11]. Cụ thể ở Việt Nam, hành trình hình thành, phát triển của vấn đề QCN trong xã hội trước nhất là thể hiện ở quan điểm, tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước. Tiếp theo đó Hiến pháp, hệ thống các quy phạm pháp luật sẽ ghi nhận, cụ thể hóa nội dung các quan điểm, tư tưởng, đường lối, quyết sách của Đảng và Nhà nước thành các quy định về QCN, sau đó mới tính đến việc th c hiện, bảo vệ các quyền này bởi hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cơ sở các quy định pháp luật về trình t , thủ tục; hay là khi đã xây d ng được hệ thống các quy định pháp luật phản ánh tư tưởng, quan điểm bảo vệ QCN rồi thì nó luôn cần đến các chủ thể, bằng những trình t , thủ tục hoặc các kế hoạch, chương trình hành động để bảo vệ các quyền đó không bị vi phạm trong th c tế đời sống, hoặc nếu có vi phạm xảy ra thì phải xử lý kịp thời, nghiêm minh,

đúng pháp luật- đây chính là logic hiển nhiên để xác định thứ t số một của thể chế và số hai của thiết chế bảo vệ QCN trong mối quan hệ với nhau.

Có thể nói, thể chế chính là điều kiện cần, còn thiết chế với các trình t thủ tục của nó chính là điều kiện đủ để QCN được bảo vệ. Tuy nhiên mối quan hệ này không phải là s tác động theo trình t rành mạch mà nó luôn đan xen giữa các yếu tố trong thể chế và thiết chế, ví dụ như hệ thống pháp luật không chỉ là quy định các QCN, mà chính hệ thống pháp luật cũng quy định về cơ cấu tổ chức của các chủ thể, quyền hạn và trách nhiệm, chức năng, trình t thủ tục bảo vệ QCN; các chủ thể bảo vệ quyền trong nhiều trường hợp cũng chính là các chủ thể thụ hưởng quyền.

Trong mối quan hệ trên, dường như vấn đề quan điểm, tư tưởng về bảo vệ QCN giữ vai trò chủ đạo. Nó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình bảo vệ QCN, từ thể chế đến thiết chế. Hệ thống các QCN được bảo vệ với mức độ sâu rộng đến đâu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 56 - 63)