Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở các quốc gia Bắc Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 74)

3.2.1. Thể chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu

Quan điểm và nội dung của hệ thống pháp luật bảo vệ QCN của các quốc gia Bắc Âu được thể hiện ở tinh thần pháp luật, văn hóa pháp lý trong liên hệ với tinh thần và văn hóa của Châu Âu lục địa và Anh quốc; ở các bản Hiến pháp và pháp luật, Báo cáo kiểm điểm định k UPR trước quốc tế của mỗi quốc gia Bắc Âu và nghiên cứu riêng lẻ của một số nước khác về Bắc Âu.

3.2.1.1. Quan điểm, tinh thần và văn hóa pháp luật Bắc Âu hướng tới bảo vệ quyền con người

Trên cơ sở văn hóa, truyền thống, tâm lý, chính trị đặc th khu v c Scandinavia mà người ta cho rằng dường như pháp luật Bắc Âu cấu thành “một gia đình pháp lý” riêng biệt với tinh thần cơ bản liên quan tới các giá trị công bằng xã hội, đạo đức xã hội; nội dung, xu hướng pháp lý nhiều điểm giống nhau. Đặt trong s so sánh với châu Âu, thấy rằng pháp luật Bắc Âu có c ng nguồn gốc với gia đình pháp luật La Mã và Đức nhưng thiếu tính luật tư rộng rãi; khác với pháp luật của Anh – Mỹ bởi tiền lệ pháp lý là yếu hơn so với hệ thống pháp luật này, ngay cả khi có th c tế là Hiến pháp và Tòa án đã cảm nhận về ưu điểm của tiền lệ (chứa rất nhiều thông tin th c tế thiết th c) nhưng v n thể hiện s nghi ngờ đối với quy tắc thẩm phán lập pháp [175, tr.101-114].

Tuy nhiên, v n có s khác biệt giữa khu v c phía Đông và Tây của Bắc Âu, đó là Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Phần Lan, Thụy Điển. Vai trò của tiền lệ là yếu kém hơn hẳn trong văn hóa pháp lý của Phần Lan, Thụy Điển với quan điểm rằng các giá trị tốt đẹp, vấn đề đạo đức xã hội nên giao phó cho Quốc hội chứ không phải Tòa án, họ đặt niềm tin vào Quốc hội chính trị dân chủ được l a chọn hơn là Tòa án; Hiến pháp có vị trí pháp lý cao nhất (Điều 14 chương XI Luật Công cụ của Chính phủ Thụy Điển năm 1975, sửa đổi năm 2014). Đối với Đan Mạch và Na Uy có thể đưa ra một ví dụ: Hiến pháp của hai nước này không có quy tắc rõ ràng về Tòa án rà soát Hiến pháp nhưng cả hai nước đều xem rà soát tư pháp là một phần trong hệ thống pháp luật của họ. Bắc Âu không có nhiều chỗ cho Tòa án tranh cãi với Quốc hội lập pháp – có ít, nhưng nhiều hơn các quốc gia châu Âu khác, ví dụ như so với Pháp; không một Tòa án tối cao nào hay một cơ quan kiểm soát chính thức nào có thẩm quyền vô hiệu hóa văn bản của Quốc hội hay điều ước quốc tế; một tư tưởng coi trọng chủ quyền dân chủ hợp pháp bên cạnh quan điểm tư pháp là độc lập với lập pháp, tức muốn nhấn mạnh rằng: Tòa án trung thành với Quốc hội, Hiến pháp là cả luật và chính trị. Song Tòa án tối cao Na Uy dường như hoạt động tích c c nhất trong s xung đột với các nhà lập pháp dân chủ, Na Uy đã có một số giới hạn pháp lý cho thẩm phán lập pháp (đã chịu ảnh hưởng nhất định của văn hóa pháp lý Anh Mỹ) bằng việc có quan tâm tới án lệ và rà soát Hiến pháp khi mà Hiến pháp không quy đình hoạt động này [175, p.118-124].

Như vậy, các quốc gia Bắc Âu thể hiện văn hóa, tinh thần pháp lý, quan điểm chính trị có ảnh hưởng của cả châu Âu lục địa và Anh - Mỹ, kết hợp với đặc th văn hóa truyền thống riêng biệt. Với hệ thống Nghị viện hỗn hợp phân quyền mềm dẻo, dân chủ liên ứng, tránh xung đột, hệ thống chính trị đa đảng ổn định; hệ thống tư pháp thận trọng, t kiềm chế, không mang văn hóa quyền lợi mạnh mẽ, tôn trọng ý chí của nhà lập pháp (gần gũi với đặc tính của châu Âu lục địa); không có Tòa án Hiến pháp riêng biệt; pháp luật chứa đ ng cả yếu tố thành văn và bất thành văn; phong cách pháp lý th c dụng, lập luận được th c hiện nhưng không quá nặng nề như người Đức và khó hiểu như người Pháp (thể hiện khuynh hướng pháp lý của

người Anh Mỹ). Tuy nhiên có s khác biệt giữa các quốc gia ở phương Đông và phương Tây của Bắc Âu về các vấn đề trên; bên cạnh việc Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia trung lập rõ ràng, còn Đan Mạch, Na Uy và Iceland không thể hiện rõ quan điểm này khi họ là thành viên của NATO.

Nhưng sau tất cả, điểm chung của các quốc gia Bắc Âu là họ đều ghi nhận, tôn trọng QCN, coi đó là mục tiêu căn bản của quốc gia, việc bảo vệ các quyền cơ bản đạt mức độ cao, cho d không phải lúc nào nó cũng c ng nhịp với các quy định của ECHR [175, p.101-124]. Các quốc gia cũng tuyên bố, cam kết th c hiện mục tiêu QCN trước quốc tế khi tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, th c hiện nghiêm chỉnh cơ chế kiểm điểm định k UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong những năm gần đây 199, 201, 202, 203, 204].

3.2.1.2. Hiến pháp và pháp luật các quốc gia Bắc Âu về quyền con người

Trước nhất, luận án xác định rằng, 3 trong số 5 bản Hiến pháp hiện hành của các quốc gia Bắc Âu đều khẳng định mục tiêu số một, quan trọng bật nhất của quốc gia là vì con người, bảo vệ QCN. Có thể khái quát trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Điều luật quy định về mục tiêu bảo vệ QCN trong Hiến pháp ba quốc gia Bắc Âu

STT Quốc gia Điều luật quy định về mục tiêu QCN trong Hiến pháp hiện hành

Ghi chú

1 Na Uy Điều 2: … Hiến pháp này bảo đảm dân chủ, một Nhà nước d a trên pháp luật và nhân quyền

2 Thụy Điển

Điều 2: Công quyền được th c hiện với s tôn trọng đối với tất cả mọi người và t do, nhân phẩm của cá nhân. Phúc lợi cá nhân, kinh tế, văn hóa của cá nhân là những mục tiêu cơ bản của hoạt động công……

3 Phần Lan

Điều 1: … Hiến pháp bảo đảm s bất khả xâm phạm về phẩm giá con người, quyền t do, các quyền cá nhân và thúc đẩy công lý trong xã hội…

Đan Mạch, Iceland tuy không quy định rõ điều nào của Hiến pháp về mục tiêu nhân quyền là số một của quốc gia. Song ta có thể nhận thức được đặc tính nhân quyền ngay từ phần đầu của văn bản Hiến pháp và tuyên bố của hai nước này trong quá trình th c hiện cơ chế kiểm điểm định k UPR [203, 199]:

+ Vương quốc Đan Mạch chỉ định ưu tiên cao nhất cho việc bảo vệ nhân quyền. Đan Mạch cam kết duy trì các tiêu chuẩn đạt được và giải quyết thách thức khi chúng xảy ra.

+ Iceland có truyền thống lâu đời về dân chủ và một khuôn khổ thể chế mạnh mẽ để bảo vệ quyền con người, các NGOs đã chủ động xem xét hành động của chính quyền và bảo đảm cho họ có trách nhiệm.

Nghiên cứu từ góc độ thời gian ban hành Hiến pháp, vị trí, nội dung quy định về QCN của các bản Hiến pháp hiện hành của các quốc gia Bắc Âu (Phụ lục số 2, 3, 4) ta thấy:

Các bản Hiến pháp hiện hành của các quốc gia Bắc Âu tuy có lịch sử hình thành phát triển qua những lần sửa đổi khác nhau (phụ lục số 2), có bản đã hơn 200 năm tuổi và qua nhiều lần sửa đổi (Hiến pháp của Na Uy 204 tuổi, được coi là bản Hiến pháp cổ thứ 2 trên thế giới sau Hiến pháp Hoa K ), có bản mới chỉ gần 20 tuổi, sửa đổi một lần (Hiến pháp của Phần Lan). Vị trí, số lượng điều khoản quy định vấn đề quyền và t do cơ bản của con người trong kết cấu Hiến pháp cũng không giống nhau (phụ lục số 3) nhưng mỗi bản Hiến pháp đều th c hiện sứ mệnh phản ánh quan điểm, nội dung coi trọng, bảo vệ QCN ở mỗi quốc gia. Điều này cho thêm minh chứng các quốc gia Bắc Âu đã sớm có tư tưởng coi trọng các QCN và t do cơ bản - một truyền thống tốt đẹp.

Xét về kết cấu số lượng điều khoản trên tổng thể, mỗi bản Hiến pháp đều dành một số lượng lớn các điều luật trên tổng thể bản Hiến pháp (phụ lục số 3) ghi nhận, bảo vệ QCN. Tuy nhiên, từ nội dung quy định về quyền con người của mỗi bản Hiến pháp các quốc gia Bắc Âu (phụ lục số 4), có thể chia năm bản Hiến pháp các quốc gia Bắc Âu thành hai nhóm:

Thứ nhất, Hiến pháp các quốc gia Đan Mạch, Na Uy và Iceland thể hiện rõ đặc tính của Hiến pháp châu Âu cận đại, với truyền thống tập trung ghi nhận bảo vệ các quyền dân s chính trị và t do cơ bản của con người, các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá chỉ được quy định một cách khiêm tốn, mờ nhạt, vị trí các điều luật quy định về bảo vệ QCN đặt ở vị trí sau c ng của bản Hiến pháp. Điều này có thể do nguyên nhân khách quan của thời đại – các bản Hiến pháp thuộc nhóm này đều được xây d ng ở thời k con người chủ yếu đặt mối quan tâm tới nhóm các quyền dân s chính trị của cá nhân. Cho d đã có những sửa đổi, nhưng có lẽ khó có thể thay đổi được định hướng ban đầu của Hiến pháp – phải chăng quan điểm truyền thống của nhà nước tư sản v n được thể hiện trong Hiến pháp và nó mang tính bảo thủ nhất định về bảo vệ QCN so với hiện nay. Song đây mới chỉ là nhận định ban đầu qua các bản Hiến pháp.

Thứ hai, Hiến pháp của Thụy Điển và Phần Lan mang đặc tính của Hiến

pháp hiện đại, ngay ở vị trí phần đầu hoặc phần thứ hai của Hiến pháp đã quy định đầy đủ, rõ ràng các QCN theo chuẩn m c quốc tế hiện hành, gồm cả các QCN về dân s , chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Thể hiện quan điểm coi trọng đặc biệt việc ghi nhận và bảo vệ QCN, coi đó là mục tiêu hàng đầu của quốc gia. Trong đó dường như có hàm ý coi trọng mục tiêu xã hội hoá phúc lợi, an sinh xã hội, ghi nhận các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá lên trước các QCN về dân s , chính trị.

Nhận xét nêu trên về quan điểm và việc pháp luật ghi nhận, bảo vệ QCN của các quốc gia Bắc Âu chỉ là khái quát nhất và sẽ là thiếu sót hoặc phiến diện nếu không nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể hơn mỗi bản Hiến pháp (phụ lục số 5) và các quy định pháp luật khác cũng như hoạt động hợp tác quốc tế về nhân quyền và Báo cáo nhân quyền của các quốc gia trong những năm gần đây. Cụ thể như sau:

Nội dung các QCN được tôn trọng trong Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia Bắc Âu là không giống nhau. So với các chuẩn m c quốc tế thì cả Đan Mạch, Na Uy, Iceland đang thiếu hụt các QCN về kinh tế, văn hóa và xã hội so với các quyền dân s , chính trị trong Hiến pháp: Đan Mạch dành 2/15 Điều luật về

QCN trong Hiến pháp quy định về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, khi mà có tới 5 Điều luật về tôn giáo chính thống và t do tôn giáo (có lẽ do truyền thống quyền l c của Hoàng gia cũng như Giáo hội v n ảnh hưởng tương đối lớn tới bộ máy nhà nước và xã hội), Na Uy dành 5/22 Điều luật về QCN quy định về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, còn Iceland thì dành 3/15 Điều luật cho vấn đề này. Song b đắp lại, Đan Mạch thừa nhận hiệu l c của Hiến chương Xã hội châu Âu năm 1961 tại nước mình; Na Uy đã ban hành Đạo Luật tăng cường tình trạng nhân quyền tại quốc gia năm 1999, sửa đổi năm 2005 và năm 2009 (phụ lục 3, 4, 5); và cả Đan Mạch, Na Uy đều xác định hợp tác quốc tế rộng rãi về nhân quyền là chính sách căn bản của quốc gia. Ngược lại, đối với Thụy Điển và Phần Lan mọi việc là tốt đẹp hơn rất nhiều, các bản Hiến pháp của họ đã thể hiện rõ nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ QCN theo những chuẩn m c quốc tế và xu hướng nhấn mạnh tới bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (phụ lục 3, 4, 5, 7, 8).

Quan điểm, pháp luật tôn trọng, bảo vệ QCN của các quốc gia Bắc Âu còn thể hiện ở th c tế xã hội về nhân quyền; nghiên cứu của các học giả, Báo cáo nhân quyền của chính các quốc gia và nhìn nhận từ quốc tế, LHQ về nhân quyền, có thể thấy được những điểm nổi bật sau đây:

Đan Mạch đã th c hiện nền quân chủ lập hiến gần 170 năm, tương ứng với

số tuổi của bản Hiến pháp, mặc d đã sửa đổi nhiều lần nhưng v n còn nét cổ xưa, lạc hậu nhất định. Nhưng nó không hề cản trở việc tôn trọng các giá trị QCN, bởi Chính phủ Đan Mạch xác nhận các Công ước về QCN nói chung có thể được coi là nguồn luật tại Đan Mạch. Tức là cả các Công ước không được xác lập có thể v n được viện d n và áp dụng tại các Tòa án Đan Mạch, vì chúng là nguồn có hiệu l c của luật pháp. Chính phủ Đan Mạch không coi việc phải được quy định trong pháp luật các Công ước quốc về QCN là cần thiết. Song s cởi mở này cũng không phải là không có giới hạn, th c tế các nhà chức trách của Đan Mạch thường cố gắng áp dụng pháp luật của nước mình hơn là các điều ước quốc tế của Cộng đồng châu Âu, bởi nó có thể làm xáo trộn những giá trị vốn có của họ [175, tr.101-124]

Theo Báo cáo và kết quả làm việc của Đan Mạch trong Cơ chế kiểm điểm định k phổ quát (UPR) của LHQ và của Hòa K về Đan Mạch từ năm 2013 – 2016, thấy rằng: cơ bản quốc tế thừa nhận thành t u bảo vệ QCN của Đan Mạch, những vấn đề liên quan đến s toàn vẹn, t do của con người được Chính phủ tôn trọng. Thái độ của Chính phủ rất cởi mở, không giới hạn mà hợp tác, đáp ứng yêu cầu của các nhà điều tra, bảo vệ nhân quyền quốc tế và tổ chức phi chính phủ về những vi phạm QCN, công bố những phát hiện của họ về các vụ kiện nhân quyền [203, 234, 251, 256].

Luật pháp cấm phân biệt đối xử d a trên chủng tộc, giới tính, độ tuổi, khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS, ngôn ngữ hoặc địa vị xã hội và được Chính phủ th c thi pháp luật hiệu quả. Đối với phụ nữ, pháp luật bảo vệ qua các quy định về tội hiếp dâm, bạo l c, quấy rối tình dục; sinh sản, kế hoạch hóa gia đình miễn phí, công đoàn bảo vệ lao động nữ. Trẻ em được pháp luật bảo vệ trước hành vi loạn luân, ngược đãi, cư ng bức và kết hôn sớm, nạn lạm dụng tình dục đến dưới 19 tuổi. Người bản địa được bảo vệ quyền trên cơ sở tập quán của họ; chống lại lao động cư ng bức, lao động trẻ em và các điều kiện, môi trường làm việc, mức lương thỏa thuận giữa hai bên bằng hợp đồng hoặc thỏa ước trên cơ sở tôn trọng Chỉ thị của châu Âu.

Tuy nhiên có một số quan ngại mà các nhà điều tra, bảo vệ nhân quyền đặt ra đối với Đan Mạch là vấn đề của người tị nạn, người vô gia cư và người không quốc tịch, nạn buôn người… Đan Mạch cần có chính sách QCN toàn diện hơn trên toàn lãnh thổ, bao gồm quần đảo Faroe, cũng như vấn đề về trẻ em, cần tăng cường hơn nữa s tương thích giữa pháp luật quốc gia và quốc tế về QCN.

Theo số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người Đan Mạch được nghỉ đi du lịch 5 – 6 tuần mỗi năm, hưởng nhiều ngày lễ quốc gia, nghỉ sinh con lên đến một năm. Trong khi người Mỹ làm việc trung bình 1.788 giờ/năm, người Nhật Bản làm việc 1.821 giờ/năm, thì người Đan Mạch chỉ làm việc 1.468 giờ/năm, thấp hơn nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta (Trang 74)