Những quy định của pháp luật hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 31 - 35)

Bộ luật hình sự Liên bang Nga (được Đuma Quốc gia thông qua ngày 24/5/1996; được Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 05/6/1996) có những quy định như sau:

Điều 222. Tội mua, chuyển giao, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển hoặc mang theo trái phép vũ khí, các bộ phận chính của vũ khí, đạn dược, chất nổ và thiết bị gây nổ

1. Hành vi mua, chuyển giao, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển hoặc mang theo trái phép vũ khí, các bộ phận chính của vũ khí, đạn dược (trừ trường hợp là vũ khí dân dụng khơng có rãnh nịng hay

nịng trơn, các bộ phận chính của vũ khí này và đạn dược đi kèm với nó), chất nổ và thiết bị gây nổ - bị hạn chế tự do đến ba năm, hoặc bị phạt giam đến sáu tháng, hoặc bị phạt tù đến bốn năm có hoặc không kèm theo bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến ba tháng.

2. Cũng các hành vi trên nhưng do một nhóm người có bàn bạc từ trước thực hiệnthì bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm.

3. Các hành vi được quy định tại khoản 1 hoặc 2 Điều luật này nhưng do nhóm người có tổ chức thực hiện thì bị phạt tù từ năm năm đến tám năm.

4. Tiêu thụ trái pháp luật vũ khí hơi, vũ khí lạnh, trong đó gồm cả vũ khí ném thì bị phạt lao động bắt buộc bốn mươi giờ, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ một năm đến hai năm, hoặc bị hạn chế tự do đến hai năm, hoặc bị phạt giam từ ba tháng đến sáu tháng, hoặc bị phạt tù đến hai năm có hoặc không kèm theo bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến sáu tháng [40].

Qua nghiên cứu quy định này có thể nhận thấy trong Luật hình sự Liên bang Nga có những khác biệt so với quy định trong Luật hình sự Việt Nam; đó là, việc quy định cả hành vi mua, chuyển giao, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển hoặc mang theo trái phép các bộ phận chính của vũ khí, đạn dược cũng là tội phạm. Đây là quy định thể hiện đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, việc được quy định cụ thể trong luật cũng giúp cho các cơ quan áp dụng pháp luật có thể chủ động trong việc xử lý tội phạm mà không gây nhiều tranh cãi. Ngồi ra, Luật hình sự Liên bang Nga còn quy định đối với những người mà tự nguyện giao nộp các vật đã nêu trong điều luật này sẽ được miễn TNHS nếu trong các hành vi của người này khơng có yếu tố cấu thành một tội phạm khác. Tất nhiên Luật có quy định khơng được coi là tự nguyện giao nộp các vật đã nêu nếu việc thu hồi những vật đó vào thời điểm

người đó bị bắt giữ vì phạm tội, hoặc bị tiến hành các hoạt động điều tra nhằm phát hiện và tịch thu các vật này (theo sửa đổi Luật Liên bang ngày 08/12/2003 N 162-FD - Tổng tập luật Liên bang, 2003, N 50, trang 4848). Hơn nữa, các tội phạm liên quan đến vũ khí trên thực tế thường do nhiều người cùng gây ra, điều này thể hiện sự nguy hiểm cao hơn so với trường hợp bình thường, do đó, Luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định thành những tình tiết định khung tăng nặng hình phạt riêng biệt nhằm bảo đảm rõ hơn sự phân hóa TNHS. Đây là những quy định về miễn TNHS và tình tiết định khung tăng nặng hình phạt mà Việt Nam có thể tham khảo trong q trình xây dựng BLHS bởi tính hợp lý, khả thi và có tác dụng động viên những người có hành vi trái pháp luật tự phát giác hành vi của mình; góp phần giảm thiểu thiệt hại do các tội phạm về vũ khí gây ra cũng như trừng trị nghiêm khắc các hành vi phạm tội có tổ chức.

Hành vi chế tạo, sản xuất vũ khí được Luật hình sự Liên bang Nga quy định riêng thành một điều luật độc lập với chế tài nghiêm khắc hơn các hành vi còn lại nhằm bảo đảm nguyên tắc phân hóa TNHS:

Điều 223 - Tội chế tạo vũ khí trái pháp luật

1. Hành vi chế tạo hoặc sửa chữa trái pháp luật các loại vũ khí nóng, các chi tiết đi kèm, hoặc chế tạo trái pháp luật đạn dược, chất nổ hoặc các thiết bị gây nổ, bị phạt tù từ hai năm đến bốn năm.

2. Cũng các hành vi trên nhưng do một nhóm người có bàn bạc từ trước thực hiện thì bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm.

3. Các hành vi được quy định tại khoản 1 hoặc 2 Điều luật này nhưng do nhóm người có tổ chức thực hiện thì bị phạt tù từ năm năm đến tám năm.

4. Hành vi chế tạo trái pháp luật các loại vũ khí hơi, vũ khí lạnh, trong đó gồm cả vũ khí ném, bị phạt lao động bắt buộc từ một trăm tám mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ một năm đến hai năm, hoặc bị hạn chế tự do đến hai

năm, hoặc bị phạt giam từ bốn tháng đến sáu tháng, hoặc bị phạt tù đến hai năm [40].

Bên cạnh đó, cũng như các hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, luật cũng quy định đối với những trường hợp người tự nguyện giao nộp các vật đã nêu trong điều luật này sẽ được miễn TNHS nếu trong các hành vi của người này khơng có yếu tố cấu thành một tội phạm khác.

Hành vi chiếm đoạt vũ khí cũng được Luật hình sự Liên bang Nga quy định thành một điều luật độc lập với những hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Theo đó, hình phạt nghiêm khắc sẽ áp dụng với hành vi nguy hiểm cao hơn, phổ biến hơn, căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính sát thương của đối tượng tác động của tội phạm. Cụ thể, Điều 226 quy định về tội "Trộm cắp hoặc chiếm đoạt vũ khí, đạn dược, chất nổ và thiết bị gây nổ" với nội dung:

1. Trộm cắp hoặc chiếm đoạt vũ khí nóng, các chi tiết đi kèm, đạn dược, chất nổ và thiết bị gây nổ thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Trộm cắp hoặc chiếm đoạt các loại vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc các vũ khí sát thương hàng loạt khác, hoặc các nguyên liệu, các trang thiết bị được sử dụng để sản xuất vũ khí sát thương hàng loạt thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm có hoặc khơng kèm theo bị hạn chế tự do đến một năm.

3. Các hành vi được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều luật này, nếu:

a) do một nhóm người có bàn bạc từ trước thực hiện;

b) (Điểm "b" đã bị hủy bỏ theo sửa đổi Luật Liên bang ngày 08/12/2003 N 162-FD - Tổng tập luật Liên bang, 2003, N50, trang 4848).

c) do người lợi dụng chức vụ của mình thực hiện;

d) có sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe người khác thì bị phạt tù từ năm năm đến

mười hai năm có hoặc khơng kèm theo bị phạt tiền đến năm trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến ba năm có hoặc khơng kèm theo bị hạn chế tự do đến hai năm.

4. Các hành vi được quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 3 Điều luật này, nếu:

a) do một nhóm người có tổ chức thực hiện;

b) có sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe người khác;

c) (Điểm "c" đã bị hủy bỏ theo sửa đổi Luật Liên bang ngày 08/12/2003 N 162-FD - Tổng tập luật Liên bang, 2003, N50, trang 4848); Sẽ bị phạt tù từ tám năm đến mười năm năm có hoặc khơng kèm theo bị phạt tiền đến năm trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến ba năm có hoặc khơng kèm theo bị hạn chế tự do đến hai năm [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)