khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ
- Cần tổ chức rà soát, thống kê đầy đủ, nắm chắc số lượng, chủng loại các loại vũ khí, VLN, CCHT được trang bị để phục vụ cho công tác quản lý; trên cơ sở đó, đưa ra các phương pháp, biện pháp quản lý phù hợp, khoa học.
- Hiện đại hóa phương pháp quản lý vũ khí, VLN, CCHT trong các lực lượng, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng, có thể bằng phương thức tin học hóa cơng tác quản lý.
- Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cơng tác đăng ký, quản lý vũ khí, VLN, CCHT, đây là một trong những biện pháp quan trọng giúp cho cơ quan chức năng có thêm cơ sở khoa học trong cơng tác phòng ngừa và phát hiện tội phạm sử dụng vũ khí, VLN, CCHT.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác quản lý vũ khí, VLN, CCHT, đây là một yêu cầu quan trọng nhằm ngăn chặn, chống và xóa bỏ việc bn bán bất hợp pháp vũ khí dưới mọi hình thức. Tăng cường phối hợp với các lực lượng an ninh, cảnh sát các nước trên thế giới và các nước trong khu vực trong việc trao đổi thông tin về công tác đấu tranh với tội phạm có sử dụng vũ khí, VLN, CCHT; về các đặc điểm dấu vết của vũ khí, VLN, CCHT và tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý vũ khí, VLN, CCHT, phát hiện dấu vết cho các đơn vị điều tra.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, đặc biệt là với các đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tập trung đổi mới nội dung, hình thức
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, súng săn, vũ khí thể thao, VKTS và CCHT đến mọi tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi; bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến vũ khí, VLN, CCHT cho cán bộ làm cơng tác dân tộc và quản lý tại địa phương; tăng cường thông tin phản ánh, thực trạng diễn biến tội phạm để giải quyết vấn đề về quản lý vũ khí, VLN, CCHT.