Những quy định của pháp luật hình sự Canad a Thụy Điển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 36 - 43)

Ở Canada, các tội phạm về vũ khí, VLN được quy định tại Phần III - Súng và vũ khí khác của BLHS, trong đó, có các quy định về giải thích từ ngữ, các tội về chiếm hữu vũ khí, các tội về bn bán vũ khí bất hợp pháp, các tội về xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí, làm mất, tiêu hủy hoặc biến dạng vũ khí, quyết định cấm, hạn chế tiếp cận, khám xét, kê biên…

Hành vi chiếm hữu vũ khí được quy định áp dụng trong trường hợp "Một người phạm tội khi mang theo hoặc chiếm hữu vũ khí, vũ khí giả, thiết

bị bị cấm, đạn dược hoặc đạn dược bị cấm bất kì cho các mục đích nguy hiểm cho hịa bình cơng cộng hoặc cho mục đích gây án" [39, tr. 278].

Ngoài ra, Luật cịn quy định về hành vi và hình phạt trong trường hợp mang theo vũ khí trong khi dự gặp mặt cơng chúng; mang theo vũ khí giấu kín; chiếm hữu súng bất hợp pháp; chiếm hữu súng mà biết việc chiếm hữu này là không được phép… Riêng đối với hành vi bn bán vũ khí, Luật quy định với hình phạt nghiêm khắc hơn so với các hành vi khác, mức độ tăng dần của hình phạt được áp dụng chi tiết dựa theo số lần phạm tội. Cụ thể, tội bn bán vũ khí bất hợp pháp quy định:

(1) Một người phạm một tội nếu người này

(a) sản xuất hoặc chuyển giao có thu tiền hoặc khơng thu tiền, hoặc

(b) mời chào làm bất kể việc gì được quy định tại khoản (a) liên quan đến súng, vũ khí bị cấm hoặc bị hạn chế, thiết bị bị cấm, bất kỳ đạn dược hoặc đạn dược bị cấm nào mà biết được là người này không được phép làm như vậy theo Luật về súng hoặc bất kỳ luật nào khác của Nghị viện hoặc bất kỳ quy định dưới luật nào được ban hành theo bất kỳ luật nào của Nghị viện.

Hình phạt - súng

(2) Một người phạm một tội theo khoản (1) khi đối tượng phạm tội là súng, thiết bị bị cấm, bất kỳ đạn dược hoặc bất kỳ đạn dược bị cấm nào là phạm một tội đại hình và có thể bị phạt tù có thời hạn khơng vượt q 10 năm và hình phạt tù tối thiểu là

(a) trong trường hợp phạm tội lần đầu - 3 năm và

(b) trong trường hợp phạm tội lần hai và tiếp theo đó - 5 năm. Hình phạt - các trường hợp khác

(3) Trong bất kỳ trường hợp nào khác thì người phạm một tội theo khoản (1) là phạm một tội đại hình và có thể bị phạt tù có thời hạn khơng q 10 năm và phải chịu hình phạt tù tối thiểu 1 năm [39, tr. 298].

Hành vi tàng trữ vũ khí chỉ bị xử lý khi người thực hiện tội phạm với mục đích để bn bán, đây là điểm khác biệt so với pháp luật của một số nước khác, điều này được lý giải với đặc điểm riêng biệt trong trường phái pháp luật và yếu tố lịch sử của Nhà nước Canada.

(1) Một người phạm một tội nếu người này chiếm hữu súng, vũ khí bị cấm hoặc bị hạn chế, thiết bị bị cấm, bất kì đạn dược nào hoặc đạn dược bị cấm nào nhằm mục đích

(a) chuyển giao có thu tiền hoặc khơng có thu tiền, hoặc (b) đề nghị chuyển giao, mà biết được là mình khơng được phép chuyển giao theo Luật về súng hoặc bất kỳ luật nào của Nghị viện hoặc bất kỳ quy định nào được ban hành theo bất kỳ luật nào của Nghị viện.

Hình phạt - súng

(2) Một người phạm một tội theo khoản (1) khi đối tượng liên quan là súng, thiết bị bị cấm, bất kì đạn dược hoặc bất kì đạn dược bị cấm nào là phạm một tội đại hình và có thể bị phạt tù có thời hạn khơng q 10 năm và có thể bị phạt tù tối thiểu là

(a) trong trường hợp phạm tội lần đầu - 3 năm và

(b) trong trường hợp phạm tội lần hai hoặc tiếp theo đó - 5 năm. Hình phạt - các trường hợp khác

(3) Trong các trường hợp khác thì người phạm tội theo khoản (1) là phạm một tội đại hình và có thể bị phạt tù có thời hạn khơng q 10 năm và có thể bị phạt tù tối thiểu một năm [39, tr. 298-300]. Trong Luật hình sự Thụy Điển (được thơng qua năm 1962, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1965, được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 01/5/1999), tội phạm liên quan đến vũ khí, đạn dược, VLN được quy định rải rác trong các điều luật, trong đó, có quy định tại Chương 22 về Các tội phản bội tổ quốc và các tội phạm có liên quan (Phần hai - Các tội phạm):

1. Khai thác, sản xuất hoặc bằng các biện pháp khác mà thu được, cấp trữ hoặc nắm giữ vũ khí hóa học hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển vũ khí hóa học cho người khác.

2. Sử dụng vũ khí hóa học.

3. Tham gia vào việc chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học trong quân đội hoặc

4. Sử dụng các công cụ chống bạo động như là phương tiện chiến tranh, nếu hành vi đó khơng được coi là tội phạm theo quy định của luật pháp quốc tế thì bị phạt tù đến bốn năm về tội sử dụng trái phép vũ khí hóa học [41, tr. 212].

Vũ khí hóa học được quy định tại các khoản 1, 2, 3 là những vũ khí được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về phát triển, sản xuất, chiếm hữu, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Nếu phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười năm hoặc tù chung thân. Để đánh giá tính chất nghiêm trọng của tội phạm Luật hình sự Thụy Điển đặc biệt cân nhắc liệu hành vi đó có thực sự góp phần vào việc phát triển, sản xuất hoặc phổ biến vũ khí hóa học hoặc để sử dụng chống lại lồi người hay khơng. Ngồi ra, Luật hình sự Thụy Điển cịn quy định cả về hành vi sản xuất, chiếm đoạt, đặc biệt là hành vi chuyển giao mìn nổ gây khả năng sát thương, với những người có hành vi sử dụng, phát triển, sản xuất, chiếm đoạt, chiếm hữu hoặc chuyển giao mìn sát thương thì sẽ "bị phạt tù đến bốn năm về tội hoạt động trái phép liên quan đến mìn sát thương, trừ trường hợp hành vi này được coi tội phạm theo pháp luật quốc tế" [41, tr. 214]. Quy định này chỉ được áp dụng đối với các loại mìn được quy định tại Công ước ngày 18/9/1997 về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương và việc phá hủy các loại vũ khí này. Việc bn bán các loại mìn được phép theo quy định tại Công ước nêu trên sẽ không bị coi là phạm tội. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười năm hoặc tù chung thân. Để đánh giá tính chất

nghiêm trọng của tội phạm Luật hình sự Thụy Điển đặc biệt cân nhắc hành vi đó có thực sự liên quan tới các loại mìn được sử dụng theo cách gây đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của nhiều người hay khơng.

Qua phân tích các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS và CCHT quy định trong Luật hình sự của một số nước trên thế giới có thể giúp chúng tơi đưa ra một số nhận xét chung như sau:

Các tội phạm về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là các tội phạm phổ biến và được quy định trong Luật hình sự của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào truyền thống lập pháp, tình hình và thực tế diễn biến của loại tội phạm này tại mỗi quốc gia mà ở từng quốc gia lại đưa ra những khái niệm cũng như đường lối xử lý đối với tội phạm về vũ khí, VLN, CCHT là khác nhau. Đối tượng tác động của tội phạm cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, trong đó thơng thường Luật hình sự các nước có sự tách bạch giữa các loại đối tượng. Việc buôn bán, chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép hay chiếm đoạt các đối tượng này được áp dụng những hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm, tương ứng với tầm quan trọng của đối tượng phạm tội, thông thường tội phạm về VKQD, phương tiện KTQS thì hình phạt áp dụng là nghiêm khắc hơn với cách hành vi liên quan đến VLN, VKTS hay CCHT. Hành vi sử dụng trái phép vũ khí cũng có những quy định khơng giống nhau, theo đó các nước ở Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) thì lại không quá nghiêm ngặt trong vấn đề sử dụng, thậm chí ở một số bang người dân cịn được tự do sở hữu vũ khí, trong khi đó, ở đa số các quốc gia cịn lại, vũ khí thuộc sự quản lý của Nhà nước và trong những trường hợp nhất định, với những chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật thì mới được sử dụng.

Các loại vũ khí đặc biệt, mang tính sát thương cao, giết người hàng loạt như vũ khí sinh học, vũ khí hóa học… được một số nước quy định riêng

với hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các chế tài của Luật hình sự. Điều này bảo đảm cho sự phân hóa TNHS một cách rõ rệt khi áp dụng đối với người phạm tội. Ngoài ra đối với các hành vi khác nhau liên quan đến vũ khí, VLN, CCHT… căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà được tách ra thành những điều luật độc lập để bảo đảm nguyên tắc phân hóa TNHS với các mức chế tài khác nhau.

Hình phạt áp dụng đối với người phạm các tội về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT ở các nước cũng rất phong phú. Đây là nhóm tội xâm phạm tới hoạt động quản lý của Nhà nước, có một số quốc gia coi là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nên thơng thường hình phạt được quy định trong Luật hình sự cũng có tính răn đe cao. Trong Luật hình sự các nước trên thế giới, hình phạt tù có thời hạn được quy định phổ biến nhất, nhiều nước cho phép áp dụng hình phạt tử hình đối với người thực hiện hành vi phạm tội, hình phạt bổ sung (đặc biệt là phạt tiền và tịch thu tài sản) được áp dụng khá phổ biến. Thơng qua hệ thống hình phạt của các tội phạm này có thể nhận thấy sự đa dạng trong đánh giá về mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội này đối với xã hội của các nhà lập pháp cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của chế định này trong Luật hình sự các quốc gia.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, bằng phương pháp tiếp cận có hệ thống những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý, luận văn đã phân tích và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau đây: đưa ra khái niệm các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT; phân tích đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong Luật hình sự Việt Nam; đồng thời, hệ thống hóa một cách khái quát các chế định có liên quan đến tội phạm này trước khi có BLHS năm 1999 tại Việt Nam và pháp luật hình sự có liên quan của một số nước trên thế giới.

Những vấn đề nêu trên đã được xây dựng trên cơ sở khái quát lý luận và tham khảo có chọn lọc cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố về tội phạm liên quan đến vũ khí, VLN, CCHT. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quy định tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT có ý nghĩa rất quan trọng, tác động đến việc đấu tranh phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã hội ở nước ta.

Đây chính là những tiền đề lý luận có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT được trình bày tại chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 36 - 43)