các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ
Việc tìm hiểu và đánh giá đúng các quy định của BLHS về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT theo quy định của BLHS năm 1999 có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, qua đó, tạo cơ sở vững chắc để đánh giá tính chất, mức độ thực hiện tội phạm và là cơ sở để truy cứu TNHS cũng như buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã kế thừa và phát triển từ những nội dung liên quan đến tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT trong lịch sử lập pháp cũng như trong Luật hình sự của một số nước trên thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống đối với loại tội phạm này.
Quy định của BLHS hiện hành về các tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT vẫn còn gặp một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, đặt ra yêu cầu đối với nhà làm luật là phải nghiên cứu, sửa đổi cho
phù hợp nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế, cũng như sự thống nhất về lơgíc pháp lý và sự chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp hình sự. Cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể, chính xác để các cơ quan áp dụng pháp luật có thể áp dụng thống nhất, hiệu quả hơn. Trong đó, một số vướng mắc thường gặp cần được tháo gỡ tập trung chủ yếu vào việc xác định chính xác các dấu hiệu định tội của tội phạm, về phạm vi đối tượng tác động của tội phạm... Để góp phần hồn thiện quy định của BLHS về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT, thơng qua việc phân tích các vướng mắc về lý luận cũng như những tồn tại trong thực tiễn áp dụng đã đề cập ở chương 2, chúng tơi xin có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, cần sửa đổi những quy định của Điều 230, Điều 232, Điều 233 BLHS năm 1999 theo các hướng sau đây:
- Cần quy định hành vi cướp VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là tình tiết định khung tăng nặng ở khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999. Bởi đây là hành vi có tính nguy hiểm cao hơn rõ rệt so với các hành vi chiếm đoạt khác như trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm… Mặt khác, người phạm tội sau khi chiếm đoạt các tài sản đặc thù có sự quản lý của Nhà nước thì có khả năng thực hiện các tội phạm khác như xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác… thì mức hình phạt áp dụng cũng phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó, mức hình phạt áp dụng cho các hành vi cướp VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT phải cao hơn mức hình phạt áp dụng cho các hành vi cướp tài sản thơng thường khác.
- Cần bổ sung thêm tình tiết "vật phạm pháp có giá trị lớn" vào điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999; "vật phạm pháp có giá trị rất lớn" vào điểm a khoản 3 Điều 230, Điều 232 BLHS năm 1999; "vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn" vào điểm a khoản 4 Điều 230, Điều 232 BLHS năm 1999. Điều này sẽ giải quyết được vướng mắc trong trường hợp phạm tội
với số lượng lớn nhưng giá trị lại nhỏ và ngược lại, bảo đảm tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được xử lý tương xứng bằng hình phạt quy định trong điều luật.
- Để thể hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN của pháp luật hình sự Việt Nam và động viên mọi người tự nguyện giao nộp VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT nếu họ đang tàng trữ, BLHS cần quy định tình tiết người tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thơ sơ, cơng cụ hỗ trợ mà chưa gây hậu quả, tự nguyện giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền là tình tiết định khung giảm nhẹ của tội phạm quy định tại các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999. Yếu tố này nên được quy định thành một khoản riêng biệt trong điều luật với hình phạt nhẹ hơn quy định của cấu thành tội phạm cơ bản.
Thứ hai, khi Bộ luật hình sự chưa có những sửa đổi cần thiết về các tội phạm nêu trên thì các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng hoặc tiếp tục hướng dẫn áp dụng pháp luật một cách thống nhất theo những hướng sau đây:
- Sớm ban hành thông tư liên tịch mới thay thế Thông tư liên ngành số 01/TTLN để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong việc xử lý tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT theo BLHS năm 1999.
- Cần tiếp tục bổ sung hướng dẫn thêm về số lượng các loại VKQD để làm căn cứ định khung hình phạt. Mặt khác, phải có hướng dẫn về số lượng các loại phương tiện KTQS để làm căn cứ truy cứu TNHS đối với người thực hiện các hành vi phạm tội và xác định khung hình phạt cụ thể. Trên thực tế, khi áp dụng tình tiết định khung tăng nặng: "Vật phạm pháp có số lượng lớn", "vật phạm pháp có số lượng rất lớn", "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn" thì khơng thể chỉ dựa vào con số một cách đơn thuần mà còn phải căn cứ vào giá trị sử dụng, tính năng tác dụng, tầm quan trọng của các loại VKQD, phương tiện KTQS khác nhau.
- Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể và đầy đủ số lượng của từng loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để làm căn cứ truy cứu TNHS và thực tế cũng không thể nào liệt kê hết số lượng tất cả các loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thì việc hướng dẫn cần dựa trên giá trị của từng loại đối tượng để làm căn cứ truy cứu TNHS theo từng khoản của các điều 230, 232 và Điều 233 BLHS năm 1999.
Ví dụ:
"Vật phạm pháp có giá trị từ... đồng đến... đồng... Vật phạm pháp có giá trị từ... đồng đến... đồng... Vật phạm pháp có giá trị từ... đồng đến... đồng..."
- Cần có hướng dẫn chung, bao quát các trường hợp phạm tội "gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm d khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 và tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 các điều 230, 232 BLHS năm 1999.
- Bên cạnh đó, để phù hợp với quy định của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự như VKQD, đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, tránh tình trạng bỏ lọt hoặc không thể xử lý hình sự đối với nhiều hành vi phạm tội liên quan đến các loại vũ khí nêu trên, chúng tơi kiến nghị bổ sung trong quy định của BLHS năm 1999 như sau:
Bổ sung "Điều 230a. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", cụ thể như sau: "Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt...".
Đồng thời, kiến nghị sửa đổi Điều 233 BLHS năm 1999 như sau: "Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao, cơng cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự", cụ thể như sau: " Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao, cơng cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt...".
- Kiến nghị sửa đổi mức phạt tiền trong hình phạt bổ sung hiện được quy định tại khoản 5 các điều 230, 232 và khoản 3 Điều 233 BLHS năm 1999. Theo quy định hiện nay, người thực hiện hành vi phạm tội chỉ có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với mức phạt từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng; mức phạt tiền tối đa đến năm mươi triệu đồng như trên là chưa đủ tính răn đe. Theo chúng tơi, có thể quy định mức tối đa của hình phạt tiền lên đến một tỷ đồng, điều này sẽ có tác dụng lớn về sự nghiêm khắc, tính răn đe các đối tượng phạm tội; qua đó, bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trên thực tế.
- Kiến nghị hoàn thiện dấu hiệu định khung "tái phạm nguy hiểm" quy định tại điểm đ khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999, qua đó đồng thời kiến nghị sửa đổi Điều 49 BLHS năm 1999 về "Tái phạm, tái phạm nguy hiểm". Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý. Như vậy, tái phạm nguy hiểm theo BLHS năm 1999 có đặc điểm sau:
+ Đã hai lần phạm tội đều là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; hoặc một trong hai lần đó là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, trong đó có một lần bị kết án.
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý, khơng phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng
hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Trên thực tế xảy ra một số trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu tái phạm nguy hiểm nhưng việc áp dụng căn cứ này cho thấy sự chưa hợp lý trong quy định của BLHS. Ví dụ: Một người nếu lần thứ nhất đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một tội do vơ ý, lần hai bị kết án về tội rất nghiêm trọng do vô ý, lần ba phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý thì bị coi là tái phạm nguy hiểm do điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999 quy định "Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý". Tuy nhiên, trường hợp nếu một người lần một bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xóa án tích, lần hai cũng phạm tội ít nghiêm trọng hoặc thậm chí tội nghiêm trọng do cố ý thì lại khơng bị coi là tái phạm nguy hiểm. Rõ ràng chúng ta thấy người này đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cao hơn rất nhiều so với hai lần phạm tội vô ý ở trường hợp nêu trên nhưng TNHS lại nhẹ hơn, đó là một điều bất hợp lý. Theo chúng tôi, quy định về tái phạm nguy hiểm phải sửa đổi theo hướng nếu các lần bị kết án trước đều là tội thực hiện do vơ ý thì khơng tính làm căn cứ tái phạm nguy hiểm mới là hợp lý.
Ngoài ra, với việc áp dụng khái niệm "tái phạm nguy hiểm" như hiện nay thì một số trường hợp khơng áp dụng được tình tiết này trong khi bị can liên tục phạm tội. Ví dụ: A phạm tội, án xử chưa có hiệu lực lại tiếp tục phạm tội rất nghiêm trọng, lại tiếp tục xử và lại tiếp tục phạm tội. Do bản án trước chưa có hiệu lực nên khơng thể áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm được. Đây là một lỗ hổng cần thiết phải có sự sửa đổi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơng tác áp dụng pháp luật nói chung và trong các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT nói riêng.
- Một khía cạnh khác của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử, chúng ta có thể nhận thấy hình phạt chung thân khơng được áp dụng. Do đó, để bảo đảm hiệu quả của áp dụng hình phạt, xử lý hành vi phạm tội tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, bảo đảm nguyên tắc công bằng và vẫn giúp người phạm tội có cơ hội ăn năn hối cải, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành một cơng dân tốt, có thể đóng góp cho xã hội nên chăng nghiên cứu bỏ hình phạt chung thân quy định trong các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN. Bên cạnh đó, BLHS có thể bổ sung quy định đối với những trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn nhưng không cho được hưởng quyền đặc xá, đại xá…
- Theo quy định hiện hành, tình tiết "phạm tội nhiều lần" không được quy định trực tiếp trong các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng mà chỉ được xem xét với tính chất là tình tiết tăng nặng TNHS nếu hành vi phạm tội liên quan đến VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại Điều 48 BLHS năm 1999, vì vậy, có trường hợp bị cáo phạm tội nhiều lần nhưng khơng thể áp dụng tình tiết này tương ứng với dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt để quyết định hình phạt.
Phạm tội nhiều lần thể hiện sự nguy hiểm của người phạm tội cho xã hội, phạm tội nhiều lần để lại hậu quả lớn hơn cho xã hội so với những trường hợp thông thường, thể hiện sự thiếu hiệu quả trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Các hành vi liên quan đến mua bán, sử dụng trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT trên thực tế thường được các đối tượng phạm tội thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần. Do đó, việc đưa tình tiết này trở thành một dấu hiệu định khung là cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ hơn hiệu quả của sự phân hóa TNHS, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Trong BLHS năm 1999, tình tiết "Phạm tội nhiều lần" là tình tiết định khung hình
phạt quy định trong rất nhiều tội cụ thể như: điểm c khoản 1 Điều 104 về "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác"; điểm d khoản 2 Điều 111 về "Tội hiếp dâm"; điểm c khoản 3 Điều 112 về "Tội hiếp dâm trẻ em"... Việc dấu hiệu "phạm tội nhiều lần" được quy định trong rất nhiều điều luật đã thể hiện sự quan trọng và cần thiết phải có quy định này.
Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản