Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về vấn đề phòng, chống tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 111 - 115)

về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ

Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, thực trạng tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định của thế giới, khu vực và Việt Nam, vấn đề trên ảnh hướng nhiều tới quá trình phát triển của các quốc gia, buộc các nước phải có sự hợp tác để cùng nhau thực hiện phịng chống tội phạm có hiệu quả. Để đẩy mạnh được hoạt động này, chúng ta cần thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu sau đây:

- Tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng giềng có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và phát triển của nước ta. Không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi trong các nước, góp phần tạo mơi trường hịa bình, ổn định, tạo thế có lợi góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế... Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của

các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

- Tranh thủ được các kinh nghiệm và thành tựu, các phương tiện kỹ thuật hiện đại của thế giới để bảo vệ an ninh, trật tự thông qua hoạt động phòng ngừa và chống loại tội phạm liên quan đến VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT; đồng thời tạo thành một thế trận, một môi trường an ninh, trật tự ổn định để phát triển kinh tế đất nước.

- Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên INTERPOL, ASEANAPOL, các nước láng giềng về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là các loại tội phạm về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT. Tiến hành phối hợp, trao đổi thông tin về các loại tội phạm quốc tế, các thông tin nghiệp vụ liên quan đến đối tượng, phương thức, thủ đoạn, đường dây hoạt động của các băng tội phạm quốc tế về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà tất cả các bên đều quan tâm, nhằm mục đích bảo vệ hịa bình, ổn định và phát triển. Thúc đẩy việc ký kết các Hiệp định song phương giữa các nước về dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự, chuyển giao phạm nhân quốc tế, nhằm làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành pháp phối hợp có hiệu quả các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự mà các bên quan tâm. Phối hợp và chuyển giao, tiếp nhận kịp thời các thông tin về tội phạm, phối hợp các biện pháp cụ thể để phát hiện, điều tra các tội phạm có liên quan, góp phần bảo vệ an ninh đất nước.

- Cần tiếp tục hồn thiện tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ làm cơng tác phịng, chống tội phạm có yếu tố nước ngồi. Tăng cường trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kinh nghiệm trong đối ngoại, đặc biệt là kiến thức về pháp luật quốc tế, kỹ năng sử dụng các loại phương tiện máy móc cùng với việc trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ việc giải quyết các vấn đề về tội phạm mang tính quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cho thấy còn nhiều bất cập. Thực tiễn tình hình tội phạm này có diễn biến hết sức phức tạp, các đối tượng phạm tội ngày càng trở nên liều lĩnh, manh động, sẵn sàng sử dụng vũ khí, VLN, cơng cụ có khả năng sát thương cao để thực hiện tội phạm. Thực trạng này đã gây mất an ninh trật tự, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Vì vậy, việc hệ thống hóa lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số dự báo, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm này được nêu trong luận văn là rất cần thiết.

Trên cơ sở khái quát lý luận và đánh giá tình hình thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ những nội dung sau đây:

1. Phân tích, đưa ra khái niệm các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT; phân tích đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong Luật hình sự Việt Nam; đồng thời, hệ thống hóa một cách khái quát các chế định có liên quan đến tội phạm này trước khi có BLHS năm 1999 tại Việt Nam và pháp luật hình sự có liên quan của một số nước trên thế giới.

2. Phân tích làm rõ các dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt, đánh giá tình hình tội phạm, thực tiễn áp dụng, nhận xét về kết quả đạt được và những tồn tại, thiếu sót trong cơng tác giải quyết vụ án về tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trên.

3. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của BLHS

Việt Nam về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT, gồm các giải pháp như: hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam; tăng cường cơng tác hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự; nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân và năng lực, trình độ chun mơn và ý thức trách nhiệm của cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp; tăng cường quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan; các giải pháp về cơng tác quản lý vũ khí, VLN, CCHT; tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề phòng, chống tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT.

Những vấn đề được đưa ra và giải quyết trong luận văn mặc dù chưa thực sự đầy đủ, song với các kết quả đã đạt được, luận văn có thể đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tham khảo để tiếp tục hoàn thiện lý luận, pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm nêu trên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ (Trang 111 - 115)