2.1.2.1. Hành vi khách quan
Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau đây: - Chế tạo trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT; đây là hành vi làm ra các loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT dưới bất kỳ hình thức nào mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Theo đó, hành vi chế tạo bao gồm làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT này thành VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT khác cũng có tính năng, tác dụng tương tự.
Thực tiễn xét xử cho thấy loại hành vi làm mới hồn tồn ít xảy ra vì việc chế tạo ra vũ khí mà là VKQD khơng phải là việc làm đơn giản, phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại; có chăng chỉ chế tạo ra các loại vũ khí thơ sơ, súng săn, vũ khí thể thao bằng phương pháp thủ cơng. Tuy nhiên, nhà làm luật quy định hành vi chế tạo này khơng thừa vì cũng có thể có trường hợp lợi dụng việc được phép chế tạo VKQD mà chế tạo thêm đem trao đổi, buôn bán hoặc cung cấp cho những người mà mình quan tâm nhằm mục đích trục lợi hoặc vì động cơ khác.
- Tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT; đây là hành vi cất giữ bất hợp pháp VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT ở bất cứ nơi nào như: trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách... mà khơng nhằm mục đích khác như mua bán hay chế tạo trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Nguồn gốc VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà người phạm tội tàng trữ không kể do nguồn gốc nào mà có như: được tặng, cho, đào được, nhặt được... Tuy nhiên, nếu người phạm tội cất giấu VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là vật chứng của vụ án nhằm che giấu tội phạm thì tùy trường hợp có thể bị truy cứu TNHS về một trong các tội tàng trữ VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT và tội che giấu tội phạm (nếu các hành vi trên khơng nhằm mục đích để thực hiện tội phạm mà chỉ che giấu cho người khác).
Thời gian cất giữ dài hay ngắn khơng có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT hay khơng.
Ví dụ: Nguyễn Văn M bị bắt quả tang đang giao một khẩu súng K54 cho Bùi Thanh H, nhưng khơng có căn cứ xác định H là người mua khẩu súng này, cịn M thì khai rằng M được một người thuê vận chuyển khẩu súng K54 giao cho H cịn H có phải là người mua súng hay khơng thì M khơng biết. Mặc dù H vừa nhận khẩu súng K54 từ tay M và khơng có căn cứ xác định H mua khẩu súng này, nhưng hành vi của Bùi Thanh H vẫn bị coi là hành vi tàng trữ trái phép VKQD.
Nếu tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép và có sự chấp nhận mục đích phạm tội của nhau thì hành vi cất giữ không phải là hành vi tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT và bị truy cứu TNHS về một trong các tội mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ).
- Vận chuyển trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác... bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều khơng nhằm mục đích mua bán.
Như vậy, khái niệm vận chuyển trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT được dùng ở đây có nội hàm rộng hơn khái niệm vận chuyển hàng hóa thơng thường. Vận chuyển trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT có thể giống với vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác có một cự ly nhất định nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một khơng gian chật hẹp.
Nếu vận chuyển VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán, chấp nhận mục đích phạm tội của nhau mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển đó bị truy cứu TNHS về một trong các tội mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT với vai trò giúp sức.
- Sử dụng trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là dùng VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT vào mục đích mà người sử dụng quan tâm như: dùng súng để săn bắt thú rừng, dùng lựu đạn để đánh cá dưới sông, dùng máy bộ đàm để liên lạc với người thân, dùng xe quân sự để chở hàng thuê… Nếu hành vi sử dụng trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt của một tội phạm khác thì khơng bị truy cứu TNHS về một trong các tội sử dụng trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT.
- Mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là bán hay mua để bán lại; vận chuyển VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra
VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để bán lại trái phép; hoặc dùng VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT khác.
Khi xác định hành vi mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Vũ khí quân dụng, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà người phạm tội có để bán cho người khác khơng phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có.
+ Trong trường hợp khơng chứng minh được mục đích mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thì tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "tàng trữ trái phép vật liệu nổ", "tàng trữ trái phép vũ khí thơ sơ hoặc công cụ hỗ trợ" hay tội "vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "vận chuyển trái phép vật liệu nổ", "vận chuyển trái phép vũ khí thơ sơ hoặc công cụ hỗ trợ" hoặc "tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ", "tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thơ sơ hoặc công cụ hỗ trợ".
+ Trong trường hợp người phạm tội vừa có hành vi chế tạo và kèm theo các hành vi khác như tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thì tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là "tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ", "tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ"; "vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ", "vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ"… hay tội danh đầy đủ là "tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt vật liệu nổ", "tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ".
- Chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là hành vi cướp, cưỡng đoạt, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, tham ô VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT...
Hành vi chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT ngay trước, trong khi thực hiện thủ đoạn phạm tội. Cũng được coi là chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT nếu người được trang bị VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để huấn luyện, chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác, khi xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ việc mà không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước [26, tr. 82].
Nếu người phạm tội khơng có ý thức chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT hoặc không chứng minh được ý thức chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt được tài sản mới biết trong tài sản cịn có VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT nhưng vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì khơng bị coi là hành vi chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT, mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu TNHS về tội chiếm đoạt tài sản (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản...) và một trong các tội tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT.
Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản người phạm tội mới biết trong tài sản có VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT và đem nộp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khơng coi là hành vi chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà chỉ bị coi là chiếm đoạt tài sản [18, tr. 83]. Tuy nhiên, nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT nhưng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt thì lại khơng có VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà chỉ có tài sản thì người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về một trong các tội chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT (ở giai đoạn phạm tội chưa đạt). Nếu người phạm tội khơng có mục đích rõ rệt là sẽ chiếm đoạt cái gì (cái gì cũng được) nhưng khi chiếm đoạt lại là VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thì vẫn bị truy cứu TNHS về một trong các tội chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT.
- Khi định tội đối với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cần chú ý:
+ Nếu người phạm tội thực hiện tất cả các hành vi quy định tại điều luật thì định tội danh đầy đủ là tội "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự", "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt vật liệu nổ", "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ"; nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi quy định trong điều luật thì chỉ định tội theo hành vi mà họ đã thực hiện.
Ngoài ra, đối với các vụ án liên quan đến VLN cần hết sức chú ý khi xác định đối tượng tác động của tội phạm ở chỗ nếu VLN là VLN quân dụng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về tội "chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng", chỉ VLN công nghiệp mới là đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 232 BLHS năm 1999. Việc quản lý, sử dụng VLN công nghiệp được thực hiện theo
Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 (được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12/7/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và các văn bản dưới luật có liên quan.
2.1.2.2. Hậu quả
Hậu quả của hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp, người phạm tội bị truy cứu TNHS theo các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong các điều luật tương ứng.
2.1.2.3. Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi khách quan, đối với các tội phạm này nhà làm luật quy định một dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT phải là hành vi trái phép thì mới cấu thành tội phạm, nếu việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT được phép thì khơng thuộc trường hợp phạm tội quy định tại các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999.